- Tham gia
- 17/12/2009
- Bài viết
- 83
Chính là 9 món ăn tiêu biểu mà ai ai cũng nên biết đến của đất nước Kim Chi đấy các teens!
Đối với người dân Hàn Quốc, ẩm thực luôn được coi là một phần quan trọng của nền văn hóa lâu đời và đặc sắc nơi đây. Ở một gia đình truyền thống, một bữa sáng thường gồm có 6 món, bữa trưa và tối thì còn phải có đến tận 20 món với những thành phần nguyên liệu cũng như cách chế biến khác nhau. Sự đa dạng của ẩm thực còn được thể hiện qua sự kén chọn món ăn của từng vùng, miền riêng biệt và cho từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Và trong kho tàng những món ngon đồ sộ đó, hôm nay, chúng mình hãy cùng nhau gặp gỡ 9 vị “đại gia” cầm cờ đầu trong nền ẩm thực của xứ Hàn nhé!
Đầu tiên, chúng mình không thể không nhắc đến “đại gia” Ddeok-Bo-Ggi – món ăn mà thái tử phi Yeh đã phải trốn đi để thưởng thức đó mà. Món bánh gạo với nước sốt cay này được xếp hạng là món ăn có tỉ lệ được “đóng phim” cao nhất trong ẩm thực xứ Hàn cơ đấy. Được bắt nguồn từ bánh Tteok – loại bánh được xem như là một biểu tượng văn hóa điển hình của đất nước và con người Hàn Quốc – Ddeok-Bo-Ggi xuất hiện ở khắp mọi nơi từ đường phố cho đến những nhà hàng sang trọng. Có lẽ vì sức hấp dẫn đặc biệt đối với người dân Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi, dù là ở thời điểm nào trong năm, món bánh gạo cay vẫn luôn được chào đón nồng nhiệt. Tuy nhiên, vị cay nồng của Ddeok-Bo-Ggi chỉ thật sự phát huy tác dụng hấp dẫn của mình nhất chính là vào mùa đông lạnh giá mà thôi.
Vị đại gia thứ hai phải kể đến là Kim-Bap – một trong những đặc sản nổi tiếng ở nơi đây. Tuy hay bị so sánh như Sushi của người Nhật nhưng đối với người dân xứ Hàn, Kim-Bap vẫn là món ăn đặc trưng của riêng đất nước họ. Lời giải thích được nhấn mạnh vào nguyên liệu làm nên món ăn này đều là những thứ thân thuộc nhất đối với người Hàn Quốc: thịt, trứng và rau. Cách làm đơn giản với những nguyên liệu rẻ tiền, Kim-Bap đã trở thành món ăn được nhiều người trên khắp thế giới lựa chọn cho những buổi picnic hay lễ hội lớn.
“Fast-food thế giới có sandwich, có hamburger, chúng tôi có Bi-Bim-Bap” – đó chính là khẩu hiểu đầy tự hào của người Hàn Quốc dành cho món cơm trộn của đất nước mình. Chưa hết, nếu như fastfood thế giới bị “bĩu môi” vì những ảnh hưởng không tốt lắm đến sức khỏe của thực khách thì trong Bi-Bim-Bap, chúng mình lại thấy có đầy đủ cả cơm, rau, thịt và trứng nữa, đầy đủ chất dinh dưỡng quá phải không nào? Thêm vào đó, cơm trộn còn có “tuổi đời” khá lớn, từ những năm 1800 cơ đấy! Một tô Bi-Bim-Bap hoàn hảo còn hấp dẫn thực khách bởi màu sắc và khách trình bày đẹp mắt, nào là dưa chuột thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá, rau diếp, nào là trứng tráng và thịt bò được ướp gia vị thái nhỏ. Tất cả trộn đều cùng với nước sốt làm từ ớt. Chỉ nhìn thôi đã thật bắt mắt phải không các ấy?
Biết đến Hàn Quốc mà không biết đến mỳ lạnh - Naeng-Myeon thì quả là một thiếu số vô cùng lớn. Gọi là mỳ lạnh, được ưa chuộng cực kỳ trong mùa hè oi bức nhưng Naeng-Myeon lại bắt nguồn từ một món ăn mùa đông ở phía Bắc Triều Tiên. Những sợi mỳ mỏng được làm bằng tay (thường được làm từ kiều mạch, có nơi thì làm từ kudzu, có khi bằng cả rong biển và trà xanh nữa) và được phục vụ theo kiểu truyền thống trong một chiếc bát inox lớn, nước dùng đá mát lạnh có hương thơm, rau sống thái dài... Ngoài ra người ta còn cho thêm thịt bò lạnh hoặc một quả trứng luộc tạo màu sắc hấp dẫn cho một bát mỳ lạnh nữa nữa. Mỳ lạnh có mùi nồng, vị thanh thanh, ngọt và mát thích hợp cực kỳ để xóa tan cái nóng oi bức của mùa hè. Tuy nhiên, không vì thế mà mùa đông Hàn Quốc thiếu vắng món ăn này đâu nhé, người ta có thể thay nước dùng thành nước kim chi đó!
Nếu nhắc đến những “đại gia” của ẩm thực Hàn Quốc thì không thể không kể đến món mỳ đen trứ danh - Ja-Jang-Myeon. Được mệnh danh là “mỳ cô đơn”, Ja-Jang-Myeon là món ăn chính trong “Ngày Đen đối với tình yêu” ở Hàn Quốc (ngày 14/4 đấy các ấy ạ). Đây là một ngày dành riêng cho những người độc thân hàng năm, họ thường mặc đồ đen, dùng bữa trưa là một bát mỳ lớn Ja-jang-myeon với ý nghĩa chia sẻ đồng cảm từ những trái tim cô đơn. Món ăn gồm hai phần chính là mỳ và nước sốt tương đen. Sợi mỳ vàng để làm Ja-jang-myeon phải được trần cho chín tới, không bột quá cũng không cứng, mềm và dai vừa đủ, nước sốt thì được làm từ đậu tương đen bao gồm cả tỏi, bí xanh và thịt ở bên trên (thường là thịt bò hoặc thịt heo), có khi người ta còn cho thêm cả hải sản băm nhỏ nữa. Khi nấu tương, bột ngô cũng thường được thêm vào để tô mỳ thêm dày và đậm đồng thời giữ cho mỳ được nóng hổi. Tuy không bắt mắt về vẻ ngoài nhưng bù lại, hương vị của Ja-jang-myeon lại khiến cho không ít bạn trẻ trên khắp thế giới bị cuốn hút cực kỳ đấy!
Chúng mình đã gặp mặt hai loại mỳ trứ danh của ẩm thực xứ Hàn rồi thế nhưng đố các teens biết loại mỳ thứ ba cũng được coi là biểu tượng của nơi đây là món mỳ gì không? Cực kỳ là bất ngờ luôn vì đó chính là Ra-Myeon – mỳ ăn liền Hàn Quốc. Theo thống kê, lượng tiêu thụ mỳ ăn liền ở nơi đây xếp hạng nhất trên thế giới cơ các teens ạ! Xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1990, Ra-Myeon nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân xứ Hàn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, từ món ăn không mấy được ưa chuộng ở các nước phát triển, mỳ ăn liền đã được biến tấu thành gần nhiều kiểu phối hợp hương vị khác nhau (ước tính phải trên 1000 loại cơ đấy, đáng sợ hem???) Người Hàn Quốc cũng luôn tự hào về món mỳ ăn liền của xứ sở mình, với họ, đó là tác phẩm của sự sáng tạo, tìm tòi những điều thú vị từ chính những thứ mà ít nghĩ đến nhất.
Có người coi món ăn Bul-Go-Gi là thịt bò ướp nướng theo kiểu phương tây nên không được xếp hàng trong danh sách những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Hàn Quốc. Điều này quả là cực kỳ sai lầm! Bul-Go-Gi trong tiếng Hàn có nghĩa là “thịt lửa” và đã xuất hiện từ thời xa xưa ngay tại hoàng cùng của đất nước ngày. Tương truyền thì tổ tiên của người Hàn Quốc là dân du mục ở vùng Trung Á và món ăn này được bắt nguồn từ chính những xiên thịt mà họ vẫn sử dụng trong chuyến phiêu du của mình. Mởi đầu, khi chế biến, người ta thái thịt thành từng mảng hình vuông sau đó tẩm gia vị, để ngấm rồi mang đi nướng. Tuy nhiên điều đó khiến cho thịt bị nguội và vị ngon cũng giảm đi rất nhiều.. Để khắc phục, một chiếc bàn đặc biệt được đục lỗ ở giữa để chậu than vào được tạo ra chuyên dùng riêng cho việc chế biến Bul-Go-Gi. Nhờ vậy mà thực khách có thể thưởng thức món Bul-Go-Gi một cách nóng hổi và phương pháp này được lưu truyền đến tận ngày nay.
Tuy còn nhiều tranh cãi và thường ít được góp mặt nhất trong những bộ phim giới thiệu về ẩm thực xứ Hàn nhưng không thể phủ nhận vị trí cực kỳ quan trọng của món Gae-Go-Gi – thịt chó đối với người dân nơi đây. Người Hàn Quốc rất thích ăn thịt chó, thậm chí ngay giữa thủ đô Seoul còn có cả một “phố thịt chó”. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Khác với Việt Nam, người Hàn Quốc rất quý món ăn này. Thịt sau khi mổ được cất giữ tủ lạnh và lấy ra dùng dần bằng cách cho vào nồi cùng với các loại rau, nấm nấu dưới dạng lẩu và được trình bày rất đẹp mắt, cũng có khi được chế biến thành một món xúp có tên gọi là Boshintang.
Cùng giống như Gae-Go-Ki, San-Nak-Ji không được “phổ cập” nhiều trên các bộ phim truyền hình bởi vẻ ngoài khá đáng sợ của nó. Đây là món bạch tuộc con cắt nhỏ được trộn cùng với dầu vừng, xả và ớt. Điều đặc biệt của nó là những chú bạch tuộc con đó đều..còn tươi sống hết cả. Thậm chí một số nhà hàng còn để nguyên cho chúng ngọ nguậy cơ…Nghe ghê vậy thôi nhưng món này lại được cực kỳ nhiều thực khách phương Tây ưa chuộng đấy. Nó còn được xếp hạng 1 trong 99 món ăn không - thể - bỏ - qua trên thế giới nữa cơ. Còn ở Hàn Quốc, bạn có thể tìm thấy San-Nak-Ji ở khắp mọi nơi, trên đường phố, trong các quán bar hay trong cả những nhà hàng sang trọng, đó là một trong những món ăn nhiều chất dinh dưỡng nhất mà lại có giá khá bình dân. Một số nơi chấp nhận việc “làm chín” những chú bạch tuộc bằng cách chế biến chúng dưới dạng một loại lẩu giúp cho các du khách lần đầu nhìn thấy món ăn không bị hoảng sợ nhiều nữa. Có bạn nào đang ở Hàn Quốc đã bạo gạn nếm thử món ăn này chưa thế?
Và cuối cùng, thay cho lời kết, chúng mình hãy gặp gỡ vị “đại gia” lớn nhất của ẩm thực xứ Hàn – món ăn đã được đặt tên cho cả đất nước này – đó chính là Kim Chi. Một bữa ăn của người Hàn Quốc hầu như không bao giờ vắng mặt Kim Chi dù đó là gia đình quý tộc hay người dân lao động nghèo khó. Xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ thứ 7 nhưng “phiên bản sơ khai” của món ăn này chỉ đơn giản là rau củ muối mà thôi. Phải đến giữa thế kỉ thứ 12, ớt từ các nước phương Tây mới bắt đầu có mặt ở xứ Hàn và nhanh chóng góp mặt trong món ăn truyền thống này. Ngày nay, Kim Chi càng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới với nhiều loại hình đa dang và ngay cả cách sử dụng món ăn này cũng được người đầu bếp sáng tạo theo nhiều phong cách khác nhau. Tất cả điều này đã đưa món ăn bình dân, giản dị đó trở thành một biểu tượng của riêng người Hàn Quốc – Xứ sở Kim Chi.
