- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Kiếm sống bằng những công việc không liên quan đến chuyên môn đào tạo, thu nhập thấp, cuộc sống của nhiều cử nhân đại học còn cơ cực hơn cả thời sinh viên mà ít ai có thể hình dung nổi.
Cơ cực đời sống cử nhân chờ việc
Tốt nghiệp ngành Kinh tế tại một trường ĐH lớn ở TPHCM nhưng hai năm nay, Ngọc vẫn chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành. Phải tự nuôi mình khi bố mẹ ngừng viện trợ, Ngọc đành nhận việc phát tờ rơi cho một công ty với mức lương 2,1 triệu đồng chạy việc từ sáng đến chiều tối.
Ngọc sống chung với 3 người khác trong một phòng trọ 12m2 ở đường Trần Huy Liệu (Q.3) để tiết kiệm tiền phòng. Từ lâu, Ngọc chẳng biết mùi tô hủ tiếu, bún bò mà trường kỳ với cơm rang, mỳ tôm.
Việc làm không ổn định, không ít cử nhân phải “bơi” đủ nghề để sống. Trong ảnh: Cử nhân tại TPHCM đi bán hoa dịp lễ 20/10.
“Tiền nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt… tháng nào tôi cũng thiếu tiền. Hồi SV thiếu còn xin bố mẹ được bây giờ đói khổ đến mấy cũng ráng mà chịu. Tôi còn bị gọi “con nợ” vì ngửa tay vay mượn khắp nơi”, Ngọc thật tình.
Có thời gian Ngọc đã về quê nhưng không khả quan nên lại trở lại thành phố. Không thể sống nổi với mức lương đi phát tờ rơi, mới đây Ngọc xin đi bán hàng ở chợ đêm Hạnh Thông Tây. Hết giờ làm chính thức, Ngọc khuơ vội chén cơm nguội rồi ra chợ bán hàng đến 11 giờ tối. Về đến nhà là cô gái nằm li bì để ngày mai còn bắt đầu công việc từ lúc 6 giờ sáng.
Công việc bán hàng giúp Ngọc bớt cảnh vay nợ hơn nhưng đổi lại cô không có thời gian để học thêm Ngoại ngữ hay tìm hiểu các thông tin tuyển dụng. “Thêm thời gian nữa là… kiến thức em gửi lại hết cho thầy. Không có điều kiện trau dồi thì sau này xin việc còn khó hơn nữa. Tôi thấy bế tắc kinh khủng nhưng vì mưu sinh đâu dễ theo đuổi hoài bão”, Ngọc nói.
Tốt nghiệp ĐH tại Huế, tìm việc ở nhiều nơi không thành, đường về quê cũng không có, Nguyễn Văn Hữu vào Nam kiếm cơ hội. Sau nhiều tháng sống nhờ nhà người quen kiếm việc nhưng không được, Hữu tìm chỗ ở ghép cùng nhiều thanh niên lao động phổ thông tại một phòng trọ ở đường Lũy Bán Bích (Q. Tân Phú, TPHCM) với giá 350.000 đồng. Hữu theo các thanh niên này đi phụ hồ, kiếm được mỗi ngày 150.000 đồng.
Hữu chỉ tiêu cho bản thân một nửa số tiền này, còn lại để góp trả những khoản mượn tiêu tạm trong lúc chưa đi làm và gửi về quê cho bố mẹ trả ngân hàng. Làm việc cực nhọc nhưng không ít hôm hết tiền, Hữu chỉ dám ăn ổ bánh mỳ không, có bữa còn uống nước lọc cầm hơi để ra công trường.
“Ai cũng tưởng đời SV là khổ nhất nhưng hóa ra cử nhân ra trường chưa tìm được việc hay làm những việc tạm thời để sống còn cực hơn nhiều”, Hữu buồn bã.
Theo kinh nghiệm của Hữu, với những SV điều kiện gia đình eo hẹp, khi ra trường không tìm được việc gánh rất nhiều nỗi lo. Không chỉ phải tự nuôi sống bản thân mà nhiều bạn phải kiếm tiền để phụ gia đình.
“Sắp tới chị gái cưới chồng, ai cũng nhắc con ra trường lâu rồi phải có quà cưới cho đàng hoàng, tôi chạnh lòng vô cùng. Cả nhà mình em học đại học mà giờ không kiếm nổi chỉ vàng mừng chị, chẳng biết đến bao giờ mới phụ được gia đình”, Hữu than thở. Hữu còn báo với bố mẹ mình bận đi công tác nên không thể về dự cưới nhưng thật ra cậu không có tiền xe để đi lại.
Cử nhân phải đối diện với áp lực mưu sinh để nuôi hy vọng tìm được việc.
Cựu SV Lê Thúy Mai, quê ở Bình Định cho hay, khi còn đi học tuy chi tiêu cũng eo hẹp nhưng khi khốn đốn như lúc này. Mai làm kế toán cho một công ty với mức lương 1,8 triệu đồng, tất cả mọi sinh hoạt đều xoay quanh khoản tiền đó.
Tại chỗ trọ của Mai tập hợp rất nhiều cử nhân tốt nghiệp từ nhiều trường sống chen chúc ở những căn phòng ghép, ăn uống hết sức khổ sở và tằn tiện vì không có tiền. Nhiều bạn đi phục vụ ở đám cưới, phát tờ rơi hay đi tiếp thị theo thời vụ cho các nhãn hàng hoặc đi bán hoa vào các ngày lễ…
“Nói ra chắc không ai tin, có người khi bệnh không có lấy một đồng xu để mua thuốc nên nằm quắp queo ở phòng. Nhiều anh chị còn không dám nói mình tốt nghiệp ĐH vì đời sống và sinh hoạt như vậy nên ngại với các em SV”, Mai nói.
Học cao học để… trốn áp lực
Do không kiếm được việc làm nên có một thực tế hiện nay là không ít cử nhân dù có bằng Giỏi, bằng Khá đành phải tiếp tục kéo dài cuộc sống SV bằng nguồn trợ cấp từ gia đình để đeo đuổi tìm việc.
Tr.N.A, tốt nghiệp một trường ĐH Kinh tế cho hay nguyên cả năm nay chưa tìm được việc nên cậu vẫn sống bằng viện trợ từ gia đình. Đầu tháng, bố mẹ vẫn gửi vào tài khoản 3 triệu đồng cho con trai chi tiêu. 4 tháng nay, A. đang xin làm tại một công ty về xuất nhập khẩu với mức lương tượng trưng để lấy kinh nghiệm.
Cử nhân phải đối diện với áp lực mưu sinh để nuôi hy vọng tìm được việc.
“Tôi vẫn mong được làm việc đúng chuyên môn mình đã được đào tạo nên thu nhập thấp đến mấy cũng ráng. Nhiều lúc chán nản vô cùng vì công ty cắt giảm nhân sự ầm ầm, mình không có cơ hội để vào, việc thì ít mà người thi đông. Cứ xin tiền tiêu hoài nên bố mẹ cũng lo mà tôi thì rất căng thẳng, chỉ muốn bỏ hết tìm đại việc nào đó nuôi được mình cho xong”, A. nói.
Mòn mỏi không xin được việc, không ít cử nhân tính đến chuyện tiếp tục học lên cao học hoặc thêm văn bằng hai để tránh áp lực từ cuộc sống và gia đình. Nếu như nhiều người học cao học có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng thì không ít người đi học chỉ vì… thất nghiệp.
Cử nhân Sư phạm N.V.Kh. cho biết, sau cả năm về quê chờ việc không có kết quả, trở lại thành phố đi gia sư như hồi SV. Năm rồi Kh. quyết định thi cao học để lỡ khi có người hỏi han về công việc còn biết đường… trả lời.
“Tôi muốn đi dạy để nâng cao nghề nghiệp rồi mới tính chuyện học lên nhưng giờ không tìm được việc đành phải học cho bớt căng thẳng, bố mẹ ở nhà cũng yên lòng hơn cho dù hàng tháng phải kiếm tiền gửi cho con”, Kh. bày tỏ và khẳng định nhiều người cùng lớp học lên thạc sĩ chỉ vì không kiếm nổi việc làm. Họ hy vọng sau kho học cao học sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những người ra trường không làm việc đúng sở thích và ngành nghề được đào tạo sẽ không có cơ hội phát huy được khả năng của mình. Họ dễ bị ức chế về tâm lý vì không được theo đuổi công việc yêu thích và thua kém những người khác.
Tuy nhiên hiện nay, do việc hướng nghiệp và dự báo còn nhiều bất hợp lý nên tỉ lệ SV học ngành nghề không phù hợp và cử nhân khi ra trường phải làm trái ngành đều cao. Điều này không chỉ lãng phí nguồn lực đào tạo của nhà nước, gia đình và toàn xã hội mà những người học và làm những công việc không đúng chuyên môn cũng phải đối mặt với những áp lực của mình.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Cơ cực đời sống cử nhân chờ việc
Tốt nghiệp ngành Kinh tế tại một trường ĐH lớn ở TPHCM nhưng hai năm nay, Ngọc vẫn chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành. Phải tự nuôi mình khi bố mẹ ngừng viện trợ, Ngọc đành nhận việc phát tờ rơi cho một công ty với mức lương 2,1 triệu đồng chạy việc từ sáng đến chiều tối.
Ngọc sống chung với 3 người khác trong một phòng trọ 12m2 ở đường Trần Huy Liệu (Q.3) để tiết kiệm tiền phòng. Từ lâu, Ngọc chẳng biết mùi tô hủ tiếu, bún bò mà trường kỳ với cơm rang, mỳ tôm.
Việc làm không ổn định, không ít cử nhân phải “bơi” đủ nghề để sống. Trong ảnh: Cử nhân tại TPHCM đi bán hoa dịp lễ 20/10.
Có thời gian Ngọc đã về quê nhưng không khả quan nên lại trở lại thành phố. Không thể sống nổi với mức lương đi phát tờ rơi, mới đây Ngọc xin đi bán hàng ở chợ đêm Hạnh Thông Tây. Hết giờ làm chính thức, Ngọc khuơ vội chén cơm nguội rồi ra chợ bán hàng đến 11 giờ tối. Về đến nhà là cô gái nằm li bì để ngày mai còn bắt đầu công việc từ lúc 6 giờ sáng.
Công việc bán hàng giúp Ngọc bớt cảnh vay nợ hơn nhưng đổi lại cô không có thời gian để học thêm Ngoại ngữ hay tìm hiểu các thông tin tuyển dụng. “Thêm thời gian nữa là… kiến thức em gửi lại hết cho thầy. Không có điều kiện trau dồi thì sau này xin việc còn khó hơn nữa. Tôi thấy bế tắc kinh khủng nhưng vì mưu sinh đâu dễ theo đuổi hoài bão”, Ngọc nói.
Tốt nghiệp ĐH tại Huế, tìm việc ở nhiều nơi không thành, đường về quê cũng không có, Nguyễn Văn Hữu vào Nam kiếm cơ hội. Sau nhiều tháng sống nhờ nhà người quen kiếm việc nhưng không được, Hữu tìm chỗ ở ghép cùng nhiều thanh niên lao động phổ thông tại một phòng trọ ở đường Lũy Bán Bích (Q. Tân Phú, TPHCM) với giá 350.000 đồng. Hữu theo các thanh niên này đi phụ hồ, kiếm được mỗi ngày 150.000 đồng.
Hữu chỉ tiêu cho bản thân một nửa số tiền này, còn lại để góp trả những khoản mượn tiêu tạm trong lúc chưa đi làm và gửi về quê cho bố mẹ trả ngân hàng. Làm việc cực nhọc nhưng không ít hôm hết tiền, Hữu chỉ dám ăn ổ bánh mỳ không, có bữa còn uống nước lọc cầm hơi để ra công trường.
“Ai cũng tưởng đời SV là khổ nhất nhưng hóa ra cử nhân ra trường chưa tìm được việc hay làm những việc tạm thời để sống còn cực hơn nhiều”, Hữu buồn bã.
Theo kinh nghiệm của Hữu, với những SV điều kiện gia đình eo hẹp, khi ra trường không tìm được việc gánh rất nhiều nỗi lo. Không chỉ phải tự nuôi sống bản thân mà nhiều bạn phải kiếm tiền để phụ gia đình.
“Sắp tới chị gái cưới chồng, ai cũng nhắc con ra trường lâu rồi phải có quà cưới cho đàng hoàng, tôi chạnh lòng vô cùng. Cả nhà mình em học đại học mà giờ không kiếm nổi chỉ vàng mừng chị, chẳng biết đến bao giờ mới phụ được gia đình”, Hữu than thở. Hữu còn báo với bố mẹ mình bận đi công tác nên không thể về dự cưới nhưng thật ra cậu không có tiền xe để đi lại.
Cử nhân phải đối diện với áp lực mưu sinh để nuôi hy vọng tìm được việc.
Cựu SV Lê Thúy Mai, quê ở Bình Định cho hay, khi còn đi học tuy chi tiêu cũng eo hẹp nhưng khi khốn đốn như lúc này. Mai làm kế toán cho một công ty với mức lương 1,8 triệu đồng, tất cả mọi sinh hoạt đều xoay quanh khoản tiền đó.
Tại chỗ trọ của Mai tập hợp rất nhiều cử nhân tốt nghiệp từ nhiều trường sống chen chúc ở những căn phòng ghép, ăn uống hết sức khổ sở và tằn tiện vì không có tiền. Nhiều bạn đi phục vụ ở đám cưới, phát tờ rơi hay đi tiếp thị theo thời vụ cho các nhãn hàng hoặc đi bán hoa vào các ngày lễ…
“Nói ra chắc không ai tin, có người khi bệnh không có lấy một đồng xu để mua thuốc nên nằm quắp queo ở phòng. Nhiều anh chị còn không dám nói mình tốt nghiệp ĐH vì đời sống và sinh hoạt như vậy nên ngại với các em SV”, Mai nói.
Học cao học để… trốn áp lực
Do không kiếm được việc làm nên có một thực tế hiện nay là không ít cử nhân dù có bằng Giỏi, bằng Khá đành phải tiếp tục kéo dài cuộc sống SV bằng nguồn trợ cấp từ gia đình để đeo đuổi tìm việc.
Tr.N.A, tốt nghiệp một trường ĐH Kinh tế cho hay nguyên cả năm nay chưa tìm được việc nên cậu vẫn sống bằng viện trợ từ gia đình. Đầu tháng, bố mẹ vẫn gửi vào tài khoản 3 triệu đồng cho con trai chi tiêu. 4 tháng nay, A. đang xin làm tại một công ty về xuất nhập khẩu với mức lương tượng trưng để lấy kinh nghiệm.
Cử nhân phải đối diện với áp lực mưu sinh để nuôi hy vọng tìm được việc.
Mòn mỏi không xin được việc, không ít cử nhân tính đến chuyện tiếp tục học lên cao học hoặc thêm văn bằng hai để tránh áp lực từ cuộc sống và gia đình. Nếu như nhiều người học cao học có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng thì không ít người đi học chỉ vì… thất nghiệp.
Cử nhân Sư phạm N.V.Kh. cho biết, sau cả năm về quê chờ việc không có kết quả, trở lại thành phố đi gia sư như hồi SV. Năm rồi Kh. quyết định thi cao học để lỡ khi có người hỏi han về công việc còn biết đường… trả lời.
“Tôi muốn đi dạy để nâng cao nghề nghiệp rồi mới tính chuyện học lên nhưng giờ không tìm được việc đành phải học cho bớt căng thẳng, bố mẹ ở nhà cũng yên lòng hơn cho dù hàng tháng phải kiếm tiền gửi cho con”, Kh. bày tỏ và khẳng định nhiều người cùng lớp học lên thạc sĩ chỉ vì không kiếm nổi việc làm. Họ hy vọng sau kho học cao học sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những người ra trường không làm việc đúng sở thích và ngành nghề được đào tạo sẽ không có cơ hội phát huy được khả năng của mình. Họ dễ bị ức chế về tâm lý vì không được theo đuổi công việc yêu thích và thua kém những người khác.
Tuy nhiên hiện nay, do việc hướng nghiệp và dự báo còn nhiều bất hợp lý nên tỉ lệ SV học ngành nghề không phù hợp và cử nhân khi ra trường phải làm trái ngành đều cao. Điều này không chỉ lãng phí nguồn lực đào tạo của nhà nước, gia đình và toàn xã hội mà những người học và làm những công việc không đúng chuyên môn cũng phải đối mặt với những áp lực của mình.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo Dân Trí