Chương 1: Như là tôi chưa được sinh ra
Ở một nơi nào đấy, một bệnh viện nào đấy và với một phòng bệnh nào đấy có một đứa trẻ sinh ra với cái tên thật quái dị - Nan. Nan như những đứa trẻ bình thường, cũng ăn cũng lớn, cũng phát triển, cũng vui chơi, nhưng kì lạ thật đấy_ Nan không có bạn. Nan làm mọi thứ một mình, chỉ một mình, một mình đến phát cáu . Thật sự tức giận, thật sự buồn bực. AI da buồn quá, bực quá, ước như tôi chưa được sinh ra.“lạch cạch …lạch cạch... cạchhh” Tiếng đạp xe, tiếng chiếc xe kêu cùng với tiếng thét thất thanh của một sản phụ xé toạc bầu không khí. Hôm đấy ư, một buổi sáng đẹp trời ư, không hề. Đó là một buổi sáng âm u, không khí ẩm thấp còn có chút mưa phùn nữa, không sai; chính là nó đó – mùa nồm. Mùa Nồm ở Việt Nam phổ biết làm sao, rất rất khó chịu. Mùi của sản phụ, mùi của quần áo ẩm thấp do mùa nồm, mùi của rất nhiều người ở bệnh viện tạo ra một cái mùi vô cùng khó chịu. Sản phụ bấy giờ - cũng chính là mẹ của Nan, ngày hôm là ngày mà Nan – cậu bé của chúng ta ra đời. Bệnh viện luôn luôn ồn ào và ngày hôm đó cũng vậy. Tuy vậy chen lấn những tiếng ồn ào ấy vẫn có thể nhận ra giọng một người phụ nữ còn trẻ la hét. Chắc chắn là mẹ Nan, bố của Nan đã đưa bà đến bệnh viện thành công. Có lẽ lúc ấy cũng gấp lắm rồi, bố của Nan hối hả cùng với tiếng giục giã của người mẹ. Vừa dừng xe bố Nan đã lao như bắn ra quầy lễ tân với bộ dạng rất vội vàng và mệt mỏi: “ Bác sĩ...bác..bác.. vợ con gấp lắm rồi, có lẽ cần phải đẻ ngay ”. Nói qua về bố Nan, ông ta là một người gầy gò, cao ráo. Có lẽ lần đầu được làm cha, người đàn ông này vô cùng bỡ ngỡ, hễ cứ có ai khuyên như thế nào lại cứ dạ dạ vâng vâng cảm ơn rối rít. Bác sĩ đứng chực ở quầy lễ tân không có thái độ làm khó ông ta nhưng có vẻ giấy tờ vẫn phải là đầy đủ. Không biết là vội hay không có giấy tờ mà ông ta cứ cuống lên. Vợ ông ta – mẹ của Nan ngồi phía xe vẫn đang rối rít. Không biết làm gì cả, ông ta cứ cuống lên và từ đâu ông ta moi ra một đồng 100.000vnđ dúi dúi tay bác sĩ đang trực nhưng có vẻ bác sĩ này không nhận của ông ta. Cảm thấy hơi ít ông ta lôi ra đồng 200.000vnđ dúi vào tay anh bác sĩ và có lẽ bác sĩ cũng không thoát khỏi sự cám dỗ của đồng tiền liền khéo léo với lấy dồng tiền và tiện thể nhận luôn đồng 100 nghìn còn lại anh ta đang chĩa về phía bác sĩ. Đúng là ‘có vật chất làm gì cũng suôn sẻ’ . Ấy vậy bác sĩ gọi them một y tá đang lấp ló làm việc ở căn phòng đối diện phía quầy lễ tân để cô ta hướng dẫn ông ta đi vào phòng bệnh gấp. Nụ cười như trút được khá nhiều sự hao tâm của ông ta rất đẹp, đẹp quá mức, nụ cười của một kẻ sắp được làm cha.
Chỉ sau 10p, mẹ của Nan đã nằm gọn trong cáng và chuẩn bị đưa vào phòng đẻ. Sau nửa tiếng đồng hồ chờ đợi ở phía ngoài, người đàn ông bố Nan sốt ruột đến thở cũng thở gấp đã được bác sĩ gọi vào. Ông vui mừng bước vào ôm ấp sinh linh bé nhỏ trước mặt nghẹn ngào gọi trong sự xúc động 2 chữ ‘ con ơiii..’. Ngày hôm đó là ngày 29/09 đã qua ngày Trung Thu được vài ngày. Hờ Hờ , chắc đứa trẻ sẽ trách tại sao không sinh nó sớm hơn cho trùng ngày trung thu ? .
Không lâu sau đó người mẹ đứa bé cũng tỉnh lại với bộ dạng mệt mỏi. Dường như bà đã ngất đi vì mất quá nhiều sức khoẻ với đứa bé này. Ông chồng bế con vào bà ta bức xúc : “ Một đứa này thôi đấy!”. Ông chồng phì cười, cái dáng vẻ của ông ta làm cho người khác đứng gần đó cũng cười theo ‘ Không phải một đứa, em phải đẻ cả một tram đứa’. Bấy giờ tất cả những người có trong phòng đều hiểu câu nói đó không phải là một mệnh lệnh mà đó chính là câu nói thốt lên niềm vui từ tận đáy long của một người cha. Có lẽ đứa bé cũng biết những chưa cười được nên khó oa oa đấy haha! Cả nhà Nan vui vẻ dường nào. Sau một tuần ở lại bệnh viện thì mẹ con Nan đã được về. Ông bố trong những ngày ở bệnh viện luôn tận tuỵ với thiên chức của một người chồng và cũng là thiên chức của một người cha. Sau khi thanh toán viện phí cả nhà trên chiếc xe Dream mà tôi cũng không biết nó tên gọi chính xác là gì bởi quê tôi mọi người gọi nó là xe Dem. Thật là châm biếm! Chiếc xe đó có lẽ ông ta đã mượn ở đâu đó.
Cả nhà về đến nhà. Nhà Nan là một ngôi nhà cấp 4. Nhà Nan cũng không dư dả gì bởi 2 bố mẹ nó đều là một nông dân nhưng cả 2 vẫn còn rất là trẻ - là những lao động tiềm năng. Nhà Nan cũng chính là vườn nhà Nan luôn. Chắc chắn rồi, nơi đó chắc chắn sẽ là nới mọi chuyện bắt đầu. (“ có lẽ mọi người thắc mắc tại sao nhà Nan không giàu mà sẵn sàng chi một số tiền lớn như thế chỉ để hối lộ bác sĩ đúng không? Người trẻ mà, lần đầu tiên làm cha làm mẹ ai lại chả sung sướng đến nỗi không quan tâm mọi thứ chứ”).
Gia cảnh nhà Nan có hơi phúc tạp. Bố mẹ Nan khi xưa cũng từng là sinh viên đại học ở đại học Bách khoa Hà Nội . 2 người đã gặp nhau yêu nhau và có với nhau 1 đứa con là Nan. Do cả 2 gia đình chính là ông bà ngoại và ông bà nội của Nan đã không chịu muốn mẹ Nan bỏ đi đứa bé mà cả 2 vợ chồng không chịu nên cả 2 đã từ mặt gia đình của mình mà bỏ đi. Cả 2 đến với nhau và có với nhau một mảnh đất. Sau chin tháng mười ngày, à không nam đã nằm ở trong bụng mẹ có khi đã gần mười tháng rồi. Có lẽ cái tên Nan con của họ đặt tên khi cả 2 đã trải qua những gian nan để đến được với nhau như này và cả gian nan khi đẻ Nan nữa. Tất cả điều đó đã vô tình tạo cho cậu bé này một tuổi thơ không được trọn vẹn.
Năm tháng qua đi, Nan lớn dần. Một tuổi, hai tuổi rồi ba tuổi. Nan khóc, Nan biết đi, Nan biết bập bẹ cái miệng nhỏ bé chữ ‘cha’ chữ ‘mẹ’. Nan được ba tuổi, Nan nên đi đi nhà trẻ, bố mẹ cho Nan đi nhà trẻ. Nhưng điều kì lạ, cậu bé này, luôn luôn, luôn luôn một mình. Thật buồn chán, cậu bé đôi khi khóc, không ai làm gì cậu cả, cậu chưa nhận thức được gì, cậu vẫn khóc dù cho không biết lí do gì. Chẳng ai biết cậu nghĩ gì, chẳng ai quan tâm cậu làm gì cả, chỉ có bà trông trẻ để ý cậu để cậu không làm gì nguy hiểm. Lúc nào cũng một mình như thế, lũ trẻ dần dần tránh xa cậu, chúng đồn cậu là một kẻ lập dị, chúng hắt hủi, bắt nạt cậu, chúng kì thị cậu, kì thị vì cái than hình quá khổ của cậu – ‘ Thằng quái vật’ lũ trẻ hay gọi cậu như thế. Cậu bé đau khổ lắm, khóc cũng nhiều, cậu than với bố mẹ của cậu nhưng đáp lại là những lời mắng nhiếc bởi họ cho rằng là tại cậu , tại cậu không chịu nói chuyện với học. Có lẽ cũng là tại cậu, cậu cũng tự hiểu nhưng tại sao, tại sao cậu lại không thể nói chuyện bình thường được với họ. Những suy nghĩ non nớt đó xuất hiện trong đầu một đứa trẻ chỉ vài tuổi còn đi nhà trẻ. Tình cảnh đó vẫn kéo dài cho đến khi cậu lên 6 tuổi và đi nhà trẻ. Ngỡ tưởng rằng đi học tiểu học thì mọi thứ sẽ khác nhưng, không , cậu vẫn như vậy . Thoáng chốc trong tâm trí của đứa trẻ 6 tuổi hiện lên một cái suy nghĩ: ‘ Giá như mình chưa từng được sinh ra’.