- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
(DNOL) - Bạn đang muốn gây dựng sự nghiệp riêng, muốn mở công ty để làm ông chủ. Bạn nhận ra rằng vợ mình cũng có đầy đủ tố chất của một nữ doanh nhân thành đạt, từ đó bạn băn khoăn không biết có nên “lôi kéo” vợ mình chung tay gây dựng sự nghiệp hay không? Và làm thế nào để cô ấy đồng ý dốc hết sức lực đầu quân cho công ty của mình?
1. Thăm dò ý vợ
Bạn biết rõ mười mươi là vợ mình rất thông minh, giỏi giang. Cô ấy đang làm trưởng phòng cho một công ty lớn, môi trường làm việc hiện đại năng động và khả năng thăng tiến đang mở ra trước mắt. Bạn cũng biết chắc rằng quyết định rời bỏ công ty đó để trở về bắt đầu mọi thứ với công ty nhỏ bé của bạn là một quyết định khá khó khăn với cô ấy, cho dù cô ấy là vợ của bạn. Vậy bạn phải làm sao? Đầu tiên, hãy ngỏ ý “xa gần” xem cô ấy có thích kinh doanh không? Có thích cùng bạn mở công ty riêng không? Bạn nên nhớ rằng đây là vấn đề công danh sự nghiệp của vợ bạn, dù có thể với cô ấy sự nghiệp xếp sau gia đình, nhưng không có nghĩa là bạn có quyền áp đặt cho cô ấy mọi thứ. Hãy để cô ấy tự quyết định. Nếu bạn ép cô ấy về làm sếp cùng với bạn cho công ty sắp sửa thành lập, mà cô ấy lại không muốn như vậy thì sớm muộn cô ấy cũng sẽ bị căng thẳng và sẽ kéo theo vô vàn những điều không thuận lợi khác.
2. Cân nhắc
Bạn đừng quên cân nhắc đến yếu tố rất quan trọng sau: Liệu công ty mới mở ra sẽ đem lại lợi nhuận sau bao lâu? Bạn sẽ chèo chống con thuyền gia đình thế nào trong cơn khủng hoảng kinh tế khi mà thu nhập của cả gia đình hoàn toàn trông chờ vào nguồn thu của công ty mới. Khi cô ấy vẫn còn làm ở công ty cũ thì dù sao cũng có một đồng lương ổn định và vấn đề tài chính của gia đình sẽ bớt khó khăn trong những ngày đầu công ty bước vào hoạt động chưa đem lại nhiều lợi nhuận, ấy là còn chưa kể đến trường hợp bị thua lỗ. Nếu bạn định kinh doanh mặt hàng sẽ đem lại lợi nhuận cao một cách nhanh chóng thì nên thuyết phục cô ấy về làm cùng, còn nếu bạn đầu tư vào một lĩnh vực nhiều rủi ro thì nên để cô ấy làm việc ở công ty cũ, kinh tế gia đình bạn sẽ bớt khó khăn.
(Ảnh minh họa)
3. Phân tích năng lực
Cô ấy được thừa nhận là người có khả năng kinh doanh, có năng lực làm việc độc lập, tự chủ và sáng tạo… nhưng không phải khi làm bất kì việc gì cô ấy cũng có cơ hội phát huy tối đa năng lực. Cô ấy chỉ thực sự tỏa sáng nếu được làm việc đúng chuyên môn và sở thích. Sở thích của vợ bạn có thể không trùng khít với sở thích của bạn. Hãy nhìn thẳng và nhận xét một cách công bằng vào năng lực của cô ấy. Nếu thấy vợ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang hướng tới, thì còn đợi gì nữa mà bạn không thuyết phục một nửa của mình chung tay thành lập một công ty mang thương hiệu riêng của gia đình?
4. Phân chia quyền lực
Vấn đề phân chia quyền lực khi hai vợ chồng cùng làm chủ công ty thực sự là vấn đề rất đáng lưu tâm. Bạn coi mình là ông chủ, có toàn quyền đối với công ty, không muốn chia sẻ quyền lực với vợ trong khi vợ bạn lại muốn bạn chia sẻ? Đó là một mâu thuẫn chỉ có thể hóa giải nếu cả hai cùng ngồi lại và thống nhất phân chia, ai có quyền đến đâu? Bạn đừng quên rằng: Trong cuộc sống gia đình khi cả hai rũ bỏ công việc thì bạn có thể “tận dụng” uy lực của người chồng để đôi khi lấn lướt vợ, bắt vợ làm điều này điều khác. Nhưng trong công việc, mọi thứ phải rõ ràng, bạn có một số quyền nhất định và vợ bạn cũng phải có một số quyền nhất định. Vợ bạn có khả năng đảm nhận những vị trí cao của công ty và không thể có chuyện bạn không trao quyền cho cô ấy. Nếu bạn đối xử với cô ấy như những nhân viên bình thường (trong khi cô ấy có dư năng lực) thì bạn hoàn toàn sai lầm và mâu thuẫn giữa hai người sẽ sớm nảy sinh.
(Ảnh minh họa)
5. Hạnh phúc gia đình
Để gia đình hạnh phúc thì ngoài sự nghiệp của vợ, chồng thì còn rất nhiều yếu tố khác. Khi mời cô ấy về đầu quân cho bạn đồng nghĩa với việc cả hai người sẽ “giáp mặt nhau” suốt cả ngày cả đêm (trừ những lúc cả hai có việc phải ra ngoài). Vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn là người thích tự do bay nhảy và không thích bị vợ quản thúc nhiều đến vậy? Bạn không muốn nhìn thấy vợ quá nhiều vì sẽ dễ nhàm chán? Vậy thì bạn hãy từ bỏ ý định mời cô ấy về làm cho công ty của bạn, tốt nhất là hãy để cô ấy phát triển sự nghiệp ở một phương trời khác.
6. Thử thách
Nếu bạn vẫn còn rất băn khoăn không biết nên thuyết phục về làm việc cùng mình hay không, hãy mời cô ấy về làm bán thời gian. Nếu thấy cả hai có thể hòa hợp và thoải mái trong công việc thì bạn nên tiếp tục để vợ làm việc toàn thời gian, còn nếu không thì hãy biết chấp nhận mỗi người một sự nghiệp riêng.
(Jobvietnamnet)
2. Cân nhắc
Bạn đừng quên cân nhắc đến yếu tố rất quan trọng sau: Liệu công ty mới mở ra sẽ đem lại lợi nhuận sau bao lâu? Bạn sẽ chèo chống con thuyền gia đình thế nào trong cơn khủng hoảng kinh tế khi mà thu nhập của cả gia đình hoàn toàn trông chờ vào nguồn thu của công ty mới. Khi cô ấy vẫn còn làm ở công ty cũ thì dù sao cũng có một đồng lương ổn định và vấn đề tài chính của gia đình sẽ bớt khó khăn trong những ngày đầu công ty bước vào hoạt động chưa đem lại nhiều lợi nhuận, ấy là còn chưa kể đến trường hợp bị thua lỗ. Nếu bạn định kinh doanh mặt hàng sẽ đem lại lợi nhuận cao một cách nhanh chóng thì nên thuyết phục cô ấy về làm cùng, còn nếu bạn đầu tư vào một lĩnh vực nhiều rủi ro thì nên để cô ấy làm việc ở công ty cũ, kinh tế gia đình bạn sẽ bớt khó khăn.
(Ảnh minh họa)
3. Phân tích năng lực
Cô ấy được thừa nhận là người có khả năng kinh doanh, có năng lực làm việc độc lập, tự chủ và sáng tạo… nhưng không phải khi làm bất kì việc gì cô ấy cũng có cơ hội phát huy tối đa năng lực. Cô ấy chỉ thực sự tỏa sáng nếu được làm việc đúng chuyên môn và sở thích. Sở thích của vợ bạn có thể không trùng khít với sở thích của bạn. Hãy nhìn thẳng và nhận xét một cách công bằng vào năng lực của cô ấy. Nếu thấy vợ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang hướng tới, thì còn đợi gì nữa mà bạn không thuyết phục một nửa của mình chung tay thành lập một công ty mang thương hiệu riêng của gia đình?
4. Phân chia quyền lực
Vấn đề phân chia quyền lực khi hai vợ chồng cùng làm chủ công ty thực sự là vấn đề rất đáng lưu tâm. Bạn coi mình là ông chủ, có toàn quyền đối với công ty, không muốn chia sẻ quyền lực với vợ trong khi vợ bạn lại muốn bạn chia sẻ? Đó là một mâu thuẫn chỉ có thể hóa giải nếu cả hai cùng ngồi lại và thống nhất phân chia, ai có quyền đến đâu? Bạn đừng quên rằng: Trong cuộc sống gia đình khi cả hai rũ bỏ công việc thì bạn có thể “tận dụng” uy lực của người chồng để đôi khi lấn lướt vợ, bắt vợ làm điều này điều khác. Nhưng trong công việc, mọi thứ phải rõ ràng, bạn có một số quyền nhất định và vợ bạn cũng phải có một số quyền nhất định. Vợ bạn có khả năng đảm nhận những vị trí cao của công ty và không thể có chuyện bạn không trao quyền cho cô ấy. Nếu bạn đối xử với cô ấy như những nhân viên bình thường (trong khi cô ấy có dư năng lực) thì bạn hoàn toàn sai lầm và mâu thuẫn giữa hai người sẽ sớm nảy sinh.
(Ảnh minh họa)
5. Hạnh phúc gia đình
Để gia đình hạnh phúc thì ngoài sự nghiệp của vợ, chồng thì còn rất nhiều yếu tố khác. Khi mời cô ấy về đầu quân cho bạn đồng nghĩa với việc cả hai người sẽ “giáp mặt nhau” suốt cả ngày cả đêm (trừ những lúc cả hai có việc phải ra ngoài). Vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn là người thích tự do bay nhảy và không thích bị vợ quản thúc nhiều đến vậy? Bạn không muốn nhìn thấy vợ quá nhiều vì sẽ dễ nhàm chán? Vậy thì bạn hãy từ bỏ ý định mời cô ấy về làm cho công ty của bạn, tốt nhất là hãy để cô ấy phát triển sự nghiệp ở một phương trời khác.
6. Thử thách
Nếu bạn vẫn còn rất băn khoăn không biết nên thuyết phục về làm việc cùng mình hay không, hãy mời cô ấy về làm bán thời gian. Nếu thấy cả hai có thể hòa hợp và thoải mái trong công việc thì bạn nên tiếp tục để vợ làm việc toàn thời gian, còn nếu không thì hãy biết chấp nhận mỗi người một sự nghiệp riêng.
(Jobvietnamnet)