Cuộc đua mở rộng mạng lưới bán lẻ của Thị trường hàng điện tử gia dụng

htc_sensation

Thành viên
Tham gia
2/12/2011
Bài viết
2
Vụ phá sản với mức lỗ 52 tỉ đồng chỉ sau một năm hoạt động của siêu thị điện máy WonderBuy dường như không khiến các nhà bán lẻ tại Việt Nam chùn chân, mà ngược lại, họ còn rút ra được thêm bài học kinh nghiệm để phát triển hoạt động theo hướng tránh rủi ro.



Ngay trong 6 tháng cuối năm 2011, một cuộc đua mở rộng mạng lưới bán lẻ hàng điện máy, điện tử gia dụng đã diễn ra sôi nổi.

b61512jpg-081657

Thị trường điện tử tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển của cá DN Việt. Ảnh: P.K

Cùng tham vọng chiếm ngôi vị số 1



Thương hiệu siêu thị điện máy hàng đầu Nguyễn Kim đang gặp thách thức lớn khi hệ thống siêu thị Dienmay.com của Cty Thế giới Di động đang được đầu tư mạnh mẽ và lần lượt khai trương đến siêu thị thứ tư chỉ trong tháng 11 vừa qua. Theo ông Đinh Anh Huân - Tổng GĐ của hệ thống Dienmay.com - đến cuối tháng 12 này sẽ có thêm 3 siêu thị của Dienmay.com mở tại TPHCM, Tây Ninh và Vĩnh Long; và tới trước tết, tổng số siêu thị Dienmay.com sẽ tăng lên con số 9.


Trước bước đi của Dienmay.com, Nguyễn Kim cũng đã tăng tốc. Ngày 9.12 vừa qua, Nguyễn Kim đồng loạt khai trương thêm 5 trung tâm mua sắm tại Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa và TPHCM, nâng tổng số hiện có lên 10 siêu thị. Ông Nguyễn Trường Giang - Phó TGĐ Cty CP thương mại Nguyễn Kim - cho biết, trong chiến lược từ nay đến năm 2015, Cty này sẽ nâng số trung tâm mua sắm lên 50 siêu thị và có mặt tại 32 tỉnh, thành phố. Tham vọng của Nguyễn Kim là đến năm 2015 sẽ chiếm từ 30-40% thị phần cả nước, với doanh số đạt 40.000 tỉ đồng, gấp 5 lần doanh số năm 2011.


Thế nhưng hệ thống Dienmay.com không hề muốn tỏ ra yếu thế hơn. Theo ông Đinh Anh Huân, ngay trong năm 2012 hệ thống này sẽ mở 55 siêu thị có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành. Mục tiêu của Dienmay.com là ngay trong năm nay sẽ vươn lên ngôi vị số 1.


Cuộc đấu trên nhiều “mặt trận”


Trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, thị trường Việt Nam đã ra đời nhiều thương hiệu bán lẻ hàng điện máy nổi tiếng như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Chợ Lớn, Pico, Trần Anh..., song hầu hết chỉ tập trung tại Hà Nội và TPHCM. Nguyễn Kim đã từng lọt vào “Top 500 nhà bán lẻ Châu Á-TBD”, nhưng trong suốt 15 năm qua (trước ngày 9.12.2011) cũng mới chỉ có 5 siêu thị.


Thế nhưng trong cuộc đua mở rộng mạng lưới bán lẻ hàng điện máy bứt phá từ tháng 11.2011 trở đi, xu hướng phủ rộng thể hiện rõ rệt qua bước đi của Dienmay.com và Nguyễn Kim, vươn tới các tỉnh, thành ngoài Hà Nội và TPHCM để giành lấy thế chủ động và thị phần.


Cuộc đua đã tràn sang cả phương thức bán hàng qua tivi (TV shopping). Kênh TV shopping SCJ Life On trên SCTV dù mới đi vào hoạt động được vài tháng nhưng theo ông Đinh Anh Huân, “họ đã cung ứng được nhiều chủng loại hàng điện máy phong phú”. Kênh TV shopping này là liên doanh giữa Tập đoàn CJ của Hàn Quốc (thông qua Cty con CJO Shopping) với SCTV, trong năm đầu tiên 2011 có kế hoạch mở rộng mạng lưới bán hàng ra 8 tỉnh, thành là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Hải Dương, BR-VT, Tây Ninh, Long An và Cần Thơ. CJO shopping là thế lực số 1 trong lĩnh vực TV shopping tại Hàn Quốc, với doanh thu đạt 2 tỉ USD vào năm 2009.


Trong khi các nhà bán lẻ hàng điện máy VN còn đang tất bật với phương thức bán hàng truyền thống thì “anh lính mới” Dienmay.com đã đầu tư xây dựng kênh bán hàng trực tuyến một cách bài bản. Thông qua khảo sát được biết website www.dienmay.com có tới 100.000 lượt truy cập mỗi ngày, Thế giới Di động đã chi ra tới 160 triệu đồng để mua lại tên miền này nhằm xây dựng thành một website số 1 VN về thông tin sản phẩm điện máy, điện tử gia dụng và sản phẩm kỹ thuật số. Bước đi này hoàn toàn có cơ sở khi Thế giới Di động đã đạt được doanh số bán hàng trực tuyến 30%/tổng doanh thu trong thời gian qua ở ngành hàng ĐTDĐ và laptop.



Thẩm Hồng Thụy

 
×
Quay lại
Top Bottom