nhìn ngon quá đi
Đối với người dân Hàn Quốc, ẩm thực luôn được coi là một phần quan trọng của nền văn hóa lâu đời và đặc sắc nơi đây. Ở một gia đình truyền thống, một bữa sáng thường gồm có 6 món, bữa trưa và tối thì còn phải có đến tận 20 món với những thành phần nguyên liệu cũng như cách chế biến khác nhau. Sự đa dạng của ẩm thực còn được thể hiện qua sự kén chọn món ăn của từng vùng, miền riêng biệt và cho từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Và trong kho tàng những món ngon đồ sộ đó, hôm nay, chúng mình hãy cùng nhau gặp gỡ 9 vị “đại gia” cầm cờ đầu trong nền ẩm thực của xứ Hàn nhé!
Đầu tiên, chúng mình không thể không nhắc đến “đại gia” Ddeok-Bo-Ggi – món ăn mà thái tử phi Yeh đã phải trốn đi để thưởng thức đó mà. Món bánh gạo với nước sốt cay này được xếp hạng là món ăn có tỉ lệ được “đóng phim” cao nhất trong ẩm thực xứ Hàn cơ đấy. Được bắt nguồn từ bánh Tteok – loại bánh được xem như là một biểu tượng văn hóa điển hình của đất nước và con người Hàn Quốc – Ddeok-Bo-Ggi xuất hiện ở khắp mọi nơi từ đường phố cho đến những nhà hàng sang trọng. Có lẽ vì sức hấp dẫn đặc biệt đối với người dân Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi, dù là ở thời điểm nào trong năm, món bánh gạo cay vẫn luôn được chào đón nồng nhiệt. Tuy nhiên, vị cay nồng của Ddeok-Bo-Ggi chỉ thật sự phát huy tác dụng hấp dẫn của mình nhất chính là vào mùa đông lạnh giá mà thôi.
Vị đại gia thứ hai phải kể đến là Kim-Bap – một trong những đặc sản nổi tiếng ở nơi đây. Tuy hay bị so sánh như Sushi của người Nhật nhưng đối với người dân xứ Hàn, Kim-Bap vẫn là món ăn đặc trưng của riêng đất nước họ. Lời giải thích được nhấn mạnh vào nguyên liệu làm nên món ăn này đều là những thứ thân thuộc nhất đối với người Hàn Quốc: thịt, trứng và rau. Cách làm đơn giản với những nguyên liệu rẻ tiền, Kim-Bap đã trở thành món ăn được nhiều người trên khắp thế giới lựa chọn cho những buổi picnic hay lễ hội lớn.
“Fast-food thế giới có sandwich, có hamburger, chúng tôi có Bi-Bim-Bap” – đó chính là khẩu hiểu đầy tự hào của người Hàn Quốc dành cho món cơm trộn của đất nước mình. Chưa hết, nếu như fastfood thế giới bị “bĩu môi” vì những ảnh hưởng không tốt lắm đến sức khỏe của thực khách thì trong Bi-Bim-Bap, chúng mình lại thấy có đầy đủ cả cơm, rau, thịt và trứng nữa, đầy đủ chất dinh dưỡng quá phải không nào? Thêm vào đó, cơm trộn còn có “tuổi đời” khá lớn, từ những năm 1800 cơ đấy! Một tô Bi-Bim-Bap hoàn hảo còn hấp dẫn thực khách bởi màu sắc và khách trình bày đẹp mắt, nào là dưa chuột thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá, rau diếp, nào là trứng tráng và thịt bò được ướp gia vị thái nhỏ. Tất cả trộn đều cùng với nước sốt làm từ ớt. Chỉ nhìn thôi đã thật bắt mắt phải không các ấy?
Biết đến Hàn Quốc mà không biết đến mỳ lạnh - Naeng-Myeon thì quả là một thiếu số vô cùng lớn. Gọi là mỳ lạnh, được ưa chuộng cực kỳ trong mùa hè oi bức nhưng Naeng-Myeon lại bắt nguồn từ một món ăn mùa đông ở phía Bắc Triều Tiên. Những sợi mỳ mỏng được làm bằng tay (thường được làm từ kiều mạch, có nơi thì làm từ kudzu, có khi bằng cả rong biển và trà xanh nữa) và được phục vụ theo kiểu truyền thống trong một chiếc bát inox lớn, nước dùng đá mát lạnh có hương thơm, rau sống thái dài... Ngoài ra người ta còn cho thêm thịt bò lạnh hoặc một quả trứng luộc tạo màu sắc hấp dẫn cho một bát mỳ lạnh nữa nữa. Mỳ lạnh có mùi nồng, vị thanh thanh, ngọt và mát thích hợp cực kỳ để xóa tan cái nóng oi bức của mùa hè. Tuy nhiên, không vì thế mà mùa đông Hàn Quốc thiếu vắng món ăn này đâu nhé, người ta có thể thay nước dùng thành nước kim chi đó!
Nếu nhắc đến những “đại gia” của ẩm thực Hàn Quốc thì không thể không kể đến món mỳ đen trứ danh - Ja-Jang-Myeon. Được mệnh danh là “mỳ cô đơn”, Ja-Jang-Myeon là món ăn chính trong “Ngày Đen đối với tình yêu” ở Hàn Quốc (ngày 14/4 đấy các ấy ạ). Đây là một ngày dành riêng cho những người độc thân hàng năm, họ thường mặc đồ đen, dùng bữa trưa là một bát mỳ lớn Ja-jang-myeon với ý nghĩa chia sẻ đồng cảm từ những trái tim cô đơn. Món ăn gồm hai phần chính là mỳ và nước sốt tương đen. Sợi mỳ vàng để làm Ja-jang-myeon phải được trần cho chín tới, không bột quá cũng không cứng, mềm và dai vừa đủ, nước sốt thì được làm từ đậu tương đen bao gồm cả tỏi, bí xanh và thịt ở bên trên (thường là thịt bò hoặc thịt heo), có khi người ta còn cho thêm cả hải sản băm nhỏ nữa. Khi nấu tương, bột ngô cũng thường được thêm vào để tô mỳ thêm dày và đậm đồng thời giữ cho mỳ được nóng hổi. Tuy không bắt mắt về vẻ ngoài nhưng bù lại, hương vị của Ja-jang-myeon lại khiến cho không ít bạn trẻ trên khắp thế giới bị cuốn hút cực kỳ đấy!
Chúng mình đã gặp mặt hai loại mỳ trứ danh của ẩm thực xứ Hàn rồi thế nhưng đố các teens biết loại mỳ thứ ba cũng được coi là biểu tượng của nơi đây là món mỳ gì không? Cực kỳ là bất ngờ luôn vì đó chính là Ra-Myeon – mỳ ăn liền Hàn Quốc. Theo thống kê, lượng tiêu thụ mỳ ăn liền ở nơi đây xếp hạng nhất trên thế giới cơ các teens ạ! Xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1990, Ra-Myeon nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân xứ Hàn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, từ món ăn không mấy được ưa chuộng ở các nước phát triển, mỳ ăn liền đã được biến tấu thành gần nhiều kiểu phối hợp hương vị khác nhau (ước tính phải trên 1000 loại cơ đấy, đáng sợ hem???) Người Hàn Quốc cũng luôn tự hào về món mỳ ăn liền của xứ sở mình, với họ, đó là tác phẩm của sự sáng tạo, tìm tòi những điều thú vị từ chính những thứ mà ít nghĩ đến nhất.
