- Tham gia
- 25/9/2016
- Bài viết
- 79
Tỷ phú Trump, người từng huyênh hoang “Hãy tóm cái ấy của các ả đàn bà” đã trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Kết quả này là một cú sốc quá lớn, nhưng không hề vô lý.
Trump cùng đại gia đình ra mắt sau khi thắng cử tổng thống: Sau những giờ chờ đợi kiểm phiếu ở các bang, người ủng hộ Donald Trump đã được thấy ứng viên này bước ra sân khấu tại New York để tuyên bố thắng cử tổng thống Mỹ.
Suốt buổi tối 8/11 và rạng sáng 9/11, tôi có mặt ở Quảng trường Thời Đại tại thành phố New York để theo dõi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Từ khoảng 20h, đã có rất nhiều người tập trung tại đây và đa phần đều tin tưởng cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ giành chiến thắng một cách thuyết phục. Nhưng tâm trạng háo hứng dần thế chỗ cho sự ngạc nhiên, hoang mang, sốc và giận dữ.
Bởi ông Trump liên tục giành thắng lợi từ bang này tới bang khác. Càng về khuya, nỗi tuyệt vọng càng hiện rõ trên khuôn mặt của những người theo dõi kết quả bầu cử qua những màn hình lớn tại Quảng trường Thời Đại. Nhiều thanh niên bức xúc ngồi bệt xuống đất, chửi rủa: “Bọn Ohio khốn nạn”, “Bọn Florida chết tiệt”, “Lũ North Carolina đê tiện”...
Donald Trump hồi hộp đợi kết quả.
Nỗi bức xúc với “những kẻ lười biếng”
Không ít người bàng hoàng, lắc đầu: “Điều gì đã xảy ra vậy?” Trước đó, rất nhiều cử tri Dân chủ tỏ ra rất tự tin vào chiến thắng của bà Clinton.
Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Ông Trump giành chiến thắng vang dội với số phiếu đại cử tri 288, vượt quá xa mức 215 của bà Clinton. Ông sẽ là tổng thống đầu tiên bước vào Nhà Trắng mà không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị, ngoại giao hay quân sự nào cả. Và chắc chắn cả thế giới sẽ bối rối với Tổng thống Donald Trump.
Tại sao gã tỷ phú ngông ngênh, từng dọa cấm cửa người Hồi giáo vào Mỹ, liên tục nói dối trắng trợn, huênh hoang về hành vi xâm hại t.ình d.ục phụ nữ, bị phê phán là “vô liêm sỉ”... lại có thể đàng hoàng bước vào Nhà Trắng một cách thuyết phục đến vậy?
Nhìn vào kết quả bầu cử, không thể kết luận đơn giản rằng chỉ có người da trắng lớn tuổi, thiếu học thức đứng về phía Trump.
Người Mỹ chia rẽ sau khi Trump thắng cử. Ảnh: Reuters.
Trong chuyến đi tác nghiệp lần này, bản thân tôi đã gặp rất nhiều cử tri ủng hộ Trump, từ người gốc Việt, người nhập cư gốc Mỹ Latinh, người da đen, phụ nữ.... Điểm chung của họ là quá chán hệ thống hiện tại và muốn có sự thay đổi. Nhiều người trong số họ chỉ trích đảng Dân chủ mà bà Clinton làm đại diện “chỉ đem tiền chu cấp cho những kẻ lười biếng và những kẻ nhập cư bất hợp pháp”.
Juan, một kỹ thuật viên kiêm nghề tài xế Uber ở Los Angeles, kể với tôi rằng anh rất khó chịu khi chứng kiến nhiều người lười biếng, không chịu đi làm, nhưng vẫn nhận được tiền trợ cấp của chính phủ vì đẻ nhiều con. “Càng ngồi không nhận tiền như vậy họ càng đẻ thêm để có thêm tiền chứ có chịu làm gì đâu”, Juan bực bội.
Ở San Jose, kỹ sư Hoàng, một người Mỹ gốc Việt, cũng cho rằng chính quyền đảng Dân chủ cứ tăng thuế đối với những người đi làm để nuôi người nghèo, khiến họ ỷ lại, không chịu cố gắng. Và gánh nặng đè lên những người đi làm ngày càng lớn hơn.
Trước cửa Trump Tower, David, một thanh niên da trắng, bức xúc nói càng ngày chi phí bảo hiểm y tế Obamacare càng cao, khiến cuộc sống của gia đình anh gặp nhiều khó khăn về tài chính. Việc ông Trump lớn tiếng đòi phá hủy chương trình Obamacare là nguyên nhân khiến David quyết tâm ủng hộ tỷ phú New York.
Cử tri Dân chủ cũng có lỗi
Kể cả khi ông Trump gây phẫn nộ vì những lời lẽ gây sốc, phân biệt chủng tộc và coi thường phụ nữ, những người ủng hộ ông cũng chẳng coi đó là điều quan trọng. Họ nói rằng mình biết rõ Trump chẳng phải là người hoàn hảo, nhưng có thể tạo ra sự thay đổi ở Washington DC, và đó mới là điều đáng kể.
Nỗi buồn của những người ủng hộ bà Clinton. Ảnh: Reuters.
Không ít người, như kỹ sư Hoàng, cũng đánh giá giới truyền thông Mỹ đã cố tình “dìm” ông Trump để nâng bà Clinton.
Chiến thắng của ông Trump còn xuất phát từ chính các cử tri đảng Dân chủ. Thực tế, số lượng cử tri đảng Dân chủ ở Mỹ cao hơn hẳn so với đảng Cộng hòa, nhưng các cử tri Cộng hòa thường quyết liệt đi bỏ phiếu hơn.
Trong mùa bầu cử này, rất nhiều người Dân chủ thích Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, và khi ông thất bại thì chán nản, không đi bỏ phiếu.
Cũng có những cử tri Dân chủ như cô Mami Halasa ở New York không hài lòng với bà Clinton, nên chọn bầu cho ứng cử viên Jill Stein của đảng Xanh. Cựu nhà báo Robert Hughes ở New York cũng vậy, rất ghét Trump nhưng chẳng muốn đi bầu.
Việc đánh mất những lá phiếu như thế khiến bà Clinton thiệt hại nặng và ông Trump hưởng lợi lớn.
Ở Quảng trường Thời Đại, anh A.J Holmes buồn bã thừa nhận mình không đủ cố gắng, cứ nghĩ rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, bà Clinton sẽ thắng thôi. Nhưng kết quả hoàn toàn trái ngược.
Trước ngày 8/11, mọi cuộc khảo sát đều cho thấy bà Clinton sẽ giành chiến thắng. Nhưng kết quả khảo sát là vô nghĩa và có tính chất đánh lạc hướng. Như một số chuyên gia và cử tri Mỹ phân tích, không ít người ủng hộ ông Trump ngại không thừa nhận điều đó vì ông ta càn rỡ quá, nhưng đến lúc đi bầu thì vẫn bỏ phiếu cho ông ta.
Và thế là Donald Trump giành chiến thắng và sẽ ngạo nghễ bước vào Nhà Trắng. Nước Mỹ 4 năm tới sẽ ra sao khi Tổng thống Trump vô cùng khó lường nắm quyền? Không ai có thể dự đoán được. Có một điều chắc chắn là cả thế giới sẽ còn tiếp tục đau đầu và sốc với Donald Trump.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ra sao?: Các chuyên gia từ Singapore, Mỹ chia sẻ góc nhìn với Zing.vn về tương lai nước Mỹ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump vừa mới đắc cử.
Nguồn: ZingNews.
Trump cùng đại gia đình ra mắt sau khi thắng cử tổng thống: Sau những giờ chờ đợi kiểm phiếu ở các bang, người ủng hộ Donald Trump đã được thấy ứng viên này bước ra sân khấu tại New York để tuyên bố thắng cử tổng thống Mỹ.
Suốt buổi tối 8/11 và rạng sáng 9/11, tôi có mặt ở Quảng trường Thời Đại tại thành phố New York để theo dõi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Từ khoảng 20h, đã có rất nhiều người tập trung tại đây và đa phần đều tin tưởng cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ giành chiến thắng một cách thuyết phục. Nhưng tâm trạng háo hứng dần thế chỗ cho sự ngạc nhiên, hoang mang, sốc và giận dữ.
Bởi ông Trump liên tục giành thắng lợi từ bang này tới bang khác. Càng về khuya, nỗi tuyệt vọng càng hiện rõ trên khuôn mặt của những người theo dõi kết quả bầu cử qua những màn hình lớn tại Quảng trường Thời Đại. Nhiều thanh niên bức xúc ngồi bệt xuống đất, chửi rủa: “Bọn Ohio khốn nạn”, “Bọn Florida chết tiệt”, “Lũ North Carolina đê tiện”...
Donald Trump hồi hộp đợi kết quả.
Nỗi bức xúc với “những kẻ lười biếng”
Không ít người bàng hoàng, lắc đầu: “Điều gì đã xảy ra vậy?” Trước đó, rất nhiều cử tri Dân chủ tỏ ra rất tự tin vào chiến thắng của bà Clinton.
Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Ông Trump giành chiến thắng vang dội với số phiếu đại cử tri 288, vượt quá xa mức 215 của bà Clinton. Ông sẽ là tổng thống đầu tiên bước vào Nhà Trắng mà không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị, ngoại giao hay quân sự nào cả. Và chắc chắn cả thế giới sẽ bối rối với Tổng thống Donald Trump.
Tại sao gã tỷ phú ngông ngênh, từng dọa cấm cửa người Hồi giáo vào Mỹ, liên tục nói dối trắng trợn, huênh hoang về hành vi xâm hại t.ình d.ục phụ nữ, bị phê phán là “vô liêm sỉ”... lại có thể đàng hoàng bước vào Nhà Trắng một cách thuyết phục đến vậy?
Nhìn vào kết quả bầu cử, không thể kết luận đơn giản rằng chỉ có người da trắng lớn tuổi, thiếu học thức đứng về phía Trump.
Người Mỹ chia rẽ sau khi Trump thắng cử. Ảnh: Reuters.
Trong chuyến đi tác nghiệp lần này, bản thân tôi đã gặp rất nhiều cử tri ủng hộ Trump, từ người gốc Việt, người nhập cư gốc Mỹ Latinh, người da đen, phụ nữ.... Điểm chung của họ là quá chán hệ thống hiện tại và muốn có sự thay đổi. Nhiều người trong số họ chỉ trích đảng Dân chủ mà bà Clinton làm đại diện “chỉ đem tiền chu cấp cho những kẻ lười biếng và những kẻ nhập cư bất hợp pháp”.
Juan, một kỹ thuật viên kiêm nghề tài xế Uber ở Los Angeles, kể với tôi rằng anh rất khó chịu khi chứng kiến nhiều người lười biếng, không chịu đi làm, nhưng vẫn nhận được tiền trợ cấp của chính phủ vì đẻ nhiều con. “Càng ngồi không nhận tiền như vậy họ càng đẻ thêm để có thêm tiền chứ có chịu làm gì đâu”, Juan bực bội.
Ở San Jose, kỹ sư Hoàng, một người Mỹ gốc Việt, cũng cho rằng chính quyền đảng Dân chủ cứ tăng thuế đối với những người đi làm để nuôi người nghèo, khiến họ ỷ lại, không chịu cố gắng. Và gánh nặng đè lên những người đi làm ngày càng lớn hơn.
Trước cửa Trump Tower, David, một thanh niên da trắng, bức xúc nói càng ngày chi phí bảo hiểm y tế Obamacare càng cao, khiến cuộc sống của gia đình anh gặp nhiều khó khăn về tài chính. Việc ông Trump lớn tiếng đòi phá hủy chương trình Obamacare là nguyên nhân khiến David quyết tâm ủng hộ tỷ phú New York.
Cử tri Dân chủ cũng có lỗi
Kể cả khi ông Trump gây phẫn nộ vì những lời lẽ gây sốc, phân biệt chủng tộc và coi thường phụ nữ, những người ủng hộ ông cũng chẳng coi đó là điều quan trọng. Họ nói rằng mình biết rõ Trump chẳng phải là người hoàn hảo, nhưng có thể tạo ra sự thay đổi ở Washington DC, và đó mới là điều đáng kể.
Nỗi buồn của những người ủng hộ bà Clinton. Ảnh: Reuters.
Không ít người, như kỹ sư Hoàng, cũng đánh giá giới truyền thông Mỹ đã cố tình “dìm” ông Trump để nâng bà Clinton.
Chiến thắng của ông Trump còn xuất phát từ chính các cử tri đảng Dân chủ. Thực tế, số lượng cử tri đảng Dân chủ ở Mỹ cao hơn hẳn so với đảng Cộng hòa, nhưng các cử tri Cộng hòa thường quyết liệt đi bỏ phiếu hơn.
Trong mùa bầu cử này, rất nhiều người Dân chủ thích Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, và khi ông thất bại thì chán nản, không đi bỏ phiếu.
Cũng có những cử tri Dân chủ như cô Mami Halasa ở New York không hài lòng với bà Clinton, nên chọn bầu cho ứng cử viên Jill Stein của đảng Xanh. Cựu nhà báo Robert Hughes ở New York cũng vậy, rất ghét Trump nhưng chẳng muốn đi bầu.
Việc đánh mất những lá phiếu như thế khiến bà Clinton thiệt hại nặng và ông Trump hưởng lợi lớn.
Ở Quảng trường Thời Đại, anh A.J Holmes buồn bã thừa nhận mình không đủ cố gắng, cứ nghĩ rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, bà Clinton sẽ thắng thôi. Nhưng kết quả hoàn toàn trái ngược.
Trước ngày 8/11, mọi cuộc khảo sát đều cho thấy bà Clinton sẽ giành chiến thắng. Nhưng kết quả khảo sát là vô nghĩa và có tính chất đánh lạc hướng. Như một số chuyên gia và cử tri Mỹ phân tích, không ít người ủng hộ ông Trump ngại không thừa nhận điều đó vì ông ta càn rỡ quá, nhưng đến lúc đi bầu thì vẫn bỏ phiếu cho ông ta.
Và thế là Donald Trump giành chiến thắng và sẽ ngạo nghễ bước vào Nhà Trắng. Nước Mỹ 4 năm tới sẽ ra sao khi Tổng thống Trump vô cùng khó lường nắm quyền? Không ai có thể dự đoán được. Có một điều chắc chắn là cả thế giới sẽ còn tiếp tục đau đầu và sốc với Donald Trump.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ra sao?: Các chuyên gia từ Singapore, Mỹ chia sẻ góc nhìn với Zing.vn về tương lai nước Mỹ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump vừa mới đắc cử.
Nguồn: ZingNews.