- Tham gia
- 10/3/2014
- Bài viết
- 245
Trải qua hơn một thế kỷ từ khi được xuất bản lần đầu tiên, Cuộc nổi loạn ngoạn mục - tác phẩm của một trong những nhà văn lớn được yêu thích nhất của nền văn học Nhật Bản, Natsume Soseki vẫn là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng, thu hút số lượng độc giả nhiều nhất và được yêu thích nhất ở xứ Phù Tang.
Cuộc nổi loạn ngoạn mục với tựa gốc là Botchan - từ thường được dùng để chỉ những bé trai, những cậu trai trẻ thuộc gia đình sang trọng, quyền quý, có địa vị tương đối trong xã hội hoặc những người lớn nhưng chưa thực sự trưởng thành về mặt tâm lý. Nhân vật chính trong tác phẩm này là một người như vậy.
Người ta sẽ không thể tìm thấy ở Cuộc nổi loạn ngoạn mục những câu chuyện mang tính u ám, hai yếu tố đẹp và buồn đan xen nhau hay những câu chuyện đau đớn đến vô cùng như vẫn thường thấy ở các tác phẩm văn học Nhật Bản khác, có thể kể đến như Đẹp & buồn, Thiếu nữ say ngủ (Kawabata) hay Ngôi đền vàng (Yukio Mishima)… Với tác phẩm này, nhà văn Natsume Soseki mang đến một giọng điệu hoàn toàn khác biệt: trong trẻo, hồn nhiên, hài hước cùng sự châm biếm đầy ý nhị.
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện của nhân vật xưng “Tôi”, một cậu ấm được sinh ra trong một gia đình ở Thủ đô Tokyo. Ngay từ nhỏ, với bản tính liều lĩnh và ngốc nghếch, cậu trở thành “cái gai” trong mắt nhiều người, thậm chí cả bố mẹ của mình. Việc trở thành giáo viên cũng xuất phát từ bản tính liều lĩnh và ngốc nghếch ấy, như cậu đã thừa nhận: “Ý nghĩ trở thành giáo viên và đi dạy ở vùng nông thôn như thế chưa bao giờ xuất hiện trong tưởng tượng của tôi”.
Trọng tâm của cuốn tiểu thuyết là quãng thời gian dạy học ngắn ngủi của cậu ấm. Tám ngày sau khi tốt nghiệp, cậu được chuyển đến vùng Shikoku làm giáo viên dạy toán cho một trường trung học với mức lương bốn mươi yên một tháng. Như một chủ ý, tác giả đã không đặt tên cho nhân vật chính; ngược lại, những đồng nghiệp của cậu ai cũng đều có tên; tuy nhiên trong mắt cậu họ là Bí Xanh, Áo Đỏ, là Lửng, Nhím, Nịnh Bợ. Đó là những cái tên đầy hài hước và giễu nhại, phần nào hé lộ tính cách, con người của họ. Ngoài Nhím ra, trong mắt cậu ấm những người còn lại đều xảo trá, độc đoán, tư lợi. Trong khi đó, cậu ấm lại là một người bộc trực, thẳng thắn nhưng cũng rất đỗi ngây thơ. (Ở Việt Nam từng có bản dịch với tên gọi Cậu ấm ngây thơ, một phần cũng được xuất phát từ tính cách này). Có lúc, cậu ấm giống như một chú nhện bị giăng mắc giữa ma trận thông tin lập lờ, chưa biết đúng sai, phải quấy như thế nào. Cũng có lúc cậu trở thành nạn nhân của những trò chọc phá của đám học trò, hay những câu chuyện tai quái, khó hiểu của những người đồng nghiệp. Đến mức mà cậu phải cảm thán: “Thật là một thế giới phức tạp! Trên đời này đúng là có đủ loại người”.
Một ngôi trường nhỏ bé được xem như một xã hội thu nhỏ mà ở đó không thiếu những lọc lừa, toan tính, thủ đoạn. Và như một lẽ dĩ nhiên, với tính ngay thẳng và bộc trực của mình, cậu ấm trở thành kẻ bên lề với đám đông. Thậm chí, trong mắt họ, cậu là người ngu ngốc, khờ khạo. Tuy nhiên, mặc kệ cái nhìn của những người xung quanh, cậu vẫn bỏ ngoài tai để sống theo suy nghĩ, bản chất của mình. Ở cậu, có những đức tính mà không phải ai cũng có và nhìn thấy như bà Kiyo - người bảo mẫu đã sống cùng gia đình cậu hơn mười năm nay, gọi là “thành thật”, “có một thiên hương, nhân cách tốt”. Việc “nổi loạn” của cậu ấm, là từ bỏ nghề giáo, từ bỏ ngôi trường trung học để trở về Tokyo cũng là một trong những cách để bảo vệ cho “thiên hương, nhân cách tốt” ấy.
Bên cạnh giọng văn thì nhân vật cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của Cuộc nổi loạn ngoạn mục. Từ nhân vật chính là cậu ấm, đến những nhân vật xung quanh đều được khắc họa một cách rõ nét, nổi bật lên bản chất của từng người. Dù bản chất bộc trực và thẳng thắn của cậu ấm được xem như tính cách Nhật Bản từ xưa tới nay nhưng nhân vật cậu ấm vẫn có những sự khác biệt so với những nhân vật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản cùng thời. Chính sự khác biệt này làm nên nét độc đáo cho nhân vật, và cho cả tác phẩm.
Nguồn báo Phụ Nữ
Người ta sẽ không thể tìm thấy ở Cuộc nổi loạn ngoạn mục những câu chuyện mang tính u ám, hai yếu tố đẹp và buồn đan xen nhau hay những câu chuyện đau đớn đến vô cùng như vẫn thường thấy ở các tác phẩm văn học Nhật Bản khác, có thể kể đến như Đẹp & buồn, Thiếu nữ say ngủ (Kawabata) hay Ngôi đền vàng (Yukio Mishima)… Với tác phẩm này, nhà văn Natsume Soseki mang đến một giọng điệu hoàn toàn khác biệt: trong trẻo, hồn nhiên, hài hước cùng sự châm biếm đầy ý nhị.
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện của nhân vật xưng “Tôi”, một cậu ấm được sinh ra trong một gia đình ở Thủ đô Tokyo. Ngay từ nhỏ, với bản tính liều lĩnh và ngốc nghếch, cậu trở thành “cái gai” trong mắt nhiều người, thậm chí cả bố mẹ của mình. Việc trở thành giáo viên cũng xuất phát từ bản tính liều lĩnh và ngốc nghếch ấy, như cậu đã thừa nhận: “Ý nghĩ trở thành giáo viên và đi dạy ở vùng nông thôn như thế chưa bao giờ xuất hiện trong tưởng tượng của tôi”.
Trọng tâm của cuốn tiểu thuyết là quãng thời gian dạy học ngắn ngủi của cậu ấm. Tám ngày sau khi tốt nghiệp, cậu được chuyển đến vùng Shikoku làm giáo viên dạy toán cho một trường trung học với mức lương bốn mươi yên một tháng. Như một chủ ý, tác giả đã không đặt tên cho nhân vật chính; ngược lại, những đồng nghiệp của cậu ai cũng đều có tên; tuy nhiên trong mắt cậu họ là Bí Xanh, Áo Đỏ, là Lửng, Nhím, Nịnh Bợ. Đó là những cái tên đầy hài hước và giễu nhại, phần nào hé lộ tính cách, con người của họ. Ngoài Nhím ra, trong mắt cậu ấm những người còn lại đều xảo trá, độc đoán, tư lợi. Trong khi đó, cậu ấm lại là một người bộc trực, thẳng thắn nhưng cũng rất đỗi ngây thơ. (Ở Việt Nam từng có bản dịch với tên gọi Cậu ấm ngây thơ, một phần cũng được xuất phát từ tính cách này). Có lúc, cậu ấm giống như một chú nhện bị giăng mắc giữa ma trận thông tin lập lờ, chưa biết đúng sai, phải quấy như thế nào. Cũng có lúc cậu trở thành nạn nhân của những trò chọc phá của đám học trò, hay những câu chuyện tai quái, khó hiểu của những người đồng nghiệp. Đến mức mà cậu phải cảm thán: “Thật là một thế giới phức tạp! Trên đời này đúng là có đủ loại người”.
Một ngôi trường nhỏ bé được xem như một xã hội thu nhỏ mà ở đó không thiếu những lọc lừa, toan tính, thủ đoạn. Và như một lẽ dĩ nhiên, với tính ngay thẳng và bộc trực của mình, cậu ấm trở thành kẻ bên lề với đám đông. Thậm chí, trong mắt họ, cậu là người ngu ngốc, khờ khạo. Tuy nhiên, mặc kệ cái nhìn của những người xung quanh, cậu vẫn bỏ ngoài tai để sống theo suy nghĩ, bản chất của mình. Ở cậu, có những đức tính mà không phải ai cũng có và nhìn thấy như bà Kiyo - người bảo mẫu đã sống cùng gia đình cậu hơn mười năm nay, gọi là “thành thật”, “có một thiên hương, nhân cách tốt”. Việc “nổi loạn” của cậu ấm, là từ bỏ nghề giáo, từ bỏ ngôi trường trung học để trở về Tokyo cũng là một trong những cách để bảo vệ cho “thiên hương, nhân cách tốt” ấy.
Bên cạnh giọng văn thì nhân vật cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của Cuộc nổi loạn ngoạn mục. Từ nhân vật chính là cậu ấm, đến những nhân vật xung quanh đều được khắc họa một cách rõ nét, nổi bật lên bản chất của từng người. Dù bản chất bộc trực và thẳng thắn của cậu ấm được xem như tính cách Nhật Bản từ xưa tới nay nhưng nhân vật cậu ấm vẫn có những sự khác biệt so với những nhân vật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản cùng thời. Chính sự khác biệt này làm nên nét độc đáo cho nhân vật, và cho cả tác phẩm.
Nguồn báo Phụ Nữ