- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Ngành công nghệ hạt nhân đến sau năm 2020 cần khoảng 4.200 chuyên gia, kỹ sư. Để kịp đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển của ngành công nghệ hạt nhân, Chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu đãi.
Nhiều ngành cần kỹ sư ngành hạt nhân
Lực lượng kỹ sư ngành hạt nhân được đào tạo trình độ đại học không chỉ làm việc trong ngành điện hạt nhân, mà có thể làm việc tại các ngành có ứng dụng công nghệ hạt nhân, đặc biệt là các bệnh viện, cơ sở y tế ứng dụng y học hạt nhân.
PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết hiện cả nước có khoảng 25 cơ sở y tế có khoa y học hạt nhân chuyên tầm soát và điều trị các bệnh hiểm nghèo. Mỗi cơ sở nhỏ mỗi năm cần 5-7 người, ở những trung tâm lớn tại TP.HCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu thì mỗi năm cần hơn 20 người và có xu hướng tăng trong những năm tới. Định hướng của Chính phủ đến năm 2020, các tỉnh thành trên cả nước đều phải có trung tâm y học hạt nhân cho nên nhu cầu nhân lực sẽ tăng dần qua từng năm.
Ông Điền cho biết thêm tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, do thiếu người tham gia sản xuất đồng vị phóng xạ để điều chế các biệt dược nên phải nhập khẩu đồng vị phóng xạ được sản xuất tại Nhật, Ba Lan, Nga. Số liệu tại hội thảo cho thấy 10% nhân lực ngành công nghệ hạt nhân sẽ làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ chiếu xạ để tạo giống hoặc nghiên cứu các phương thức kích thích cây trồng cho năng suất, chất lượng cao hơn.
Đối với ngành điện hạt nhân, ông Trần Ngọc Ánh, phó giám đốc Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, cho biết nhu cầu nhân sự khoảng 2.200 người, trong đó trình độ đại học, sau đại học các phân ngành điện hạt nhân, an toàn hạt nhân, kỹ thuật nhiệt điện khoảng 900 người. Số còn lại là kỹ thuật viên vận hành nhà máy và các bộ phận khác ít liên quan đến kỹ thuật. Ngay thời điểm này, Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã bắt đầu tuyển dụng, mỗi năm khoảng 50 người, và đến năm 2019 tăng lên 800 người/năm.
Nhiều ưu đãi cho người học
Hiện trên cả nước có sáu đơn vị được Chính phủ giao đào tạo nhân lực cho ngành năng lượng nguyên tử là Đại học Điện lực (Hà Nội), Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng), Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), Viện Năng lượng nguyên tử VN, tổng chỉ tiêu hằng năm 350 sinh viên. Ước tính đến năm 2020 có hơn 2.000 sinh viên được đào tạo chuyên ngành năng lượng nguyên tử, nhưng cũng chỉ đáp ứng 1/2 nhu cầu của cả nước.
Hàng loạt ưu đãi đối với sinh viên ngành năng lượng nguyên tử được đưa ra. Theo ông Lý Tiến Hùng - Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GD-ĐT), để có thể đào tạo ra một kỹ sư công nghệ hạt nhân cần khoảng 2 tỉ đồng. Theo quy chế, sinh viên đạt loại giỏi được học bổng gấp 15 lần học phí và gấp tám lần đối với sinh viên đạt học lực khá. Sinh viên năm cuối nếu được xếp loại khá giỏi sẽ được xét tuyển tu nghiệp tại các nước có nền công nghệ hạt nhân phát triển như Nga, Nhật... Đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh trong thời gian tu nghiệp tại nước ngoài sẽ được giữ nguyên lương.
Ông Hùng cho biết mỗi năm có 80 học viên được đưa đi đào tạo hệ đại học tại Nga. Sinh hoạt phí cấp cho các học viên này gấp 1,2 lần so với học các ngành khác. Đối với những học viên đang học tại Nga, nếu cam kết làm việc 15 năm cho EVN sau khi tốt nghiệp sẽ được tài trợ 200 USD/tháng. Đại diện EVN cho biết mới chỉ có 161 du học sinh cam kết làm việc cho EVN sau khi về nước, trong khi EVN cần khoảng 280 kỹ sư được đào tạo ở Nga.
Trong hai năm tới, EVN cần 60 chuyên gia được đào tạo kỹ thuật điện hạt nhân tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện đơn vị này mới tuyển được 24 người.
Sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ điều chế biệt dược tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - Ảnh: Mai Vinh
Tại chuỗi hội thảo “Định hướng nghề nghiệp điện hạt nhân” do Bộ GD-ĐT, Viện Năng lượng nguyên tử VN, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) và Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận phối hợp tổ chức ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng từ ngày 25 đến 28-3, các chuyên gia đã giới thiệu với các bạn trẻ là học sinh giỏi cơ hội học miễn phí, nhận học bổng cao gấp nhiều lần những sinh viên theo học ngành khác và hàng loạt cơ hội du học để trở thành những chuyên gia cốt cán làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong tương lai.Nhiều ngành cần kỹ sư ngành hạt nhân
Lực lượng kỹ sư ngành hạt nhân được đào tạo trình độ đại học không chỉ làm việc trong ngành điện hạt nhân, mà có thể làm việc tại các ngành có ứng dụng công nghệ hạt nhân, đặc biệt là các bệnh viện, cơ sở y tế ứng dụng y học hạt nhân.
PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết hiện cả nước có khoảng 25 cơ sở y tế có khoa y học hạt nhân chuyên tầm soát và điều trị các bệnh hiểm nghèo. Mỗi cơ sở nhỏ mỗi năm cần 5-7 người, ở những trung tâm lớn tại TP.HCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu thì mỗi năm cần hơn 20 người và có xu hướng tăng trong những năm tới. Định hướng của Chính phủ đến năm 2020, các tỉnh thành trên cả nước đều phải có trung tâm y học hạt nhân cho nên nhu cầu nhân lực sẽ tăng dần qua từng năm.
Ông Điền cho biết thêm tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, do thiếu người tham gia sản xuất đồng vị phóng xạ để điều chế các biệt dược nên phải nhập khẩu đồng vị phóng xạ được sản xuất tại Nhật, Ba Lan, Nga. Số liệu tại hội thảo cho thấy 10% nhân lực ngành công nghệ hạt nhân sẽ làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ chiếu xạ để tạo giống hoặc nghiên cứu các phương thức kích thích cây trồng cho năng suất, chất lượng cao hơn.
Đối với ngành điện hạt nhân, ông Trần Ngọc Ánh, phó giám đốc Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, cho biết nhu cầu nhân sự khoảng 2.200 người, trong đó trình độ đại học, sau đại học các phân ngành điện hạt nhân, an toàn hạt nhân, kỹ thuật nhiệt điện khoảng 900 người. Số còn lại là kỹ thuật viên vận hành nhà máy và các bộ phận khác ít liên quan đến kỹ thuật. Ngay thời điểm này, Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã bắt đầu tuyển dụng, mỗi năm khoảng 50 người, và đến năm 2019 tăng lên 800 người/năm.
Nhiều ưu đãi cho người học
Hiện trên cả nước có sáu đơn vị được Chính phủ giao đào tạo nhân lực cho ngành năng lượng nguyên tử là Đại học Điện lực (Hà Nội), Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng), Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), Viện Năng lượng nguyên tử VN, tổng chỉ tiêu hằng năm 350 sinh viên. Ước tính đến năm 2020 có hơn 2.000 sinh viên được đào tạo chuyên ngành năng lượng nguyên tử, nhưng cũng chỉ đáp ứng 1/2 nhu cầu của cả nước.
Hàng loạt ưu đãi đối với sinh viên ngành năng lượng nguyên tử được đưa ra. Theo ông Lý Tiến Hùng - Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GD-ĐT), để có thể đào tạo ra một kỹ sư công nghệ hạt nhân cần khoảng 2 tỉ đồng. Theo quy chế, sinh viên đạt loại giỏi được học bổng gấp 15 lần học phí và gấp tám lần đối với sinh viên đạt học lực khá. Sinh viên năm cuối nếu được xếp loại khá giỏi sẽ được xét tuyển tu nghiệp tại các nước có nền công nghệ hạt nhân phát triển như Nga, Nhật... Đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh trong thời gian tu nghiệp tại nước ngoài sẽ được giữ nguyên lương.
Ông Hùng cho biết mỗi năm có 80 học viên được đưa đi đào tạo hệ đại học tại Nga. Sinh hoạt phí cấp cho các học viên này gấp 1,2 lần so với học các ngành khác. Đối với những học viên đang học tại Nga, nếu cam kết làm việc 15 năm cho EVN sau khi tốt nghiệp sẽ được tài trợ 200 USD/tháng. Đại diện EVN cho biết mới chỉ có 161 du học sinh cam kết làm việc cho EVN sau khi về nước, trong khi EVN cần khoảng 280 kỹ sư được đào tạo ở Nga.
Trong hai năm tới, EVN cần 60 chuyên gia được đào tạo kỹ thuật điện hạt nhân tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện đơn vị này mới tuyển được 24 người.
Theo TT