Cuốc bộ hàng chục km để đến trường

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
(Dân trí) - Trong chuyến công tác mới đây lên với các em học sinh ở hai huyện biên giới Tương Dương và Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An), chúng tôi chứng kiến hàng trăm học sinh phải đi bộ hơn 10km để đến trường.

Đến với hai huyện biên giới này, chúng tôi đã ghi lại những hình ảnh học sinh nơi đây hàng ngày phải đi bộ từ 5-10km để đến trường. Những đôi dép mòn vẹt, những đôi chân trần bé nhỏ vượt qua bao nhiêu đèo cao, suối sâu để đến lớp cho kịp giờ học. Những chiếc gùi cũ kỹ thay những chiếc cặp đựng sách, bên trong mỗi chiếc gùi, ngoài số sách vở ít ỏi là những nắm cơm, là những gói mì tôm tiếp sức cho các em vượt đường xa đi tìm con chữ bởi có khi đường đến trường phải kéo dài qua bữa cơm trưa.

Trường THCS Keng Đu (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) mới xây dựng được một dãy nhà bán trú cho học sinh ở 3 bản xa nhất, còn lại hầu hết các em phải đi bộ tới trường. Trên đường, chúng tôi gặp em Cụt Văn Phương mồ hôi nhễ nhại, đôi chân trần lấm bụi đỏ vẫn kiên trì bước. Đưa cho em một gói lương khô và một hộp sữa tươi mà chúng tôi chuẩn bị trong hành trang vào xã vùng biên này, Phương lý nhí cảm ơn rồi dợm bước chân cho kịp tới trường. Trước câu hỏi "Sao em không ăn cho đỡ đói?", Phương trả lời khó nhọc bằng tiếng Kinh chưa sõi: "Đường còn xa lắm, để lúc nào gần đến trường em sẽ ăn".

hocsinhbohoc11_f9895.JPG

Hàng trang đến trường của các em còn là những gói mì tôm ăn cho đỡ đói.

Được biết để kịp giờ học buổi chiều vào lúc 13h30 phút, Phương và các bạn phải bắt đầu đi từ 9h30 phút sáng, các bản gần trường hơn thì có thể đi muộn một chút. Những em phải học buổi sáng thì vất vả hơn. Hàng ngày, cứ từ 4h sáng, với chiếc đèn pin trên tay, các em lại vượt bóng tối đến trường. Con đường quá đỗi gian nan nên con chữ cũng rơi rụng dần theo từng bước chân. Mỗi năm, các trường ở các huyện vùng biên phải đối mặt với tình trạng học sinh bỏ học vì đường xa. Đầu năm học, nhiệm vụ nặng nề của các thầy cô giáo là đến từng bản, vào từng nhà để động viên các em tiếp tục tới trường. Thương các em lắm nhưng đành bất lực, các thầy cô chỉ biết dồn hết tâm huyết và tình yêu trò vào mỗi bài dạy để "kéo" các em đến trường.

Thầy Hoa Văn Ngành - phó hiệu trưởng Trường THCS Keng Đu (Kỳ Sơn) cho biết: "Nhà trường đang hết sức khó khăn, vừa rồi được sự giúp đỡ của Đồn biên phòng và các đơn vị kết nghĩa nên mới có 8 phòng bán trú tạm bợ này cho học sinh 3 bản xa nhất, còn các em ở gần phải đi bộ đến trường. Nói là gần chứ để đến được trường có em phải đi bộ 3-4 tiếng đồng hồ. Nhiều hôm trường phải lùi thời gian vào học lại để đợi các em. Tội nhất là các em phải về khi trời đã muộn, đường rừng núi lại gập ghềnh..."

Em Lương Thị Thảo lớp 8, bản Văng Môn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết: "Chúng cháu ở xa lắm. Hằng ngày phải cuốc bộ hơn 10km để đến trường đó các chú. Nhưng cũng phải chịu khó thôi, em cố gắng học thật tốt để mai này thành người có ích cho bản đấy".

Còn em Xồng Y Chi tâm sự: "Đường ở trên này mùa này trơn lắm, chưa có đường nhựa như dưới xuôi đâu chú. Nhà trường không có phòng nội trú nên phải đi bộ đến lớp thôi. Muốn kiếm được cái chữ phải đi bộ thôi. Em sẽ học thật giỏi sau này về đây làm đường nhựa, xây nhà bán trú cho những bạn nghèo như em được đến trường dễ hơn".

Đến với các em học sinh vùng núi biên giới Kỳ Sơn, Tương Dương mới thấu hiểu phần nào các em nơi đây đang phải gian truân đi tìm con chữ.

Dưới đây là hình ảnh các em học sinh hai huyện biên giới Tương Dương và Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) đi bộ đến trường được PV Dân trí chụp lại để chia sẻ cùng bạn đọc:

hocsinhbohoc1_94c62.JPG

hocsinhbohoc4_6c525.JPG

Học sinh xã biên giới Keng Đu (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) phải vượt hơn 10 km đèo dốc để tới lớp.
hocsinhbohoc13_f2992.JPG
hocsinhbohoc14_745ef.JPG

Đường tới trường của học sinh xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An).
hoc2_d1c5a.JPG

Những chiếc cặp sách cũng là đồ dùng xa xỉ đối với học sinh các huyện miền núi cao Nghệ An.
hoc5_12a06.JPG
hoc6_512e5.JPG

Mướt mồ hôi trên con đường tới trường.​

hoc7_91392.JPG
Học sinh THCS xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An phải cuốc bộ từ 6-10km để đến trường.​

Nguyễn Duy
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Việt Nam mình còn nhiều cái đặc trưng quá
 
Hãy giúp đỡ các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn biến ước mơ thành hiện thực. 30 chiếc xe máy Yamaha đang chờ trao tặng các sinh viên luôn sống với khát khao. Hãy giới thiệu cho những người bạn của bạn tham gia www.tiepbuocthanhcong.vn để nhận 1 chiếc xe máy do Yamaha trao tặng. Riêng bạn, Yamaha cũng có những phần quà cực kool!
www.tiepbuocthanhcong.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom