- Tham gia
- 29/11/2011
- Bài viết
- 1.816
Theo Quyết định về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020 của Chính phủ, đến năm 2020 cứ 1 vạn dân sẽ có khoảng 256 sinh viên.
Khoảng 70%-80% sinh viên ĐH được đào tạo theo chương trình nghề nghiệp- ứng dụng và khoảng 20%-30% sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu.
Mục tiêu quy hoạch đưa ra, bình quân cứ 17 đến 26 sinh viên ĐH và CĐ sẽ có 1 giảng viên; số giảng viên ĐH có trình độ tiến sĩ đạt khoảng 21% và giảng viên CĐ trình độ tiến sĩ khoảng 4%. Đến năm 2015, có 10 trường ĐH mà mỗi trường có ít nhất 1 khoa (ngành) hoặc lĩnh vực đào tạo đạt tiêu chí chất lượng tương đương so với các trường có uy tín trên thế giới. Và con số này đến năm 2020 là 20 trường, có 1 trường ĐH được xếp hạng trong số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới. Thu hút 1% vào năm 2015 và 3% vào năm 2020 số lượng sinh viên là người nước ngoài so với tổng số sinh viên cả nước đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam.
Sau năm 2020, diện tích đất và diện tích xây dựng trường sẽ đạt chuẩn định mức quy định trên 1 sinh viên; hình thành các khu ĐH dành cho các trường ĐH đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Để đạt được những mục tiêu trên, đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo ĐH và CĐ đạt khoảng 2.200.000 sinh viên (tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010-2011) và số sinh viên chính quy tuyển mới đạt khoảng 560.000 (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010); cả nước có 460 trường ĐH và CĐ, bao gồm 224 trường ĐH và 236 trường CĐ.
Quy mô đào tạo của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khoảng 42.000 sinh viên; ĐH trọng điểm khác là 35.000 sinh viên. ĐH, học viện đào tạo ngành nghề: Kỹ thuật-công nghệ, kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh vực khác có gắn với kinh tế-kỹ thuật khoảng 15.000 sinh viên quy đổi; ngành nghề y tế, văn hóa-xã hội khoảng 8.000 sinh viên; các ngành năng khiếu khoảng 5.000 sinh viên. Các trường CĐ: Đa ngành, đa cấp khoảng 8.000 sinh viên; trong lĩnh vực công nghệ và trường cao đẳng cộng đồng khoảng 5.000 sinh viên; ngành năng khiếu khoảng 3.000 sinh viên.
Các ngành nghề đào tạo được ưu tiên: Một số ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; công nghệ thông tin, công nghệ cơ điện tử và tự động hóa; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; một số ngành nghề kỹ thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đào tạo giáo viên và chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ.
Đến năm 2020, số sinh viên khối ngành công nghiệp, giao thông và xây dựng chiếm khoảng 31%; khối ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn khoảng 14%; khối ngành sư phạm và quản lý giáo dục khoảng 10%; khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng, luật và trợ giúp xã hội khoảng 31%; khối ngành nông – lâm – ngư khoảng 5%; khối ngành y-dược khoảng 6% và khối ngành nghệ thuật, thể dục-thể thao khoảng 4% trong tổng số sinh viên đào tạo.
Theo Xaluan
Khoảng 70%-80% sinh viên ĐH được đào tạo theo chương trình nghề nghiệp- ứng dụng và khoảng 20%-30% sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu.
Mục tiêu quy hoạch đưa ra, bình quân cứ 17 đến 26 sinh viên ĐH và CĐ sẽ có 1 giảng viên; số giảng viên ĐH có trình độ tiến sĩ đạt khoảng 21% và giảng viên CĐ trình độ tiến sĩ khoảng 4%. Đến năm 2015, có 10 trường ĐH mà mỗi trường có ít nhất 1 khoa (ngành) hoặc lĩnh vực đào tạo đạt tiêu chí chất lượng tương đương so với các trường có uy tín trên thế giới. Và con số này đến năm 2020 là 20 trường, có 1 trường ĐH được xếp hạng trong số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới. Thu hút 1% vào năm 2015 và 3% vào năm 2020 số lượng sinh viên là người nước ngoài so với tổng số sinh viên cả nước đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam.
Sau năm 2020, diện tích đất và diện tích xây dựng trường sẽ đạt chuẩn định mức quy định trên 1 sinh viên; hình thành các khu ĐH dành cho các trường ĐH đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Để đạt được những mục tiêu trên, đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo ĐH và CĐ đạt khoảng 2.200.000 sinh viên (tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010-2011) và số sinh viên chính quy tuyển mới đạt khoảng 560.000 (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010); cả nước có 460 trường ĐH và CĐ, bao gồm 224 trường ĐH và 236 trường CĐ.
Quy mô đào tạo của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khoảng 42.000 sinh viên; ĐH trọng điểm khác là 35.000 sinh viên. ĐH, học viện đào tạo ngành nghề: Kỹ thuật-công nghệ, kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh vực khác có gắn với kinh tế-kỹ thuật khoảng 15.000 sinh viên quy đổi; ngành nghề y tế, văn hóa-xã hội khoảng 8.000 sinh viên; các ngành năng khiếu khoảng 5.000 sinh viên. Các trường CĐ: Đa ngành, đa cấp khoảng 8.000 sinh viên; trong lĩnh vực công nghệ và trường cao đẳng cộng đồng khoảng 5.000 sinh viên; ngành năng khiếu khoảng 3.000 sinh viên.
Các ngành nghề đào tạo được ưu tiên: Một số ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; công nghệ thông tin, công nghệ cơ điện tử và tự động hóa; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; một số ngành nghề kỹ thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đào tạo giáo viên và chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ.
Đến năm 2020, số sinh viên khối ngành công nghiệp, giao thông và xây dựng chiếm khoảng 31%; khối ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn khoảng 14%; khối ngành sư phạm và quản lý giáo dục khoảng 10%; khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng, luật và trợ giúp xã hội khoảng 31%; khối ngành nông – lâm – ngư khoảng 5%; khối ngành y-dược khoảng 6% và khối ngành nghệ thuật, thể dục-thể thao khoảng 4% trong tổng số sinh viên đào tạo.
Theo Xaluan