- Tham gia
- 19/12/2009
- Bài viết
- 969
Thi xong kì thi cuối năm làm không ít bạn HS tự cho phép mình “gác bút nghiên” để xả hơi. Nhưng thật không tốt chút nào khi các bạn giải trí bằng cách tàn phá sách vở mà mình đã bỏ công giữ gìn cả năm học.
Giữ cả năm “tàn phá” một giờ…
Cứ thử nhớ lại những ngày đầu năm học, từ quyển vở, bao bìa đến từng nét chữ trên tờ giấy nhãn cũng được bạn chăm chút một cách tỉ mỉ, thế mà giờ đây chỉ có vài cuốn là còn “hơi” nguyên vẹn. Cuối năm, học sinh lên lớp thường rất rảnh rỗi vì đã kết thúc hầu hết các môn học. Nếu có vào lớp thì cũng chỉ có mặt cho đông đủ để khỏi phải bị trừ điểm hạnh kiểm hay chờ nghe biết điểm thi mà thôi. Và để “vui cho qua giờ”, họ sẵn sàng tận dụng từng trang giấy trắng còn dư trong vở để chơi carô, oẳn tù tì cứu công chúa… hay chỉ cần vẽ bậy bạ cho đỡ chán. Những kiến thức đã ghi chép từng ngày trên bục giảng giờ chỉ như tờ giấy vụn không hơn không kém, thậm chí có bạn còn phát biểu “phải chi lúc đi học viết ít ít lại thì giờ còn nhiều giấy để… chơi carô rồi!”.
Q.T (học sinh lớp 11 trường N) vui vẻ khoe cuốn vở một môn học chỉ ghi có vài trang đầu còn phần sau thì dày đặc các kí tự O, X và các dấu khoach tròn nguệch ngoạc, T bảo đây là kết quả trong hai ngày chinh chiến với thằng bạn để có những chầu nước mía sau giờ học. M. Đ (bạn cùng lớp với T) thì đang hí hửng bứt vở để... xếp máy bay phóng chơi. Những tiết không có cô giáo còn loạn hơn bởi những trò rượt bắt nhau trên bàn ghế, thậm chí giẫm cả lên tập vở và dùng sách để ném nhau… và kết quả là không ít sách sứt bìa, vở lem luốc, sàn lớp thì đầy giấy vụn nhưng hình như chẳng ai còn để ý đến những việc nhỏ nhặt ấy nữa.
Với cô bạn N.L (học sinh lớp 10 trường T) thì lại có thú vui khác, những lúc rỗi cô bạn lại lôi hộp màu thủ sẵn trong cặp ra và bắt đầu “trang trí lại” những trang của mình. Chỗ nào có hình minh họa là L hí hoáy tô màu, thêm vài câu chữ vào cho sinh động rồi đưa cho các bạn xem để cùng cười. Nhiều bạn còn mạnh tay vẽ nhiều hình “không mấy văn hóa” vào sách, vở của mình chỉ để mua vui với bạn bè. Không biết các bạn í có cảm thấy day dứt vì đã chà đạp lên những cố gắng, công sức của mình đã bỏ ra trên từng tờ giấy trắng trong suốt cả năm học hay không nữa?
Đừng đối xử tệ với sách vở của chúng ta thế này, bạn nhé! (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân và kết quả
Không phải họ “không tiếc” sách vở mà là “tiếc làm gì khi năm sau đâu có học nữa?”, Đa số học sinh đều cho rằng “học mỗi năm một khác” nên chẳng cần giữ sách vở cũ năm rồi làm gì, huống hồ vở trắng còn nhiều vứt thì tiếc thôi thì "tận dụng làm bàn cờ carô cũng là cách giải quyết triệt để nhất thời" - M (học sinh trường L) thẳng thắn. Quả thật với con một như M thì việc mua một, hai bộ sách một năm học là chuyện bình thường, khi học xong thì cũng chẳng cần giữ gìn làm gì vì đâu phải nhường lại cho em út.
T.D (học sinh trường N) thì tuy em D chỉ kém D một lớp nhưng sách vở cũ của D sau mỗi năm học đều cho hàng xóm vì em D không chịu học lại vở cũ của chị mà cứ đòi mẹ mua bộ sách mới. Còn D thì không thích mẹ cho nhỏ hàng xóm sách cũ của mình nên cứ vô tư mà xé, mà vẽ vào.
Thế nhưng các teen của chúng ta không biết rằng với hành động ấy sẽ nhanh chóng biến chúng ta thành những con người thiếu ý thức trong việc học tập, từng chữ viết ra cũng dễ như xé đi sao? Đ.V(học sinh trường P) từng lâm vào cảnh chẳng biết tìm đâu ra bài vở cũ để ôn thi lại môn Sử vì chưa tới ngày thi T đã quăng vở đâu mất, hỏi mượn bạn bè thì chẳng ai còn giữ vở năm cũ nữa.
Dù cũ nhưng vẫn quý…
Những quyển sách cũ không phải mất đi giá trị của nó mà vì nó mất đi giá trị trong lòng của chúng ta. Dù nó hết giá trị sử dụng của bạn nhưng tin chắc vẫn còn rất nhiều người cần đến nó, vậy tại sao ta không đem nó tặng cho những học sinh nghèo, những người nhận thấy được giá trị của quyển sách. Thay vì tạo hình ảnh xấu xí về việc “thiếu ý thức giữ gìn sách vở” trong mắt mọi người, chúng ta hãy tạo cho mình một hình tượng đẹp bằng việc chia sẻ sách cũ mình cho những người thật sự cần nó.
Các bạn có thể đến các trung tâm hỗ trợ người nghèo để kí gửi bộ sách của mình và nhiều đồ dùng học tập, đồng phục cũ khác để giúp đỡ những học sinh khó khăn trong cả nước. Còn những trang vở trắng còn thừa, các bạn có thể tách chúng ra (nhưng nhớ bấm lại cẩn thận các trang đã viết) và đóng thành những quyển sổ tay hoặc dùng để ghi chép vào năm học sau. Nếu cần phải xem lại kiến thức cũ thì chẳng có gì phải khó khăn phải không nào?
Kết thúc một năm học mệt nhọc để có được một kì nghỉ hè thoải mái sắp tới, thay vì “tàn phá” sách vở để giải trí chúng ta có thể dành thời gian để bàn về những chuyến đi thú vị đổi gió trong hè này. Và nên nhớ rằng, sách vở là tài sản quý báu của mỗi học sinh, hãy tôn trọng nó như tôn trọng chính trách nhiệm học tập của mình, bạn nhé!
Các bạn có thể thu gom sách vở để quyên góp, ko thì đóng gói và cất vào 1 góc, khi nào quên thì có cái xem lại .
Giữ cả năm “tàn phá” một giờ…
Cứ thử nhớ lại những ngày đầu năm học, từ quyển vở, bao bìa đến từng nét chữ trên tờ giấy nhãn cũng được bạn chăm chút một cách tỉ mỉ, thế mà giờ đây chỉ có vài cuốn là còn “hơi” nguyên vẹn. Cuối năm, học sinh lên lớp thường rất rảnh rỗi vì đã kết thúc hầu hết các môn học. Nếu có vào lớp thì cũng chỉ có mặt cho đông đủ để khỏi phải bị trừ điểm hạnh kiểm hay chờ nghe biết điểm thi mà thôi. Và để “vui cho qua giờ”, họ sẵn sàng tận dụng từng trang giấy trắng còn dư trong vở để chơi carô, oẳn tù tì cứu công chúa… hay chỉ cần vẽ bậy bạ cho đỡ chán. Những kiến thức đã ghi chép từng ngày trên bục giảng giờ chỉ như tờ giấy vụn không hơn không kém, thậm chí có bạn còn phát biểu “phải chi lúc đi học viết ít ít lại thì giờ còn nhiều giấy để… chơi carô rồi!”.
Q.T (học sinh lớp 11 trường N) vui vẻ khoe cuốn vở một môn học chỉ ghi có vài trang đầu còn phần sau thì dày đặc các kí tự O, X và các dấu khoach tròn nguệch ngoạc, T bảo đây là kết quả trong hai ngày chinh chiến với thằng bạn để có những chầu nước mía sau giờ học. M. Đ (bạn cùng lớp với T) thì đang hí hửng bứt vở để... xếp máy bay phóng chơi. Những tiết không có cô giáo còn loạn hơn bởi những trò rượt bắt nhau trên bàn ghế, thậm chí giẫm cả lên tập vở và dùng sách để ném nhau… và kết quả là không ít sách sứt bìa, vở lem luốc, sàn lớp thì đầy giấy vụn nhưng hình như chẳng ai còn để ý đến những việc nhỏ nhặt ấy nữa.
