- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Nếu một ngày kia, cụ Rùa không còn nữa thì tháp Rùa, hồ Gươm có còn là chính nó?
Những ngày cuối tuần này, miền Bắc nước ta lại đón nhận một đợt không khí lạnh tăng cường. Nhiệt độ Hà Nội có lúc giảm xuống chỉ còn 14 độ C. Theo lẽ thường, con người ta sẽ có thói quên dấu mình trong những chiếc chăn ấm áp, “đánh” một giấc no nê cho thỏa những ngày làm việc mệt nhọc. Thế nhưng lần này thì khác, hàng triệu trái tim người Hà Nội đang khắc khoải, ngóng trông từng giây về hồ Hoàn Kiếm — nơi cụ Rùa nổi lên để cầu cứu
Con người có lỗi với cụ Rùa?
Đến hồ Gươm trong những ngày này, người ta dễ dàng cảm nhận được một bầu không khí khác lạ bao trùm lên mọi cảnh vật nơi đây. Cái lạnh se sắt của gió đông vào buổi sáng dường như không đủ sức xua tan hơi nóng sục sôi phát ra từ tâm can hàng vạn người dân thủ đô.
Người trau mày, nhún vai. Người vừa ngồi vừa khóc. Người vừa quỳ vừa chắp tay khấn vái. Người chụp ảnh, quay phim. Người cố kiễng chân hoặc trèo lên cành cây ven hồ nào đó để mở rộng tầm quan sát... Chỉ cần miêu tả ngần ấy thôi cũng đủ để chứng minh người Hà Nội lo lắng cho sự an nguy của cụ Rùa như thế nào.
Nhưng, vấn đề đáng nói ở đây không phải là chuyện người dân yêu thương cụ Rùa nhiều hay ít, mà là chuyện họ nhận thức được điều gì qua sự kiện này. Liệu có cá nhân, tổ chức nào đó tự dăn vặt lương tâm, nhận trách nhiệm về bản thân và cảm thấy ăn năn hối lỗi vì những việc làm không tốt gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của cụ Rùa hay không? Tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có. Thậm chí còn có rất nhiều là khác.
Vậy đó là những ai? Chúng ta cứ tìm nguyên nhân dẫn đến những thương tích trên th.ân thể cụ Rùa là trả lời được tất cả. Trước tiên, trách nhiệm ấy thuộc về các cơ quan chức năng đảm nhận công việc giữ gìn và bảo vệ hồ Gươm. Trên thực tế, chưa cần đến các thiết bị khoa học kiểm chứng, chỉ cần nhìn màu nước hồ Gươm bằng mắt thường, chúng ta không khó để nhận thấy môi trường sống của hồ đã bị ô nhiễm nặng trong những năm gần đây. Thế nhưng họ đã làm gì? Câu trả lời là… không làm gì cả. Hay nói đúng hơn là không làm thay đổi được điều gì.
Rùa hồ Gươm trong con mắt người dân đất Việt không chỉ hiện lên như một biểu tượng về sự sống trường thọ mà hơn thế, đó còn là một “linh vật” đã chứng kiến biết bao sự đổi thay trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, là minh chứng sáng ngời về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ấy vậy mà chỉ một câu hỏi đơn giản rằng, hồ Gươm có bao nhiêu cụ Rùa? cơ quan chức năng bàn luận mãi cũng vẫn chưa thống nhất kết quả. Liệu có khó như vậy không?
Nói đến trách nhiệm của con người đối với những thương tích, lở loét khắp mình của cụ Rùa thì không thể không nhắc đến những doanh nghiệp, công ty và các hộ dân sống ven hồ. Do sự thiếu ý thức, thờ ơ vô cảm của con người đối với môi trường sống của các loài sinh vật. Ngày ngày, những dòng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chứa vô số chất độc hại vẫn lặng lẽ chảy dưới lòng hồ qua những ống dẫn nước chằng chịt gây ô nhiễm nguồn nước. Hàng tấn đá hộc được quẳng xuống vô tội vạ làm cho đáy hồ ngày càng nông, gây khó khăn cho cụ Rùa trong khi di chuyển.
Không những thế, vào mỗi dịp 23 tháng chạp (ngày lễ ông Công, ông Táo) người dân thả hàng trăm con rùa tai đỏ - nguyên nhân lớn nhất khiến cụ Rùa bị xâm hại. Có lẽ, nếu kể ra những hành vi thiếu ý thức của người dân đối với môi trường hồ Gươm thì còn phải tốn nhiều giấy mực nên cho phép tôi xin dừng lại tại đây. Điều quan trọng là chúng ta sửa lỗi lầm ấy như thế nào.
Hãy làm mọi điều có thể để cứu cụ Rùa
Thống kê những lần cụ Rùa nổi gần đây, khi thì cụ ngậm một đoạn dây cao su, khi thì cụ bị chiếc lưỡi câu chùm găm vào th.ân thể, khi thì cõng trên lưng một chú rùa tai đỏ, nhiều lúc lại xuất hiện những vết thương lở loét khắp lưng, đầu, chân, mai… Sự đau đớn của cụ Rùa như réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với con người về những hành vi xâm hại môi trường.
Giả sử, nếu một ngày kia, cụ Rùa không còn nữa thì tháp Rùa, hồ Gươm có còn là chính nó? Nó vẫn không thay đổi, nhưng nó chỉ tồn tại như những di tích còn sót lại của lịch sử, còn bằng chứng sống thì đã mất đi rồi. Lúc ấy, dù con người có nhận lỗi về mình, có làm cho hồ Gươm xanh tươi, lộng lẫy đến đâu, thả bao nhiêu rùa đi chăng nữa thì cũng không trả lại cho nó một “linh vật” đã cùng nhân dân Hà Nội trải qua bao nhiêu cam go, đổi thay của lịch sử.
Thế nên, mọi người ơi! Đừng chần chừ nữa. Hãy cùng nhau làm hết sức mình cứu góp phần cứu chữa cụ Rùa để chứng minh rằng: người Hà Nội hôm nay luôn hướng về lịch sử, hướng về cội nguồn và hướng về môi trường. Để những lớp hậu thế của chúng ta sau này không phải hình dung về cụ Rùa hồ Gươm qua lời kể của lớp người đi trước và để cho Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ hiện lên ở những di tích vô hồn, đứng im mà còn có cả nhân chứng sống.
Mọi người có thể góp công sức của mình vào việc giữ gìn môi trường sống của cụ Rùa bằng những hành động thiết thực như: không xả chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt độc hại chưa qua xử lí vào hồ Gươm, giáo dục con cháu của mình rằng yêu cụ Rùa thì tuyệt đối không được xả rác và thả rùa tai đỏ ra môi trường xuống hồ.
Cơ quan chức năng đang vào cuộc bắt và đưa cụ Rùa lên chân tháp Rùa chữa trị. Nghe nói, Việt Nam có những bác sĩ giỏi cũng như có đầy đủ các loại thuốc tốt nhất đảm bảo quá trình “cứu” cụ Rùa thành công. Điều này cũng làm người dân yên tâm phần nào. Mong rằng, các cơ quan chức năng hãy cố gắng hết sức, phát huy tối đa khả năng của mình trong việc bảo vệ cụ Rùa. Để mai sau, hậu thế sẽ luôn được nhìn thấy “linh vật” là nhân chứng cho lịch sử bằng xương bằng thịt.
Những ngày cuối tuần này, miền Bắc nước ta lại đón nhận một đợt không khí lạnh tăng cường. Nhiệt độ Hà Nội có lúc giảm xuống chỉ còn 14 độ C. Theo lẽ thường, con người ta sẽ có thói quên dấu mình trong những chiếc chăn ấm áp, “đánh” một giấc no nê cho thỏa những ngày làm việc mệt nhọc. Thế nhưng lần này thì khác, hàng triệu trái tim người Hà Nội đang khắc khoải, ngóng trông từng giây về hồ Hoàn Kiếm — nơi cụ Rùa nổi lên để cầu cứu
Con người có lỗi với cụ Rùa?
Đến hồ Gươm trong những ngày này, người ta dễ dàng cảm nhận được một bầu không khí khác lạ bao trùm lên mọi cảnh vật nơi đây. Cái lạnh se sắt của gió đông vào buổi sáng dường như không đủ sức xua tan hơi nóng sục sôi phát ra từ tâm can hàng vạn người dân thủ đô.
Người trau mày, nhún vai. Người vừa ngồi vừa khóc. Người vừa quỳ vừa chắp tay khấn vái. Người chụp ảnh, quay phim. Người cố kiễng chân hoặc trèo lên cành cây ven hồ nào đó để mở rộng tầm quan sát... Chỉ cần miêu tả ngần ấy thôi cũng đủ để chứng minh người Hà Nội lo lắng cho sự an nguy của cụ Rùa như thế nào.
Nhưng, vấn đề đáng nói ở đây không phải là chuyện người dân yêu thương cụ Rùa nhiều hay ít, mà là chuyện họ nhận thức được điều gì qua sự kiện này. Liệu có cá nhân, tổ chức nào đó tự dăn vặt lương tâm, nhận trách nhiệm về bản thân và cảm thấy ăn năn hối lỗi vì những việc làm không tốt gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của cụ Rùa hay không? Tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có. Thậm chí còn có rất nhiều là khác.
Vậy đó là những ai? Chúng ta cứ tìm nguyên nhân dẫn đến những thương tích trên th.ân thể cụ Rùa là trả lời được tất cả. Trước tiên, trách nhiệm ấy thuộc về các cơ quan chức năng đảm nhận công việc giữ gìn và bảo vệ hồ Gươm. Trên thực tế, chưa cần đến các thiết bị khoa học kiểm chứng, chỉ cần nhìn màu nước hồ Gươm bằng mắt thường, chúng ta không khó để nhận thấy môi trường sống của hồ đã bị ô nhiễm nặng trong những năm gần đây. Thế nhưng họ đã làm gì? Câu trả lời là… không làm gì cả. Hay nói đúng hơn là không làm thay đổi được điều gì.
Rùa hồ Gươm trong con mắt người dân đất Việt không chỉ hiện lên như một biểu tượng về sự sống trường thọ mà hơn thế, đó còn là một “linh vật” đã chứng kiến biết bao sự đổi thay trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, là minh chứng sáng ngời về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ấy vậy mà chỉ một câu hỏi đơn giản rằng, hồ Gươm có bao nhiêu cụ Rùa? cơ quan chức năng bàn luận mãi cũng vẫn chưa thống nhất kết quả. Liệu có khó như vậy không?
Nói đến trách nhiệm của con người đối với những thương tích, lở loét khắp mình của cụ Rùa thì không thể không nhắc đến những doanh nghiệp, công ty và các hộ dân sống ven hồ. Do sự thiếu ý thức, thờ ơ vô cảm của con người đối với môi trường sống của các loài sinh vật. Ngày ngày, những dòng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chứa vô số chất độc hại vẫn lặng lẽ chảy dưới lòng hồ qua những ống dẫn nước chằng chịt gây ô nhiễm nguồn nước. Hàng tấn đá hộc được quẳng xuống vô tội vạ làm cho đáy hồ ngày càng nông, gây khó khăn cho cụ Rùa trong khi di chuyển.
Không những thế, vào mỗi dịp 23 tháng chạp (ngày lễ ông Công, ông Táo) người dân thả hàng trăm con rùa tai đỏ - nguyên nhân lớn nhất khiến cụ Rùa bị xâm hại. Có lẽ, nếu kể ra những hành vi thiếu ý thức của người dân đối với môi trường hồ Gươm thì còn phải tốn nhiều giấy mực nên cho phép tôi xin dừng lại tại đây. Điều quan trọng là chúng ta sửa lỗi lầm ấy như thế nào.
Hãy làm mọi điều có thể để cứu cụ Rùa
Thống kê những lần cụ Rùa nổi gần đây, khi thì cụ ngậm một đoạn dây cao su, khi thì cụ bị chiếc lưỡi câu chùm găm vào th.ân thể, khi thì cõng trên lưng một chú rùa tai đỏ, nhiều lúc lại xuất hiện những vết thương lở loét khắp lưng, đầu, chân, mai… Sự đau đớn của cụ Rùa như réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với con người về những hành vi xâm hại môi trường.
Giả sử, nếu một ngày kia, cụ Rùa không còn nữa thì tháp Rùa, hồ Gươm có còn là chính nó? Nó vẫn không thay đổi, nhưng nó chỉ tồn tại như những di tích còn sót lại của lịch sử, còn bằng chứng sống thì đã mất đi rồi. Lúc ấy, dù con người có nhận lỗi về mình, có làm cho hồ Gươm xanh tươi, lộng lẫy đến đâu, thả bao nhiêu rùa đi chăng nữa thì cũng không trả lại cho nó một “linh vật” đã cùng nhân dân Hà Nội trải qua bao nhiêu cam go, đổi thay của lịch sử.
Thế nên, mọi người ơi! Đừng chần chừ nữa. Hãy cùng nhau làm hết sức mình cứu góp phần cứu chữa cụ Rùa để chứng minh rằng: người Hà Nội hôm nay luôn hướng về lịch sử, hướng về cội nguồn và hướng về môi trường. Để những lớp hậu thế của chúng ta sau này không phải hình dung về cụ Rùa hồ Gươm qua lời kể của lớp người đi trước và để cho Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ hiện lên ở những di tích vô hồn, đứng im mà còn có cả nhân chứng sống.
Mọi người có thể góp công sức của mình vào việc giữ gìn môi trường sống của cụ Rùa bằng những hành động thiết thực như: không xả chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt độc hại chưa qua xử lí vào hồ Gươm, giáo dục con cháu của mình rằng yêu cụ Rùa thì tuyệt đối không được xả rác và thả rùa tai đỏ ra môi trường xuống hồ.
Cơ quan chức năng đang vào cuộc bắt và đưa cụ Rùa lên chân tháp Rùa chữa trị. Nghe nói, Việt Nam có những bác sĩ giỏi cũng như có đầy đủ các loại thuốc tốt nhất đảm bảo quá trình “cứu” cụ Rùa thành công. Điều này cũng làm người dân yên tâm phần nào. Mong rằng, các cơ quan chức năng hãy cố gắng hết sức, phát huy tối đa khả năng của mình trong việc bảo vệ cụ Rùa. Để mai sau, hậu thế sẽ luôn được nhìn thấy “linh vật” là nhân chứng cho lịch sử bằng xương bằng thịt.
PHÙNG MINH PHÚC