Hoàn Cuối mùa

Đào mũm mĩm

Let it go! Let it go...
Tham gia
2/2/2018
Bài viết
42
Title: Cuối mùa

Author: Đào mũm mĩm

Summary:

Thời gian trôi lặng lẽ như những cơn gió buổi ban mai. Nhưng gió đến rồi đi, không để lại chút gì để nhớ. Còn thời gian, nó ghi dấu thật nhiều ký ức … Mùi nắng mới như phảng phất đâu đây, phảng phất trong những yêu thương, những kỷ niệm …

~~~~ Cuối mùa ~~~~

hinh-nen-mua-thu-cho-may-tinh0-jpg.25521

Những giọt nắng đầu hè, cuối xuân rơi trên tập, bút, trên những sợi tóc đen nhánh của các em, trông lẻ loi đến lạ.


“Tùng!”


“Dừng bút, các em!” - Tiếng cô giáo coi thi vang lên trong sự yên tĩnh của lớp. “Nộp bài! Nào … Nộp bài!”


Cô đi vòng quanh lớp, thu những tờ bài thi của các em, lúc này đã dày đặc chữ. Cô cầm những tờ bài thi thật chặt, như muốn ôm chúng vào lòng, như không muốn rời xa … Đây là lần cuối cùng cô được thu lại những tờ kiểm tra của các em, là lần cuối cùng ...


Cô là một giáo viên giỏi của trường, một nhà giáo mẫu mực đã đào tạo biết bao thế hệ học trò trong ngôi trường tiểu học xinh xắn này đây. Thời gian trôi lặng lẽ như những cơn gió nhẹ buổi ban mai, chúng ghi dấu biết bao kỷ niệm của cô dưới mái trường tiểu học thân thiện này.


Thời gian trôi …


Trôi từng phút, từng giây …


Cô đã đến bên kia cuộc đời. Đã đi hết quá nửa con đường cô phải đi. Và cũng đã đến lúc, cô phải xa nơi mà cô đã công tác hơn ba mươi năm.


Về hưu.


Cô chưa từng hiểu rõ cái động từ đó. Mặc dù cô đã dạy môn Tiếng Việt cho bao nhiêu thế hệ “sinh viên” lớp năm.


Bây giờ cô mới hiểu rằng, về hưu có nghĩa là xa học trò, xa đồng nghiệp. Xa cả cây bàng nơi cô thường đứng hóng mát trong mỗi mùa hè. Xa cả bãi sân đầy nắng, xa cả mảnh vườn nhỏ toàn hoa nép mình trong một góc sân trường.


Còn nhớ ngày nào cô mới bước vào trường lần đầu tiên. Cô thật bỡ ngỡ với ngôi trường nổi tiếng là dạy giỏi, mà trông thật nhã nhặn, thật dịu dàng. Trông ngôi trường không có gì là quá nổi bật: Tường quét sơn vàng, trong sân trồng mấy cây bàng, lá xanh mơn mởn. Nắng vàng chiếu xuyên qua lá, tạo nên những mảnh ánh sáng màu ngọc bích. Cô đi vào phòng giáo viên …


Còn nhớ tiết đầu cô giảng. Cô đã được phân công chủ nhiệm lớp Năm B, thay thế cho chủ nhiệm cũ là đồng chí Hòa đã về hưu. Tiết đầu tiên, tiết Luyện từ và câu. Cô trìu mến ngắm nhìn những đứa trẻ sẽ theo cô một học kỳ rưỡi, cho đến khi hoàn toàn tạm biệt ngôi trường.


Những nét chữ thon thon, thanh mảnh của các đồng nghiệp trong cuốn sổ nhận xét cứ mãi trong trái tim cô. Cô đọc lướt qua những phần ghi chép, nhận xét của các đồng chí khác trong những tiết học trước và cô bật cười. A, thì ra cái lớp này cũng không ngoan hiền như cô tưởng …


Thế mà đã hơn hai mươi năm trời rồi đấy. Cô vẫn mãi không quên cái khóa thứ mười tám kia, cái khóa đã để lại trong cô bao nhiêu kỷ niệm.


Còn nhớ ngày đó cô cưới. Cô mời đám học sinh trong lớp cùng đến, cái đám mà đã quậy tung đám cưới của cô thành một thứ khó có thể gọi tên. Còn bây giờ, cháu cô đã lớn gần bằng chúng năm ấy rồi …


Còn nhớ Khánh Huyền, Huyền Diệu, cặp chị em sinh đôi mà cô đã từng dạy vào khóa hai mươi. Tụi nó để lại cho cô những kỷ niệm về hàng tấn những trò nghịch của tụi nó, và cả những giọt nước mắt với những mẩu thư ngắn tụi nó gửi cho cô …


Gửi cô, cô giáo của chúng em, cô giáo mà chúng em yêu quý nhất trong những năm tiểu học.


Cô ơi, thế là chúng em phải xa cô rồi. Chúng em phải bước vào ngôi trường mới, gặp những thầy cô mới, làm quen với những người bạn mới.


Chắc chúng em sẽ nhớ cô lắm cô à. Chúng em sẽ nhớ những tiết giảng của cô, những câu chuyện cô đã kể cho lớp nghe. Chúng em sẽ nhớ những câu đùa của cô, những lời phê của cô trong cuốn vở của chúng em. Chúng em sẽ nhớ mãi trò chơi “truyền điện” của cô.


Cô ơi, cô à …


Cô ạ, cô ơi …


Chúng em, sẽ rất nhớ cô… Cho nên, cô cũng phải nhớ chúng em nhé …


Hai học sinh (dễ thương, cute, chăm ngoan học giỏi) của cô


Nguyễn Khánh Huyền – Nguyễn Huyền Diệu


P.s: Cô ơi, chúng em viết vô một mảnh giấy cho đỡ tốn cô ạ, xé nhiều giấy là sẽ lãng phí gỗ đó ☺.”


Cô cười, mà những giọt nước mắt cứ rơi, rơi hoài, rơi mãi …


Những học sinh của cô bây giờ đã lớn. Có những người xin số điện thoại của cô mãi, cuối cùng mười mấy năm trôi qua, nó vẫn gửi cho cô hình ảnh của nó, hoặc của gia đình nó …


Cô ơi, em lớn rồi, đừng kêu em trẻ con nữa nha cô. Em nhớ cô lắm.”


“Cô ơi, cô có nhớ em không? Em biết ngay là cô không nhớ mà. Anh chàng đẹp trai trong ảnh này chính là em đấy ạ, cô ngạc nhiên chưa?”


“Cô ơi, em có con rồi. Con trai cô ạ. Chồng em là bạn Khánh cùng lớp hồi xưa đó cô, cô nhớ không cô? Đẹp không cô này … Tối em gởi cho cô địa chỉ nhà em, cô đến thăm em nha cô …”


Cô đã nghẹn ngào khi đọc những dòng chữ ấy. Những dòng chữ của các học sinh yêu quý cô.


Mùi hương nắng mới phảng phất đâu đây …


Cô như trở lại thời còn trẻ …


“Đồng chí Lam! Đồng chí Lam!”


Cô giật mình như bước ra khỏi mộng. Cô đang ngồi lặng ở bàn giáo viên, trong tay vẫn là tập kiểm tra. Cô vội vã đi về phía phòng giáo viên.


Lúc cô ra khỏi phòng, những học sinh ùa đến vây cô lại …


“Cô ơi, câu 3 khoanh Ngọn lửa hồng đúng không cô?”


“Cô ơi, em viết văn hơi lan man, làm sao đây cô?”


“Cô ơi, em sợ sai hết quá, cô à …”


Cô nhìn các em. Mùi hương nắng mới phảng phất đâu đây. Như mùi hương của mái tóc các học trò cô …


"Các cháu hỏi cô làm gì? Rất nhanh các cháu sẽ có kết quả thi mà." - Cô đáp.


“Chào cô! Em về!”


“Chào cô ạ! Em về cô nhé!”


“Cháu chào cô cháu về!”


Những bóng áo trắng chạy nhanh ra cổng trường. Cô đứng yên tại đó, mắt dõi theo các em.


Mùi hương nắng mới phảng phất đâu đây, như mùi mực đỏ cô dùng thường xuyên, như mùi mực xanh thấm đẫm các trang giấy học trò …


Cô tiếc nuối những năm tháng dạy học của mình biết bao …
 
Tôi từng đọc truyện này của cậu, ở ba nơi. Mới đầu tôi tưởng ai đó đạo, nhưng điều tra thì hóa ra là không.

Tôi không biết phải nói gì lúc này nữa, bởi vì đọng trong tâm trí, chỉ có hình bóng của người cô giáo ngày xưa...

Bài hình hình như có chỉnh sửa chút gì đó, nhưng không sao hết, chỉ là vốn dĩ khiến câu văn hay hơn. Nó đưa ta về một miền kí ức, đã và đang chôn trong suy nghĩ mỗi người.

Cô là giáo viên dạy giỏi, là một người nhiệt huyết và đam mê, là một người gắn bó và hết lòng trong sự nghiệp trồng người. Mới đó mà đã ba mươi năm rồi cơ đấy, thời gian trôi quá nhanh đúng không?

Cụm từ mà đến lúc cô phải đối diện với nó : "Về hưu" vốn dĩ không phải là cô không định nghĩa, không hiểu được mà cô đang cố gắng không nghĩ đến, hay đơn giản là tránh nó đi. Làm sao mà dễ dàng chấp nhận, nơi mình gắn bó ba mươi năm - thời gian bằng cả một đời người lại dễ dàng từ bỏ như thế. Làm sao mà xa được nơi ngôi nhà thân thương chắp cánh bao thế hệ nay lại phải lìa xa? Làm sao mà quên được cái nơi mang đầy tình cảm nồng thắm cùng bao kỉ niệm cùng bao học sinh vun đầy? Có phải chăng chỉ đơn giản là xa đồng nghiệp, xa học sinh, xa nơi công tác không?

Có những cái, khi ta mất đi ta mới cảm nhận được tồn tại của nó. Cô xa mái trường, khiến cô nhớ lại ngày đầu tiên - cái này sẽ không bao giờ phai. Cô vốn nghĩ lớp ngoan hiền, nhưng ra là không phải. Cô ngỡ là đám quậy, nhưng hóa ra là quỷ hơn=)) Cô mời lũ quỷ đi đám cưới, có những trò quậy mà bây giờ cô vẫn còn nhớ mong.

Ước gì, cô một lần trở lại, trở về cái lúc dạy học trò quỷ sứ ấy. Tuy bực thì cũng có, nhưng bây giờ thành một cái kỉ niệm in sâu. Cô nghẹn ngào và chực khóc, khi còn có đó những học sinh nhớ mình. Mọi thứ, chợt như thoáng qua.

Học sinh về hết, còn cô ở lại, cô đứng đó, như ngắm nhìn, như gửi gắm, như nhớ lại về một thời đã qua.

Cô chắc chắn sẽ không hối tiếc, khi cô phải xa trường. Nhưng đâu đó vẫn có, những hoài niệm, nhớ mong

Cô làm hết sức rồi, đã đến lúc cô phải nghỉ. Cô đã cháy hết mình, vì cống hiến, đam mê...


Tôi tin là, cô tiếc, nhưng tiếc là cô chưa cố gắng cảm nhận được những gì học trò mang lại. Cô tiếc thanh xuân qua quá nhanh. Cô tiếc khi chưa nhìn thấy tất cả học trò đã lớn. Cô tiếc, cho những gì mà cô chưa thể làm lại, trong thời gian đã qua...
 
Đọc một câu truyện, nên viết vài dòng chị nhỉ?
Trước khi bắt đầu đọc một câu chuyện, có lẽ như thói quen của nhiều người, đọc summary trước rồi mới bắt đầu "gặm nhắm" câu chuyện. Theo em, cốt truyện này là đủ để em có thể tiến vào sâu hơn. Rất nhẹ nhàng, cuốn hút mà không vội vã, tấp nập.
Đây là một câu chuyện rất nhẹ nhàng, khơi dậy cảm xúc của người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, điều em thích nhất ở đây là truyện này không sử dụng từ quá hoa mĩ, nó bình dị, giản đơn mà sâu sắc.
Chị đã rất thành công trong việc lột tả nội tâm nhân vật là cô giáo Lam, từ hiện tại đến quá khứ, nhưng có vẻ như chưa trọn vẹn lắm thì phải. :) Nếu cô có thể nghĩ về tương lai nữa thì có lẽ câu chuyện sẽ hay hơn. "Trong tương lai, sau khi cô rời xa ngôi trường này, một đồng chí khác sẽ dạy dỗ lũ học trò, truyền đạt kiến thức cho chúng thay cô.
Các em, rồi đây các em sẽ không còn được học cô nữa, nhưng đừng quên cô nhé! " Em viết văn không hay lắm nhưng đại khái là vậy thì sẽ ổn hơn, à vâng đó chỉ là ý kiến của em thôi. :p
Thời gian trôi


Trôi từng phút, từng giây …
Theo em thấy ở đây dùng điệp ngữ "Trôi" là không hợp, khi đọc, cảm giác gượng gạo hẳn ra. Theo em thì nên sửa thành:
Thời gian trôi


Từng phút, từng giây …

Cô đã đến bên kia cuộc đời. Đã đi hết quá nửa con đường cô phải đi. Và cũng đã đến lúc, cô phải xa nơi mà cô đã công tác hơn ba mươi năm.
Em thấy dùng cô đã đến bên kia cuộc đời có gì đó không đúng, trông nó giống cái gì đó trừu tượng hơn là qua tuổi 50, giống như là "mất" vậy! À tất nhiên đây cũng chỉ là suy nghĩ của riêng em. :p

Lặp động từ "đi" rồi.

Về hưu.

Cô chưa từng hiểu rõ cái động từ đó. Mặc dù cô đã dạy môn Tiếng Việt cho bao nhiêu thế hệ “sinh viên” lớp năm.

Bây giờ cô mới hiểu rằng, về hưu có nghĩa là xa học trò, xa đồng nghiệp. Xa cả cây bàng nơi cô thường đứng hóng mát trong mỗi mùa hè. Xa cả bãi sân đầy nắng, xa cả mảnh vườn nhỏ toàn hoa nép mình trong một góc sân trường.

Về hưu đối với cô có lẽ không đơn giản là như vậy.
Dùng từ cái không hay lắm!
Em nghĩ ở đây dùng điệp ngữ là không phát huy tác dụng lắm!
Và "trong mỗi mùa hè" nghe không suông văn.
Sửa lại :
Về hưu.


Cô chưa từng hiểu rõ động từ đó. Mặc dù cô đã dạy môn Tiếng Việt cho bao nhiêu thế hệ “sinh viên” lớp năm.

Bây giờ cô mới hiểu rằng, về hưu không đơn giản chỉ là là xa học trò, xa đồng nghiệp, xa cây bàng nơi cô thường đứng hóng mát mỗi chiều hè hay bãi sân chảy đầy nắng, mảnh vườn nhỏ toàn hoa nép mình trong một góc sân trường.

Không đơn giản chỉ như vậy!


Còn nhớ ngày nào cô mới bước vào trường lần đầu tiên. Cô thật bỡ ngỡ với ngôi trường nổi tiếng là dạy giỏi, mà trông thật nhã nhặn, thật dịu dàng. Trông ngôi trường không có gì là quá nổi bật: Tường quét sơn vàng, trong sân trồng mấy cây bàng, lá xanh mơn mởn. Nắng vàng chiếu xuyên qua lá, tạo nên những mảnh ánh sáng màu ngọc bích. Cô đi vào phòng giáo viên …
Em cảm thấy câu này bị cụt, nếu bỏ câu này đi thì có lẽ đoạn văn sẽ hay hơn, với lại, câu văn này không quan trọng với đoạn văn cho lắm! :p

Còn nhớ tiết đầu cô giảng. Cô đã được phân công chủ nhiệm lớp Năm B, thay thế cho chủ nhiệm cũ là đồng chí Hòa đã về hưu. Tiết đầu tiên, tiết Luyện từ và câu. Cô trìu mến ngắm nhìn những đứa trẻ sẽ theo cô một học kỳ rưỡi, cho đến khi hoàn toàn tạm biệt ngôi trường.
Theo em nghĩ thì ở đây nên bỏ bớt một từ "tiết" đi vì dù câu văn này có thể là chị dùng biện pháp điệp ngữ nhưng em lại thấy nó giống bị lặp từ hơn.

Những nét chữ thon thon, thanh mảnh của các đồng nghiệp trong cuốn sổ nhận xét cứ in mãi trong trái tim cô. Cô đọc lướt qua những phần ghi chép, nhận xét của các đồng chí khác trong những tiết học trước và bật cười. A, thì ra cái lớp này cũng không ngoan hiền như cô tưởng …
Thêm từ "in" và bỏ từ cô chị nhé! :p

Còn nhớ Khánh Huyền, Huyền Diệu, cặp chị em sinh đôi mà cô đã từng dạy vào khóa hai mươi. Tụi nó để lại cho cô những kỷ niệm về hàng tấn những trò nghịch của tụi nó, và cả những giọt nước mắt với những mẩu thư ngắn tụi nó gửi cho cô …
Bỏ từ "tụi nó" và thay từ "tụi nó" bằng "chúng" thì câu văn sẽ không bị lặp từ.


"Các cháu hỏi cô làm gì? Rất nhanh các cháu sẽ có kết quả thi mà." - Cô đáp.


“Chào cô! Em về!”


“Chào cô ạ! Em về cô nhé!”


“Cháu chào cô cháu về!”


Những bóng áo trắng chạy nhanh ra cổng trường. Cô đứng yên tại đó, mắt dõi theo các em.
Em nghĩ nên thay từ "cháu" ở câu thoại cô giáo bằng từ em hoặc để vậy cũng được. =))
Em chỉ thắc mắc, tại sao cô nói mà bọn trẻ không "Dạ" "Vâng" mà liền "Chào cô em về", có lẽ chưa thuyết phục lắm! :p


Chị ơi, ảnh bị lỗi rồi! Cho em tấm ảnh đó nha, gửi qua tường hay ib đều được. Cảm ơn chị. <3 :*

#Shann
 
×
Quay lại
Top Bottom