thieugau
Thành viên
- Tham gia
- 10/6/2018
- Bài viết
- 0
Hiện nay thông tin về công dụng của tắm lá trầu không trong điều trị các bệnh ngoài da vẫn còn khá ít dù chúng thật sự rất hiệu quả. Vậy hãy cùng thông qua bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thông tin này nhé!
Công dụng ít người biết của tắm lá trầu không trong điều trị các bệnh ngoài da
1. Các công dụng chung và phổ biến của lá trầu không
Lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh và chứa nhiều oxi hóa, thường được sử dụng để khử trùng hoặc diệt khuẩn và có tác dụng chữa các bệnh nhẹ ngoài da như mẩn ngứa, mẩn đỏ và tắm lá trầu không còn có thể chữa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra sử dụng phương pháp chăm sóc da bằng tắm lá trầu không cũng được nhiều người sử dụng rộng rãi như một phương thức thiên nhiên, an toàn mà không tốn kém.
Vậy hãy cùng tìm hiểu cách thức sử dụng phương pháp tắm lá trầu không qua bài viết dưới đây sao cho đúng cách và hiệu quả nhất nhé!
2. Cách sử dụng tắm lá trầu không đúng cách và hiệu quả nhất
B1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Chọn nguyên liệu lá trầu không có nguồn gốc rõ ràng, đề phòng loại lá có thể bị phun thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc làm xanh lá… Nên chọn lá không quá già, không quá non. Lá có màu xanh tươi, phiến lá vừa phải, chiều dày mỏng, không nên quá dày.
- Vệ sinh lại lá bằng cách rửa và ngâm với nước muối trong 15-20 phút để loại bỏ tạp chất trên lá như bụi bẩn hoặc trứng ấu trùng nhỏ.
- Sau đó phơi nắng hoặc để lá rửa sạch lên vùng cao để lá ráo nước nhanh.
- Giã nhuyễn lá trầu không hoặc cắt lá thật nhỏ theo dạng sợi hoặc dạng ô vuông.
- Sau đó đem phần lá nhuyễn h.ãm với nước sôi hoặc có thể trực tiếp đun cùng nước cho đến khi sôi từ 10-15 phút. Trong khoảng thời gian này, hơi nước nóng sẽ giúp lá trầu không tiết ra được các dưỡng chất cần thiết.
- Khi sử dụng thì bỏ phần bã lá, chỉ tắm bằng nước. Khi sử dụng tắm lá trầu không để dưỡng da có thể vắt thêm nước cốt chanh để tăng hiệu quả.
Cách tắm lá trầu không đúng và hiệu quả
3. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp tắm lá trầu không
- Vì lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên khi sử dụng tắm để trị rôm sảy cho trẻ em thì không nên pha nước tắm quá đặc, dễ khiến da trẻ kích ứng.
- Trước khi sử dụng lá trầu không hoàn toàn để chữa rôm sảy và mẩn ngứa cho trẻ mẹ nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc thử bằng nước lá trầu không đun trước trên da, nếu không có kích ứng mới bắt đầu áp dụng.
- Đối với bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, nên tiếp tục sử dụng kèm với các loại thuốc chữa thủy đậu khác.
- Nên tách thời gian áp dụng phương pháp trên tuần, tốt nhất là 3-4 lần một tuần. Khi sử dụng không thấy hiệu quả thì nên ngừng tắm ngay và xin ý kiến bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để khám lại cho bé.