Có người coi món ăn Bul-Go-Gi là thịt bò ướp nướng theo kiểu phương tây nên không được xếp hàng trong danh sách những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Hàn Quốc. Điều này quả là cực kỳ sai lầm! Bul-Go-Gi trong tiếng Hàn có nghĩa là “thịt lửa” và đã xuất hiện từ thời xa xưa ngay tại hoàng cùng của đất nước ngày. Tương truyền thì tổ tiên của người Hàn Quốc là dân du mục ở vùng Trung Á và món ăn này được bắt nguồn từ chính những xiên thịt mà họ vẫn sử dụng trong chuyến phiêu du của mình. Mởi đầu, khi chế biến, người ta thái thịt thành từng mảng hình vuông sau đó tẩm gia vị, để ngấm rồi mang đi nướng. Tuy nhiên điều đó khiến cho thịt bị nguội và vị ngon cũng giảm đi rất nhiều.. Để khắc phục, một chiếc bàn đặc biệt được đục lỗ ở giữa để chậu than vào được tạo ra chuyên dùng riêng cho việc chế biến Bul-Go-Gi. Nhờ vậy mà thực khách có thể thưởng thức món Bul-Go-Gi một cách nóng hổi và phương pháp này được lưu truyền đến tận ngày nay.
Tuy còn nhiều tranh cãi và thường ít được góp mặt nhất trong những bộ phim giới thiệu về ẩm thực xứ Hàn nhưng không thể phủ nhận vị trí cực kỳ quan trọng của món Gae-Go-Gi – thịt chó đối với người dân nơi đây. Người Hàn Quốc rất thích ăn thịt chó, thậm chí ngay giữa thủ đô Seoul còn có cả một “phố thịt chó”. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Khác với Việt Nam, người Hàn Quốc rất quý món ăn này. Thịt sau khi mổ được cất giữ tủ lạnh và lấy ra dùng dần bằng cách cho vào nồi cùng với các loại rau, nấm nấu dưới dạng lẩu và được trình bày rất đẹp mắt, cũng có khi được chế biến thành một món xúp có tên gọi là Boshintang.
Cùng giống như Gae-Go-Ki, San-Nak-Ji không được “phổ cập” nhiều trên các bộ phim truyền hình bởi vẻ ngoài khá đáng sợ của nó. Đây là món bạch tuộc con cắt nhỏ được trộn cùng với dầu vừng, xả và ớt. Điều đặc biệt của nó là những chú bạch tuộc con đó đều..còn tươi sống hết cả. Thậm chí một số nhà hàng còn để nguyên cho chúng ngọ nguậy cơ…Nghe ghê vậy thôi nhưng món này lại được cực kỳ nhiều thực khách phương Tây ưa chuộng đấy. Nó còn được xếp hạng 1 trong 99 món ăn không - thể - bỏ - qua trên thế giới nữa cơ. Còn ở Hàn Quốc, bạn có thể tìm thấy San-Nak-Ji ở khắp mọi nơi, trên đường phố, trong các quán bar hay trong cả những nhà hàng sang trọng, đó là một trong những món ăn nhiều chất dinh dưỡng nhất mà lại có giá khá bình dân. Một số nơi chấp nhận việc “làm chín” những chú bạch tuộc bằng cách chế biến chúng dưới dạng một loại lẩu giúp cho các du khách lần đầu nhìn thấy món ăn không bị hoảng sợ nhiều nữa. Có bạn nào đang ở Hàn Quốc đã bạo gạn nếm thử món ăn này chưa thế?
Và cuối cùng, thay cho lời kết, chúng mình hãy gặp gỡ vị “đại gia” lớn nhất của ẩm thực xứ Hàn – món ăn đã được đặt tên cho cả đất nước này – đó chính là Kim Chi. Một bữa ăn của người Hàn Quốc hầu như không bao giờ vắng mặt Kim Chi dù đó là gia đình quý tộc hay người dân lao động nghèo khó. Xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ thứ 7 nhưng “phiên bản sơ khai” của món ăn này chỉ đơn giản là rau củ muối mà thôi. Phải đến giữa thế kỉ thứ 12, ớt từ các nước phương Tây mới bắt đầu có mặt ở xứ Hàn và nhanh chóng góp mặt trong món ăn truyền thống này. Ngày nay, Kim Chi càng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới với nhiều loại hình đa dang và ngay cả cách sử dụng món ăn này cũng được người đầu bếp sáng tạo theo nhiều phong cách khác nhau. Tất cả điều này đã đưa món ăn bình dân, giản dị đó trở thành một biểu tượng của riêng người Hàn Quốc – Xứ sở Kim Chi.
nhìn ngon quá đi