Với cô bạn N.L (học sinh lớp 10 trường T) thì lại có thú vui khác, những lúc rỗi cô bạn lại lôi hộp màu thủ sẵn trong cặp ra và bắt đầu “trang trí lại” những trang của mình. Chỗ nào có hình minh họa là L hí hoáy tô màu, thêm vài câu chữ vào cho sinh động rồi đưa cho các bạn xem để cùng cười. Nhiều bạn còn mạnh tay vẽ nhiều hình “không mấy văn hóa” vào sách, vở của mình chỉ để mua vui với bạn bè. Không biết các bạn í có cảm thấy day dứt vì đã chà đạp lên những cố gắng, công sức của mình đã bỏ ra trên từng tờ giấy trắng trong suốt cả năm học hay không nữa?
Đừng đối xử tệ với sách vở của chúng ta thế này, bạn nhé! (Ảnh minh họa)
Không phải họ “không tiếc” sách vở mà là “tiếc làm gì khi năm sau đâu có học nữa?”, Đa số học sinh đều cho rằng “học mỗi năm một khác” nên chẳng cần giữ sách vở cũ năm rồi làm gì, huống hồ vở trắng còn nhiều vứt thì tiếc thôi thì "tận dụng làm bàn cờ carô cũng là cách giải quyết triệt để nhất thời" - M (học sinh trường L) thẳng thắn. Quả thật với con một như M thì việc mua một, hai bộ sách một năm học là chuyện bình thường, khi học xong thì cũng chẳng cần giữ gìn làm gì vì đâu phải nhường lại cho em út.
T.D (học sinh trường N) thì tuy em D chỉ kém D một lớp nhưng sách vở cũ của D sau mỗi năm học đều cho hàng xóm vì em D không chịu học lại vở cũ của chị mà cứ đòi mẹ mua bộ sách mới. Còn D thì không thích mẹ cho nhỏ hàng xóm sách cũ của mình nên cứ vô tư mà xé, mà vẽ vào.
Thế nhưng các teen của chúng ta không biết rằng với hành động ấy sẽ nhanh chóng biến chúng ta thành những con người thiếu ý thức trong việc học tập, từng chữ viết ra cũng dễ như xé đi sao? Đ.V(học sinh trường P) từng lâm vào cảnh chẳng biết tìm đâu ra bài vở cũ để ôn thi lại môn Sử vì chưa tới ngày thi T đã quăng vở đâu mất, hỏi mượn bạn bè thì chẳng ai còn giữ vở năm cũ nữa.
Dù cũ nhưng vẫn quý…
Những quyển sách cũ không phải mất đi giá trị của nó mà vì nó mất đi giá trị trong lòng của chúng ta. Dù nó hết giá trị sử dụng của bạn nhưng tin chắc vẫn còn rất nhiều người cần đến nó, vậy tại sao ta không đem nó tặng cho những học sinh nghèo, những người nhận thấy được giá trị của quyển sách. Thay vì tạo hình ảnh xấu xí về việc “thiếu ý thức giữ gìn sách vở” trong mắt mọi người, chúng ta hãy tạo cho mình một hình tượng đẹp bằng việc chia sẻ sách cũ mình cho những người thật sự cần nó.
Các bạn có thể đến các trung tâm hỗ trợ người nghèo để kí gửi bộ sách của mình và nhiều đồ dùng học tập, đồng phục cũ khác để giúp đỡ những học sinh khó khăn trong cả nước. Còn những trang vở trắng còn thừa, các bạn có thể tách chúng ra (nhưng nhớ bấm lại cẩn thận các trang đã viết) và đóng thành những quyển sổ tay hoặc dùng để ghi chép vào năm học sau. Nếu cần phải xem lại kiến thức cũ thì chẳng có gì phải khó khăn phải không nào?
Kết thúc một năm học mệt nhọc để có được một kì nghỉ hè thoải mái sắp tới, thay vì “tàn phá” sách vở để giải trí chúng ta có thể dành thời gian để bàn về những chuyến đi thú vị đổi gió trong hè này. Và nên nhớ rằng, sách vở là tài sản quý báu của mỗi học sinh, hãy tôn trọng nó như tôn trọng chính trách nhiệm học tập của mình, bạn nhé!
Các bạn có thể thu gom sách vở để quyên góp, ko thì đóng gói và cất vào 1 góc, khi nào quên thì có cái xem lại .
Hiệu chỉnh bởi quản lý: