- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Clip về cuộc sống sinh viên năm 1994 (trích từ chương trình VKT nổi tiếng thời đó của Đài truyền hình Việt Nam) đang khiến cộng đồng mạng... thích thú. Cuộc sống của sinh viên thời ấy được khắc họa dưới nhiều góc độ, kham khổ nhưng cũng trẻ trung, lạc quan, đầy màu sắc.
Chuyện ăn
Một bữa cơm sinh viên thời đó có giá vào khoảng 1.500 đến 2.000 đồng. Suất ăn tại khu nội trú của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội bao gồm: cơm chưa đầy 1 bát, 1 bát canh rau ngót "toàn quốc", 8 miếng thịt chủ yếu là mỡ. Bữa ăn thiếu cả về lượng và chất này có vẻ không đủ cho những cậu tú, cô tú đang tuổi ăn tuổi lớn và còn phải vất vả với chuyện học hành.
Sinh viên xếp hàng chờ lấy cơm ở căng tin ký túc xá.
Suất cơm "nghìn rưởi" lèo tèo vài lá rau và mấy miếng thịt nhiều mỡ.
Bữa cơm không được đa dạng bởi hầu bao sinh viên cũng “lép” như bao tử của họ. Anh Bùi Văn Linh – Hội trưởng Hội sinh viên trường Đại học Bách Khoa thời đó chia sẻ rằng, năm thứ nhất Đại học, anh đã từng đắp chăn ngủ cho qua cơn đói.
Bữa cơm “nghìn rưởi” nhỏ nhoi không đủ no. Nhiều khi, đi từ căng tin về tới ký túc xá là họ đã đói. Các sinh viên gia đình khá giả thường chọn quán bình dân, đầy đủ hơn, nhiều cơm và đồ ăn hơn với giá 2.000-2.500 đồng. Dù vậy, thức ăn chủ yếu cũng chỉ là rau dưa, đậu phụ, may ra mới có thêm chút thịt.
Một vài sinh viên khá giả ăn cơm tại các quán bình dân với giá 2.000-25.00 đồng.
Suất ăn ở các quán cơm bụi này cũng chỉ có rau dưa, đậu phụ.
Trung bình sinh viên thời đó được bố mẹ chu cấp 100-150 ngàn đồng/tháng. Số tiền ít ỏi ấy nhiều khi không đủ để họ trang trải phí sinh hoạt. Theo chia sẻ của Chu Thị Hoa Mai, sinh viên Đại học Tổng hợp, trung bình một tháng, mỗi sinh viên tiêu hết 200 ngàn đồng. Như vậy, họ thường xuyên bị đói.
Thi thoảng, sinh viên phải nợ tiền ăn. Các cô ở căng tin cũng như chủ các quán cơm bình dân rất sẵn lòng cho sinh viên nợ, bởi họ thương “những đứa trẻ” vất vả, đói kém. Sinh viên cũng rất tự giác xuống cộng sổ, trả nợ chứ không để bị đòi ráo riết.
Cuốn sổ nợ của quán ăn dành cho sinh viên
Tuy nhiên, dù khó khăn, sinh viên thời đó vẫn vui vẻ với những bữa cơm đạm bạc bởi họ ý thức được rằng, để nuôi con đi học đại học, bố mẹ ở quê đã phải hết sức vất vả, chắt chiu từng đồng.
Chuyện mặc
Quần jeans và áo phông có vẻ là thời trang tối ưu dành cho sinh viên ở mọi thời đại. Sinh viên năm 1994 cũng thường lựa chọn “cặp đôi hoàn hảo” này bởi sự trẻ trung, khỏe khoắn và tính cơ động. Các sinh viên nữ còn sử dụng thêm “phụ kiện”. Họ diện thêm chiếc bờm tóc xinh xinh, đôi giày cao gót tôn dáng. Sơ mi, quần phăng cũng là trang phục ưa thích của các thiếu nữ thời đó.
Áo phông - quần jeans là trang phục được sinh viên thời đó ưa chuộng.
Sơ mi - quần phăng cũng được nhiều người lựa chọn
Sinh viên nữ điệu đà với chiếc bờm tóc
Chuyện ở
Ký túc xá thời đóSinh viên năm 1994 chủ yếu ở ký túc xá. 12 người sống trong căn phòng 24m2, mỗi người chỉ có không gian sinh hoạt chật hẹp, vẻn vẹn với phạm vi chiếc gi.ường tầng rất nhỏ. Họ phải tận dụng tối đa không gian đó. Quần áo, chiếu chăn để khắp nơi, cái lành, cái rách. Đèn điện thiếu thốn nên phòng ở thường tối tăm.
Không gian sinh hoạt chật chội, nhỏ hẹp.
Phòng của các nam sinh viên có vẻ bừa bộn bởi bản chất của các “chàng” này vốn lười và ngại dọn dẹp. Phòng của các sinh viên nữ thì gọn gàng hơn, điệu đà hơn với gương, lược và những đồ trang trí xinh xắn.
Phòng của sinh viên nam bừa bộn.
Phòng sinh viên nữ gọn gàng hơn.
Một chiếc gương soi treo trong phòng để các thành viên cùng sử dụng.
Phía nhà trường cũng hiểu những khó khăn sinh hoạt hằng ngày của sinh viên và cố gắng giúp đỡ. Nhưng cũng chỉ cải thiện được phần nào bởi kinh phí eo hẹp.
Chuyện học
Cái đích cuối cùng của sinh viên vẫn là học tập. Phỏng vấn giảng viên tại các trường đại học, họ khen ngợi sinh viên rất chăm chỉ, chịu khó, năng động.
Sinh viên chăm chỉ học tập trên giảng đường...
Và ở thư viện
Điều kiện học tập còn rất nhiều thiếu thốn. Máy móc, thiết bị chủ yếu là mua cũ lại chứ rất ít khi được trang bị đồ mới toe. Nhiều thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, chưa đi kịp với thời đại, không hề đa dạng cũng như không đủ cho sinh viên dùng.
Thiết bị học tập cũ kỹ
Chiếc máy vi tính hiếm hoiThời đó, họ mong ước học tập thành tài rồi mang kiến thức về xây dựng quê hương chứ không phải cố trụ lại Hà Nội như nhiều bạn trẻ bây giờ. Một sinh viên tâm sự: “Ở những miền quê nghèo điều kiện chưa được như ở Hà Nội, những nơi như vậy mới cần tới sự đóng góp của bọn em.”
Chuyện vui chơi giải trí
Không có nhiều tụ điểm vui chơi giải trí như bây giờ, sinh viên thời đó có những thú vui riêng, thường là không mấy tốn kém. Họ thích đá banh, đá cầu ở sân trường, hoặc tụ tập lại trong phòng cùng nhau chơi “phỏm”, chơi cờ.
Một nhóm sinh viên chơi đá cầu ở sân ký túc.
Chơi cờ là thú vui khi rảnh rỗi của nhiều nam sinh viên.
Họ cũng có niềm đam mê với âm nhạc, đặc biệt là nhạc trẻ. Karaoke là một thú vui mới nổi thời đó và rất được sinh viên ưa chuộng. Cây đàn ghi ta dường như là vật bất ly thân với sinh viên thời đó. Khi rảnh rỗi, họ lại nghêu ngao hát cùng nhau.
Cây đàn ghi ta- vật bất ly thân của sinh viên thời đó
Chuyện tình yêu
Tình yêu ngày xưa trong sáng và lãng mạn vô cùng. Không có internet, không có điện thoại, họ bày tỏ tình cảm qua những lá thư tình. Những lá thư rất tình cảm và được để vào trong phong bì thư cẩn thận, lịch sự để gửi tới tay “người thương”. Những dòng thơ tình được viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Một vài dòng thơ còn được ghi vội trên tường.
Những lá thư tình được xếp gọn gàng trên giá sách.
Có những dòng thư được viết bằng tiếng Anh.
Đôi dòng thơ ghi trên tường ký túc.
(Ảnh trong bài được cắt từ clip "Sinh viên và cuộc sống" của chương trình VKT)
Chuyện ăn
Một bữa cơm sinh viên thời đó có giá vào khoảng 1.500 đến 2.000 đồng. Suất ăn tại khu nội trú của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội bao gồm: cơm chưa đầy 1 bát, 1 bát canh rau ngót "toàn quốc", 8 miếng thịt chủ yếu là mỡ. Bữa ăn thiếu cả về lượng và chất này có vẻ không đủ cho những cậu tú, cô tú đang tuổi ăn tuổi lớn và còn phải vất vả với chuyện học hành.

Sinh viên xếp hàng chờ lấy cơm ở căng tin ký túc xá.

Suất cơm "nghìn rưởi" lèo tèo vài lá rau và mấy miếng thịt nhiều mỡ.
Bữa cơm không được đa dạng bởi hầu bao sinh viên cũng “lép” như bao tử của họ. Anh Bùi Văn Linh – Hội trưởng Hội sinh viên trường Đại học Bách Khoa thời đó chia sẻ rằng, năm thứ nhất Đại học, anh đã từng đắp chăn ngủ cho qua cơn đói.
Bữa cơm “nghìn rưởi” nhỏ nhoi không đủ no. Nhiều khi, đi từ căng tin về tới ký túc xá là họ đã đói. Các sinh viên gia đình khá giả thường chọn quán bình dân, đầy đủ hơn, nhiều cơm và đồ ăn hơn với giá 2.000-2.500 đồng. Dù vậy, thức ăn chủ yếu cũng chỉ là rau dưa, đậu phụ, may ra mới có thêm chút thịt.

Một vài sinh viên khá giả ăn cơm tại các quán bình dân với giá 2.000-25.00 đồng.

Suất ăn ở các quán cơm bụi này cũng chỉ có rau dưa, đậu phụ.
Trung bình sinh viên thời đó được bố mẹ chu cấp 100-150 ngàn đồng/tháng. Số tiền ít ỏi ấy nhiều khi không đủ để họ trang trải phí sinh hoạt. Theo chia sẻ của Chu Thị Hoa Mai, sinh viên Đại học Tổng hợp, trung bình một tháng, mỗi sinh viên tiêu hết 200 ngàn đồng. Như vậy, họ thường xuyên bị đói.
Thi thoảng, sinh viên phải nợ tiền ăn. Các cô ở căng tin cũng như chủ các quán cơm bình dân rất sẵn lòng cho sinh viên nợ, bởi họ thương “những đứa trẻ” vất vả, đói kém. Sinh viên cũng rất tự giác xuống cộng sổ, trả nợ chứ không để bị đòi ráo riết.

Cuốn sổ nợ của quán ăn dành cho sinh viên
Tuy nhiên, dù khó khăn, sinh viên thời đó vẫn vui vẻ với những bữa cơm đạm bạc bởi họ ý thức được rằng, để nuôi con đi học đại học, bố mẹ ở quê đã phải hết sức vất vả, chắt chiu từng đồng.
Chuyện mặc
Quần jeans và áo phông có vẻ là thời trang tối ưu dành cho sinh viên ở mọi thời đại. Sinh viên năm 1994 cũng thường lựa chọn “cặp đôi hoàn hảo” này bởi sự trẻ trung, khỏe khoắn và tính cơ động. Các sinh viên nữ còn sử dụng thêm “phụ kiện”. Họ diện thêm chiếc bờm tóc xinh xinh, đôi giày cao gót tôn dáng. Sơ mi, quần phăng cũng là trang phục ưa thích của các thiếu nữ thời đó.

Áo phông - quần jeans là trang phục được sinh viên thời đó ưa chuộng.

Sơ mi - quần phăng cũng được nhiều người lựa chọn

Sinh viên nữ điệu đà với chiếc bờm tóc
Chuyện ở

Ký túc xá thời đó

Không gian sinh hoạt chật chội, nhỏ hẹp.
Phòng của các nam sinh viên có vẻ bừa bộn bởi bản chất của các “chàng” này vốn lười và ngại dọn dẹp. Phòng của các sinh viên nữ thì gọn gàng hơn, điệu đà hơn với gương, lược và những đồ trang trí xinh xắn.

Phòng của sinh viên nam bừa bộn.

Phòng sinh viên nữ gọn gàng hơn.

Một chiếc gương soi treo trong phòng để các thành viên cùng sử dụng.
Phía nhà trường cũng hiểu những khó khăn sinh hoạt hằng ngày của sinh viên và cố gắng giúp đỡ. Nhưng cũng chỉ cải thiện được phần nào bởi kinh phí eo hẹp.
Chuyện học
Cái đích cuối cùng của sinh viên vẫn là học tập. Phỏng vấn giảng viên tại các trường đại học, họ khen ngợi sinh viên rất chăm chỉ, chịu khó, năng động.

Sinh viên chăm chỉ học tập trên giảng đường...

Điều kiện học tập còn rất nhiều thiếu thốn. Máy móc, thiết bị chủ yếu là mua cũ lại chứ rất ít khi được trang bị đồ mới toe. Nhiều thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, chưa đi kịp với thời đại, không hề đa dạng cũng như không đủ cho sinh viên dùng.

Thiết bị học tập cũ kỹ

Chiếc máy vi tính hiếm hoi
Chuyện vui chơi giải trí
Không có nhiều tụ điểm vui chơi giải trí như bây giờ, sinh viên thời đó có những thú vui riêng, thường là không mấy tốn kém. Họ thích đá banh, đá cầu ở sân trường, hoặc tụ tập lại trong phòng cùng nhau chơi “phỏm”, chơi cờ.

Một nhóm sinh viên chơi đá cầu ở sân ký túc.

Chơi cờ là thú vui khi rảnh rỗi của nhiều nam sinh viên.
Họ cũng có niềm đam mê với âm nhạc, đặc biệt là nhạc trẻ. Karaoke là một thú vui mới nổi thời đó và rất được sinh viên ưa chuộng. Cây đàn ghi ta dường như là vật bất ly thân với sinh viên thời đó. Khi rảnh rỗi, họ lại nghêu ngao hát cùng nhau.

Cây đàn ghi ta- vật bất ly thân của sinh viên thời đó
Chuyện tình yêu
Tình yêu ngày xưa trong sáng và lãng mạn vô cùng. Không có internet, không có điện thoại, họ bày tỏ tình cảm qua những lá thư tình. Những lá thư rất tình cảm và được để vào trong phong bì thư cẩn thận, lịch sự để gửi tới tay “người thương”. Những dòng thơ tình được viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Một vài dòng thơ còn được ghi vội trên tường.

Những lá thư tình được xếp gọn gàng trên giá sách.

Có những dòng thư được viết bằng tiếng Anh.

Đôi dòng thơ ghi trên tường ký túc.
(Ảnh trong bài được cắt từ clip "Sinh viên và cuộc sống" của chương trình VKT)
Theo afamily
Hiệu chỉnh bởi quản lý: