Công nghệ tàn phá sức khỏe như thế nào?(2)

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.548
(Dân trí) - Béo phì, trầm cảm, stress mạn tính, mắc các bệnh truyền nhiễm... đều có thể bắt nguồn từ các thiết bị công nghệ cao.

an-vat-24714-49ece.jpg




Béo phì

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa béo phì và “cuộc sống số”. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc ta dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình.


Việc xem TV có liên quan với tăng cân, tăng cholesterol, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.


Theo nghiên cứu ở Australia thì những người ngồi nhiều ở bàn hoặc ngồi xem TV dễ tử vong do mọi nguyên nhân trong vòng 3 năm hơn những người chỉ ngồi vài giờ mỗi ngày.


Người ta cho rằng những người xem TV nhiều thường ít đứng dậy và ít vận động hơn trong suốt cả ngày, dẫn đến nhiều vấn đề có liên quan với lối sống “lười vận động”.


Điều đáng buồn là cho dù có hoạt động thể chất thì nó cũng không bù đắp được tác động xấu của thời gian “ngồi ì”.


Nguy hiểm lớn nhất của TV là khán giả thường ăn vặt bằng những thức ăn không tốt cho sức khỏe trong khi xem. Việc xem quảng cáo về đồ ăn trong các sô diễn có thể khiến người xem ăn vặt nhiều hơn,


Nếu bạn là phụ huynh, bạn có thể muốn kéo con mình ra khỏi chiếc TV. Trẻ em và trẻ vị thành niên ngồi trước màn hình nhiều, nhất là TV, dễ bị thừa cân khi lớn lên


Các nhà nghiên cứu giải thích rằng nguyên nhân là vì quảng cáo khiến bọn trẻ thèm ăn vặt khi xemTV.

tram-cam-24714-d0e9c.jpg


TV và máy tính lúc đêm khuya dẫn đến trầm cảm

Ngồi trước màn hình TV hoặc máy tính lúc đêm khuya hoặc không tắt máy khi ngủ có thể làm tăng khả năng bị trầm cảm.


Các nhà nghiên cứu cho biết việc tăng tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trong 50 năm qua đi kèm với sự gia tăng tỷ lệ bệnh trầm cảm, nhất là ở phụ nữ, những người vốn dễ bị bệnh gấp đôi nam giới.


Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng phụ nữ càng xem TV nhiều mỗi tuần thì nguy cơ trầm cảm càng cao.


Dành nhiều thời gian cho hoạt động thể lực có thể làm tăng sự tự tin và cảm giác tự chủ của phụ nữ, cũng như lượng endorphin trong máu họ. Tuy nhiên, nghiên cứu không trực tiếp chứng minh rằng xem quá nhiều TV và không tập thể dục là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Điện thoại di động là một ổ vi trùng


“Chú dế” có thể là bạn thân của bạn, nhưng nó cũng là “đối tác” ưa thích của vi trùng. Tất cả những động tác như chạm, bấm, kéo và vuốt khiến cho màn hình cảm ứng cũng chứa nhiều vi khuẩn ngang với bàn phím máy tính, theo nghiên cứu trên tờ Journal of Applied Microbiology.


“Chúng tôi thấy rằng khoảng 20 - 30% vi rút trên bề mặt kính tương tự màn hình điện thoại thông minh sẽ truyền sang ngón tay bạn”, các nhà nghiên cứu cho biết.


Điện thoại thông minh luôn ấm, được để ở chỗ tối, vì thế việc vi khuẩn ưa thích thiết bj này không có gì là lạ.


Giáo sư Simon Park từ Đại học Surrey đã cho các sinh viên in điện thoại mình lên đĩa nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và để vi khuẩn mọc tự do trong vài ngày.


Và đây là kết quả:
vi-trung-24714-5adff.jpg



Để vệ sinh điện thoại đúng cách, trước tiên cần tắt máy hoàn toàn hoặc tháo pin. Sau đó dùng dung dịch chuyên dụng để làm sạch màn hình và dùng khăn khô lau sạch. Tránh sờ vào điện thoại khi chưa rửa tay


Cũng tránh chạm vào điện thoại rồi sao đó lại sờ vào những chỗ như mắt hoặc miệng, vì có thể khiến mầm bệnh dễ dàng tấn công.


than-mat-24714-37556.jpg
Sợ sự thân mật


Cũng liên quan với bệnh GATO, sử dụng công nghệ quá mức có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập hay thực sự bị cô lập do dành quá nhiều thời gian để kết bạn trong thế giới ảo thay vì kết bạn ở ngoài đời thật.


GS Craig Malkin của trường Đại học Harvard đã sáng tạo ra thuật ngữ “cô đơn ảo” để mô tả hiện tượng ngày càng có nhiều người tìm đến thế giới ảo để thỏa mãn các nhu cầu xã hội của mình thay vì đương đầu với stress khi hòa nhập trong thế giới thật.


Tình trạng này tạo ra một vòng xoắn đáng sợ khi con người ta không buộc phải đối mặt với những lo lắng về các mối quan hệ, khiến sự lo lắng ngày càng lớn dần lên và khiến họ càng muốn trốn tránh hơn nữa.


Nghiên cứu của Trường đại học California đã kết luận rằng việc thu mình trong vỏ ốc sẽ góp phần gây stress mạn tính, tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch và khiến người đó có nguy cơ bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất.


Một nghiên cứu cũng thấy rằng tế bào lympho T có số lượng nhiều hơn ở những người có đầy đủ những ràng buộc xã hội và sức khỏe tổng thể của họ cũng đáng hài lòng hơn.
stress-24714-5f244.jpg


Stress 24/7


Ở thời của các thế hệ trước, công việc kết thúc khi người ra rời khỏi công sở. Giờ đây với sự ra đời của điện thoại thông minh, các ứng dụng liên lạc và e-mail, mọi chuyện không còn như thế nữa.


Dù chúng ta đang hẹn hò hay chuẩn bị đi ngủ, thì sự “cấp bách” phải bật máy tính hay kiểm tra điện thoại vẫn luôn còn đó. Và kỳ vọng về việc luôn “liên hệ được”và “hồi đáp được” đã gần như là một tiêu chí. Não của chúng ta không có cơ hội để giải tỏa stress hay thư giãn sau một ngày làm việc.


Lối sống đầy căng thẳng có thể tạo điều kiện cho bệnh tật. Về lâu dài, stress mạn tính rất có hại cho sức khỏe, và các nghiên cứu mới vẫn đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân.

Các nhà nghiên cứu Mỹ thấy rằng stress làm giảm khả năng điều hòa viêm, và viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.


Cẩm Tú

Theo Asiaone
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom