LawKey là nhà tư vấn doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi tư vấn từ thủ tục thành lập công ty cho đến khi doanh nghiệp vận hành. Bài viết này nói về giai đoạn vận hành của doanh nghiệp: tư vấn về các vấn đề quản lý doanh nghiệp.
1. Khái niệm người quản lý doanh nghiệp là gì?
Xuất phát từ 5 vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản trị và điều hành doanh nghiệp là: (1) Lòng trung thành; (2) Giao dịch có nguy cơ tư lợi; (3) Sử dụng tài sản, thông tin mật và cơ hội của công ty; (4) Nghĩa vụ không sử dụng cơ hội của công ty; (5) Cạnh tranh với công ty… Khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp cũng quy định cụ thể về những vị trí quản lý khác, kèm theo quyền lợi và nghĩa vụ của những người này tại Điều lệ công ty như: trưởng phòng, phó trưởng phòng, giám đốc chi nhánh...
2. Công việc của người quản lý trong doanh nghiệp
Người quản lý trong doanh nghiệp sẽ là những người lên ý tưởng, hoạch định công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới thực hiện; theo dõi quá trình thực hiện công việc của người khác, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.
Tùy thuộc vào cấp bậc quản lý mà sẽ thực hiện công việc với trách nhiệm và nội dung phù hợp:
- Nhà quản lý cấp cao (nhóm nhỏ các nhà quản lý ở cấp bậc tối cao trong tổ chức): sẽ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.
- Nhà quản lý cấp giữa (cấp trung gian): trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác. Họ sẽ chịu trách nhiệm với phần việc thuộc cấp quản lý của mình trước nhà quản lý cấp cao.
- Nhà quản lý cấp cơ sở (cấp bậc cuối cùng): là những người thực hiện quản lý kỹ năng kỹ thuật mang tính chuyên môn nghiệp vụ.
Tóm lại, họ sẽ là người lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất, thông tin một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Tùy từng doanh nghiệp, mà người quản lý doanh nghiệp sẽ nắm giữ những chức danh cụ thể như: chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Và tất cả các chức danh Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc…
Như vậy qua bài viết trên, Lawkey đã cung cấp những kiến thức về công việc của người quản lý doanh nghiệp, đây là một trong những vấn đề mà những người muốn thành lập doanh nghiệp đếu cần phải nắm rõ.
1. Khái niệm người quản lý doanh nghiệp là gì?
Xuất phát từ 5 vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản trị và điều hành doanh nghiệp là: (1) Lòng trung thành; (2) Giao dịch có nguy cơ tư lợi; (3) Sử dụng tài sản, thông tin mật và cơ hội của công ty; (4) Nghĩa vụ không sử dụng cơ hội của công ty; (5) Cạnh tranh với công ty… Khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp cũng quy định cụ thể về những vị trí quản lý khác, kèm theo quyền lợi và nghĩa vụ của những người này tại Điều lệ công ty như: trưởng phòng, phó trưởng phòng, giám đốc chi nhánh...
2. Công việc của người quản lý trong doanh nghiệp
Người quản lý trong doanh nghiệp sẽ là những người lên ý tưởng, hoạch định công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới thực hiện; theo dõi quá trình thực hiện công việc của người khác, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.
Tùy thuộc vào cấp bậc quản lý mà sẽ thực hiện công việc với trách nhiệm và nội dung phù hợp:
- Nhà quản lý cấp cao (nhóm nhỏ các nhà quản lý ở cấp bậc tối cao trong tổ chức): sẽ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.
- Nhà quản lý cấp giữa (cấp trung gian): trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác. Họ sẽ chịu trách nhiệm với phần việc thuộc cấp quản lý của mình trước nhà quản lý cấp cao.
- Nhà quản lý cấp cơ sở (cấp bậc cuối cùng): là những người thực hiện quản lý kỹ năng kỹ thuật mang tính chuyên môn nghiệp vụ.
Tóm lại, họ sẽ là người lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất, thông tin một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Tùy từng doanh nghiệp, mà người quản lý doanh nghiệp sẽ nắm giữ những chức danh cụ thể như: chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Và tất cả các chức danh Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc…
Như vậy qua bài viết trên, Lawkey đã cung cấp những kiến thức về công việc của người quản lý doanh nghiệp, đây là một trong những vấn đề mà những người muốn thành lập doanh nghiệp đếu cần phải nắm rõ.