Công dụng của nụ hoa Hòe khô với bệnh nhân điều trị tăng huyết áp

0904952334

Thành viên
Tham gia
9/1/2020
Bài viết
0
--- Nụ Hoa Hòe cho người huyết áp cao---


---NỤ HOA HÒE SẠCH------120K/KG---

Nhà em cung cấp nụ hòe sạch phục vụ các thượng đế nhé

☎️ ĐT 0972398510


CÔNG DỤNG CỦA NỤ HOA HÒE KHÔ VỚI BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP


1.Đặc điểm cây hòe

Tên khác: Hòa thực, hòe mễ thán, hòe hoa, cây hòe, hòe nhụy, hòe giao

Tên khoa học: Styphnolobium japonicum

Họ: Đậu ( Fabaceae )


Mô tả cây thuốc:

Hoa hòe là cây gỗ, to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn. Cành cong queo. Lá kép lông chim lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm rộng 1,5-2,5cm. Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành. Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.

Bộ phận dùng:

Nụ hoa phơi hay sấy khô (Hoè hoa - Flos Styphnolobium japonici = Flos Sophorae japonicae).

Quả hoè (Hoè giác - Fructus Sophorae japonicae).

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Hoa hòe là nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6 mm, rộng 1 - 2 mm, màu vàng xám. Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, dài bằng 1/2 đến 2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10 mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng. Mùi thơm, vị hơi đắng.

Phân bố:

Hoè được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Thu hái,sơ chế:

Thu hoạch từ thàng 7-9 dương lịch. Hái hoa vào buổi sáng khi trời khô ráo. Ngắt các chùm hoa đã bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa rồi phơi nắng hoặc sấy ngay. Dược liệu là hoa chưa nở được gọi là "hoè mễ". Dược điển Việt nam quy định hoa nở lẫn vào không được quá 10%


Theo tiến sỹ Hồ Phương Nhã Đan-Trưởng khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai thì nụ hoa hòe có tác dụng điều trị cao huyết áp mang lại hiệu quả cao, an toàn, đặc biệt là không gây nhờn thuốc sau khi sử dụng một thời gian dài. Nụ hoa hòe là một trong số những thảo dược được tin dùng nhiều nhất.


2.Trong nụ hoa hòe có các thành phần sau

Hoa hòe: Các nụ hoa khô có thể chứa tới 20% rutin, betulin, sophoradiol, với một số quercetin. .Hoa nở chứa 8% rutin

Quả hòe: Vỏ quả chứa 4 – 11% rutin, quả khô có genistin, rutin, N-methylcytisine, flavonoid aglycones hay quercetin, alcaloid cytisine, sophocarpin, …

Hạt hòe: Chứa 0,5-2% rutin, flavonoid, alkaloid

Lá: Trong lá chét có 5 – 6 % rutin. Ngoài ra còn có các chất khác như protein và lipid

Rễ và gỗ: Bao gồm các thành phần irrisolidon, biochanin A 7-D-xylosylglucosid, biochanin A, biochanin A 7-D-glucosid , flemichaparin B, maackianin,…


3. Công dụng của nụ hoa hòe

+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ.

+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ.

+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi

+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm

Liều dùng: 8-20g/ngày.

Trị chảy máu không cầm:

Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào

Trị thổ huyết không cầm:

Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hương vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12g uống với nước gạo nếp

Trị lưỡi chảy máu không cầm:

Hòe hoa tán bột, xức vào

Trị ho ra máu, khạc ra máu:

Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ

Trị tiểu ra máu:

Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị

Trị đại tiện ra máu:

Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rượu, hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày

Trị đại tiện ra máu:

Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nước

Trị sốt cao đột ngột tiêu ra máu:

Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy

Trị đi tiêu ra máu do độc của rượu:

Hòe hoa nửa sống nửa sao 40g, Sơn chi tử 20g, tán bột uống lần 8g với nước

Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu:

Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống

Trị Rong kinh không cầm:

Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rượu nóng trước khi ăn

Trị băng huyết không cầm:

Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với một chén rượu Trị trúng phong mất tiếng:

Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt

Trị ung thư phát bối, nhiệt độc ở trong người, hoa mắt, đầu váng, miệng khô, lưỡi đắng, hồi hộp, lưng nóng, tay chân tê, có sưng ở sau lưng:

Hòe hoa một mớ, sao cho thành mầu nâu đen, ngâm với một chén rượu con, lúc rượu còn đang nóng thì uống, nếu chưa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại

Trị trĩ ngoại:

Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên

Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả

Trị phát bối tán huyết:

Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40g sao như màu ngà voi, tán bột, dùng 40gTế trà sắc còn 1 chén, để ngoài sương một đêm, lấy 12g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ

Trị băng huyết, hạ huyết:

Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống

Trị bạch đới không dứt:

Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu

Trị độc dương mai và độc do dương minh tích nhiệt gây ra

Dùng Hòe hoa 4 lượng sao qua bỏ vào 2 chén rượu sắc uống nóng, người bị hư hàn thì cấm dùng

Trị thổ huyết:

Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Tranh

Trị trường phong hạ huyết:

Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nước hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu)

Trị huyết áp cao:

Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống


4. Cách sử dụng nụ hoa hòe

Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút. Sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi. Ngoài ra, cũng có thể cho hoa hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.

Lưu ý: Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không được dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng. Nên tìm đến những lương y có tay nghề cao để được tư vấn và có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài điều trị bệnh cao huyết áp, hoa hòe cũng có thể được dùng để điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, trĩ chảy máu, chảy máu cam, … rất hiệu quả.
 
×
Quay lại
Top Bottom