khiemseoazf
Thành viên
- Tham gia
- 15/10/2024
- Bài viết
- 11
Công bố phụ gia thực phẩm có bắt buộc không? Đây là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến an toàn thực phẩm. Phụ gia thực phẩm, dù giúp cải thiện hương vị, màu sắc hay kéo dài thời gian bảo quản, cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu sử dụng không đúng quy định. Vì vậy, việc công bố phụ gia thực phẩm không chỉ là đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn chứng minh với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Vậy tóm lại doanh nghiệp có cần phải thực hiện công bố phụ gia thực phẩm hay không? Hãy cùng với khiemseoazf tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
1. Phụ gia thực phẩm có cần tự công bố không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định về tự công bố sản phẩm:- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện tự công bố đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng thực phẩm và vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (gọi chung là sản phẩm), ngoại trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 của Nghị định.
- Những sản phẩm hoặc nguyên liệu nhập khẩu chỉ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sử dụng nội bộ, không tiêu thụ trên thị trường nội địa, được miễn thủ tục tự công bố.
3. Các hình thức công bố phụ gia thực phẩm
Theo quy định hiện hành, công bố phụ gia thực phẩm được thực hiện dưới hai hình thức như sau:- Đăng ký công bố sản phẩm: Áp dụng với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia không nằm trong danh mục được phép sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.
- Tự công bố sản phẩm: Áp dụng cho các phụ gia thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng và đáp ứng đúng quy định về đối tượng sử dụng
4. Những giấy tờ cần thiết khi thực hiện công bố phụ gia thực phẩm
4.1 Hồ sơ đăng ký công bố phụ gia thực phẩm
- Bản đăng ký công bố Phụ gia thực phẩm theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15 năm 2018 NĐ/CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm Phụ gia thực phẩm (còn hiệu lực trong vòng 12 tháng, do các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 thực hiện).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Loại hình: Sản xuất phụ gia thực phẩm. (Trường hợp sản xuất phụ gia trong nước).
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng mới của Phụ gia thực phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng mới đó.
- Trong trường hợp nhập khẩu thì thêm một trong các giấy sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của nước xuất khẩu (Phải được hợp pháp hóa lãnh sự).
4.2 Hồ sơ tự công bố phụ gia thực phẩm
- Bản tự công bố Phụ gia thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15 năm 2018 NĐ/CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm Phụ gia thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Loại hình: Sản xuất phụ gia thực phẩm. (Trường hợp sản xuất phụ gia trong nước).