Cụ bà 94 tuổi, nửa thế kỷ ốm nghén

Training

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/7/2011
Bài viết
4.659
Cụ bà 94 tuổi, nửa thế kỷ ốm nghén


Con cháu lo lắng cả đêm vì sự thay đổi kỳ lạ này có thể là dấu hiệu báo cụ... “sắp đi”. vậy mà đã hơn 2 năm trôi qua, cụ bà 94 tuổi vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn lạ thường.

“Ốm nghén” đến... 50 năm
Đến đầu xóm 3, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) hỏi nhà cụ Văn ai cũng lắc đầu không biết, vậy mà chỉ cần hỏi cụ bà 50 năm không ăn cơm thì đến cậu nhóc chăn trâu cũng rõ, vì chuyện lạ này vẫn được họ truyền tai nhau. Cụ Văn (tên cúng cơm là Nguyễn Thị Vưng) sinh năm 1918 trong một gia đình thuần nông ở vùng đất Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Dẫu nay đã bước sang tuổi 94 xưa nay hiếm nhưng trí nhớ của cụ còn minh mẫn lắm, bước đi vẫn chưa phải dìu. Nhìn cụ ít ai có thể tin được rằng, con người này đã 50 năm không động đũa tới một hạt cơm.

1330585737-cu-ba-om-nghen-50-nam-1.jpg
Cụ bà Nguyễn Thị Vưng

Câu chuyện lạ được ông Cao Minh Hân (54 tuổi), người con trai thứ ba của cụ Nguyễn Thị Vưng kể lại một cách rõ ràng, đầy đủ. Năm 1964, bà Vưng mang thai đứa con út và cũng trong năm này, gia đình bà chuyển từ Diễn Châu lên vùng đất Nghĩa Bình (Tân Kỳ) để xây dựng kinh tế mới. Đang trong thời kỳ thai nghén, bỗng nhiên một ngày bà sợ... cơm. Cứ ngửi thấy mùi cơm bốc ngào ngạt bên nồi là bà lại nôn thốc nôn tháo.

Ban đầu gia đình cứ nghĩ đó là biểu hiện của nghén, nên không để tâm lắm. Thế rồi năm tháng đi qua, khi đứa con biết bò rồi biết đi, bà Vưng vẫn chán cơm. Lúc đó cả nhà mới đưa bà đi chữa trị, hết bệnh viện này sang trung tâm khác, bà vẫn không thể ăn được cơm. Cứ đưa thìa cơm vào miệng là bà lại giật bắn người, có khi sùi cả bọt mép.

Khi khoa học bó tay, cả nhà cụ ai cũng hoang mang, lo lắng nên nghĩ khôn nghĩ dại cho rằng đây chỉ có thể là ma ở. Bởi từ trước đến nay, từ già đến trẻ khắp cả vùng chưa ai từng nghe đến chuyện sợ cơm bao giờ. Mà dân gian vẫn có câu "chán cơm" thì chỉ có "thèm... đất" đó sao. Vì thế nên gia đình lại ngược xuôi để tìm thầy bắt ma hay mấy người dân tộc bốc thuốc gia truyền về chữa trị cho bà. Thế nhưng, sau 2 năm chữa trị không mang lại dấu hiều khả quan nào, gia đình đành chấp nhận để bà sống chung với bệnh lạ này. Vì không biết bà mang bệnh gì, nên gia đình không dám cho bà uống thuốc bệnh, nhưng thuốc bổ thì luôn có sẵn.

Chỉ sống nhờ củ sắn, hạt ngô và mấy viên thuốc vitamin, ấy vậy mà sức cụ thì nhiều thanh niên làng chạy theo cũng khó. Sáng cụ dậy rất sớm, chăm con lợn con gà, vườn tược, rồi tất tả đi đội đất đắp đập để phục vụ kháng chiến, tăng gia sản xuất. Hồi đó, thanh niên nam nữ trong làng đều hết lòng phục vụ đất nước, bà Vưng năm ấy thường được người trong làng phong tặng cho danh hiệu số một của đội, vì sức làm không ai bằng.

Khi mọi người đang tranh thủ nghỉ ngơi ăn trưa, bà Vưng không ăn được cơm nên dắt củ sắn, củ khoai bên lưng quần, ngược hướng núi. Lúc mọi người lục đục đứng dậy chuẩn bị buổi làm chiều, cũng là lúc bà lò mò về, trên vai đã nặng trịch một gánh củi to. Sau này không phải đi đội đất đắp đập nữa, những ngày hè của xứ gió Lào bà Vưng một mình đứng dưới chảo lửa cuốc đất cả buổi mà chẳng ốm đau gì, khiến con cháu trong nhà hay hàng xóm xung quanh ai cũng phục lăn về sức khoẻ đó.

Không ăn cơm và khẩu phần chính hàng ngày của bà là khoai, sắn, ngô. Tuy nhiên, con cháu khi nấu cho bà luôn phải chú ý không bao giờ được hấp chín nó bằng hơi cơm, hoặc nấu chung với cơm. Bất kỳ một thành phẩm nào có nguồn gốc từ hạt gạo, bà đều không tiếp nhận được vào cơ thể, vì cứ chạm đến là bà Vưng lại bị giật nẩy người, hai tay nắm chặt cứng, nôn thốc tháo, sùi cả bọt mép. Mà cũng lạ, bị thế nhưng cứ 30 phút sau, bà lại tỉnh táo bình thường. Với khẩu vị đó của bà, có người xấu bụng bảo: Vì kiếp trước bà Vưng mang nợ trời, nên giờ phải ăn nhạt để trả tội! Nhưng thực ra không hẳn vậy, bởi bữa ăn đạm bạc hằng ngày của bà bên cạnh củ khoai, củ sắn, có khi là hạt ngô vẫn còn một đĩa cá. Tuy không ăn được thịt nhưng cụ vẫn ăn được cá biển.

Năm 1993, sau khi chồng mất bà Vưng cũng đã ở độ tuổi 75, người con trai thứ ba là Cao Minh Hân về ở với cụ trong nếp nhà nhỏ. Thời gian cứ thấm thoát thoi đưa, bà Vưng ngày ấy nay đã lên chức cụ, 8 người con đều thành ông thành bà. Cô con gái út của cụ cũng đã xấp xỉ bước sang độ tuổi 50, đánh dấu gần 50 năm cụ làm bạn với củ khoai, củ sắn. Sở dĩ nói là gần bởi thật bất ngờ vào một đêm khuya của hơn 2 năm trước, cụ bà bỗng dưng thèm cơm trở lại.

Cụ bà đòi ăn cơm làm... cả họ phát hoảng
Đó là vào một đêm mùa đông, trung tuần tháng 11/2009, khi cả nhà đang chìm vào giấc ngủ sâu, thì ông Hân giật nảy người thấy một bàn tay lần mò đến bên mép gi.ường ông, nắm lấy tay lắc lắc: "Hân ơi, cho mẹ xin bát cơm, mẹ muốn ăn cơm". Đang say giấc sau một ngày lao động đồng áng mệt mỏi, nghe mẹ nói vậy ông Hân tỉnh ngủ hẳn. Ông nghe như có dòng điện chạy dọc sống lưng, người nóng bừng. Với cánh tay run run bật bóng đèn, đỡ mẹ ngồi ngay ngắn, ông Hân nhìn thẳng vào bà Vưng hỏi lại một lần nữa: "Mẹ muốn ăn cơm thật không?", "ừ! mẹ muốn ăn", cụ Vưng khẽ khàng đáp lại con.

1330585737-cu-ba-om-nghen-50-nam-2.jpg
Ông Cao Minh Hân, con thứ ba của cụ Vưng chụp cùng mẹ

Năm đó, cụ Nguyễn Thị Vưng đã bước vào tuổi 91, nên sự thay đổi đột ngột này, khiến ông Hân lo sợ đến một điềm báo không tốt. Tức tốc ngay trong đêm đó, ông Hân đã triệu tập các con, cháu của cụ lại để bàn quyết định có cho cụ ăn cơm hay không? Bởi ông sợ cho cụ Vưng ăn nếu lỡ sau này cụ có mệnh hệ gì thì ân hận cả đời. Khi được sự thống nhất của mọi người, ông mới dám cho cụ ăn. Lạ thay, gần 50 năm không động đến hạt cơm và sau bao lần giật nảy người, sùi bọt mép khi thử ăn nó, cụ Vưng đã đưa được miếng cơm đầu tiên vào miệng nhai ngấu nghiến mà không xảy ra bất cứ điều gì.

Nhìn cụ Vưng ăn ngon lành hết bát cơm, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên. Với họ, đó thực sự là một chuyện kỳ tích. Ngay chính người trong gia đình cũng chỉ biết lắc đầu, không thể lý giải được trước câu chuyện lạ kỳ của cuộc sống muôn màu này. Tự nhiên không ăn được cơm, rồi bỗng dưng cụ ăn được trở lại sau gần nửa thập kỷ, nếu không chứng kiến mà nghe kể lại chắc khó ai tin.

Những ngày đầu chuyện đồn ra ngoài, không ít người làng trên xóm dưới tìm đến chúc mừng gia đình vào... bữa cơm, vì họ muốn được tận mắt kiểm chứng xem, có thực bà cụ Vưng ăn được cơm trở lại không? Nói về chuyện này, ông Hân cho biết thêm: "Ban đầu những người ở xa, không kịp đến diện kiến cảnh mẹ tôi ăn cơm nên tỏ ra hoài nghi. Họ không tin bà cụ có thể ăn được cơm trở lại. Nhưng thực lòng, chúng tôi chẳng để tâm nhiều đến chuyện đó, bởi lúc ấy, cả nhà ai cũng đang thấp thỏm lo lắng, không biết có phải cụ.. sắp "đi" không? Cứ mỗi ngày trôi qua, thấy mẹ vẫn ăn cơm cá bình thường, rồi lại ăn được thịt, chúng tôi bắt đầu yên tâm dần dần. Đến nay, thì cụ ăn được tất cả, không kiêng kỵ gì. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ một lưng cơm, chứ cụ không ăn nhiều".

Bao nhiêu năm không động đũa đến hạt cơm nào, ấy vậy mà sức khỏe của cụ Vưng rất tốt, không ốm đau, bệnh tật gì. Chỉ hơn một năm lại đây, tai cụ đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm thính giác, kiểu nghễnh ngãng của tuổi già, thế nhưng trí nhớ thì vẫn còn khá minh mẫn. Chuyện tiền bạc trong nhà, hay ai ghé thăm cụ đều biết và nhớ hết. Ngay khi bắt đầu cuộc nói chuyện với chúng tôi, cụ đã hỏi khách: "Các cô ăn cơm chưa?", rồi trả lời các câu hỏi ghé tai của chúng tôi rất rành rọt. Cụ bảo: "Không phải cụ chán cơm mô (đâu), mà thực ra thèm lắm nhưng không ăn được".

Sưu tầm
 
nhìu lúc cũng chán cơm̉
còn ko ăn mấy chục năm liền thì phai bái phục cụ:KSV@10:
lại còn vẫn sống khỏe mạnh nữa chứ:KSV@19::KSV@19:
 
đó là sự kì diệu của tạo hóa mà....
chúng ta đều có khả năng đặc biệt hết
 
×
Quay lại
Top Bottom