- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Sau 24 năm ra đời, hệ thống các trường ngoài công lập từ phổ thông đến đại học tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nếu không có những chính sách hợp lý, hướng điều chỉnh kịp thời, hệ thống các trường này sẽ khủng hoảng.
Sự việc trầm trọng đến mức ngay đầu năm 2013, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (VIPUA) đã có công văn gửi Thủ tướng báo cáo tình hình khẩn cấp của khối các trường này.
Khó vì chính sách
Nói về sự ra đời và thực trạng của giáo dục ĐH ngoài công lập hiện nay, Giáo sư Trần Hồng Quân cho biết: “Các trường ra đời chủ yếu không phải để giải quyết vấn đề kinh phí đầu tư cho nhà nước; quan trọng hơn, đây là mô hình tổ chức ĐH năng động, tự chủ, có động lực tự thân để phát triển không ngừng. Tuy nhiên hiện nay, các chính sách về giáo dục lại thể hiện sự đánh giá không đúng vai trò của giáo dục ĐH ngoài công lập, dường như chưa coi đó là một phần của nền giáo dục ĐH VN, dẫn đến những bất cập về chính sách cần tháo gỡ”
.
Giáo sư Quân nêu ví dụ, nếu theo chỉ đạo của Chính phủ thì các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ được giảm hoặc miễn thuế; nhưng hiện nay các trường vẫn phải đóng 25% thuế, thực tế là bổ vào học phí trên đầu sinh viên. Sinh viên ngoài công lập chịu 100% chi phí, sinh viên công lập lại được nhà nước hỗ trợ khoảng 70%, rõ ràng rất không bình đẳng. “Vô lý ở chỗ, tiền đầu tư của nhà nước cho giáo dục là tiền đóng thuế của toàn dân nhưng cùng là sinh viên thì công lập được hưởng, còn ngoài công lập lại không được hưởng”.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh vật VN, chỉ ra rằng hiện nay Bộ GD-ĐT coi trường tư như “con nuôi”, các trường công đang “tranh” hết nguồn tuyển của trường tư, thậm chí “tranh” của cả các trường dạy nghề.
Tán thành với những nhận định trên, Giáo sư Chu Hảo, Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN, cho rằng: “Mọi vấn đề khúc mắc hiện nay bắt nguồn từ chính sách. Tuy nhiên, bất cập với hệ thống trường ngoài công lập sẽ chưa thể xử lý nếu không giải quyết tận gốc câu chuyện chính sách này”. Ông nói: “Trường ngoài công lập như bị chính phủ “mang con bỏ chợ”, quá vội vàng trong thực hiện cơ chế thị trường đối với hệ thống này. Trong khi lẽ ra lúc đầu phải là thiên về bất vụ lợi thì lại khuyến khích trường này hoạt động như một công ty cổ phần.
Tiến sĩ Đặng Văn Định, VIPUA, cũng cho rằng quy định ngày càng có xu thế tăng quyền quản lý trực tiếp cho chủ tịch hội đồng quản trị, giảm quyền quản lý của hiệu trưởng. Hệ quả là chủ tịch hội đồng quản trị có cơ hội “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một số nhà đầu tư hành xử với hiệu trưởng, giáo chức và người lao động theo quan hệ “ông chủ và người làm thuê”; sinh viên trở thành “khách hàng”, nhà trường thành “vật mua bán”... Chỉ ra sự nhầm lẫn trong việc thiết kế chính sách với các trường ngoài công lập, Giáo sư Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Quản trị và kinh doanh Hà Nội, khẳng định: “Yêu cầu các trường hoạt động phi lợi nhuận nhưng điều kiện là nhà đầu tư phải có hàng chục tỉ đồng. Thử hỏi có ai đầu tư hàng chục tỉ đồng vào chỗ không có lợi nhuận, cũng không có chính sách khuyến khích về thuế, đất đai gì cả”.
Bất cập trong tuyển sinh
Theo thống kê của VIPUA, từ khoảng 2 năm trở lại đây và nhất là trong mùa tuyển sinh năm 2012, việc tuyển sinh của các trường ngoài công lập cũng như một số trường công lập ở địa phương gặp nhiều khó khăn, hầu hết các trường đều không thực hiện được kế hoạch tuyển sinh.
Giáo sư Trần Hồng Quân cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, trong đó nguyên nhân trực tiếp là vài năm gần đây chủ trương tuyển sinh gây trở ngại.
Theo đánh giá của VIPUA lý do chính khiến phần lớn các trường này không tuyển được sinh viên là do nguồn tuyển sinh đã thực sự cạn kiệt. Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH của VIPUA, nêu rõ rằng các chính sách đối với giáo dục ĐH hiện manh mún và chưa chặt chẽ, dẫn đến cơ chế xin - cho. Chính vì xin - cho nên tăng quy mô tuyển sinh của các trường công lập một cách bất hợp lý, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, bóp nghẹt nguồn tuyển của các trường trong hệ thống này.
Cũng theo phân tích của VIPUA, từ năm 2012 Bộ đã cho phép các trường được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh nên tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường công lập đã đạt con số kỷ lục là 504.000, vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh của toàn ngành (cả công lẫn ngoài công lập) trước đó 3 năm là 502.000. Việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường công lập đã làm hẹp cửa tuyển sinh cho các trường ngoài công lập vì trường công sẽ vét hết thí sinh...
Một nguyên nhân khác là do điểm sàn của Bộ trong kỳ thi “ba chung” chưa hợp lý. Đó là chưa kể, để tuyển đủ thí sinh, các trường ĐH công lập trong đó có cả những trường thuộc tốp trên xác định điểm chuẩn vào trường sát với điểm sàn của Bộ.
Theo Tienphong
|
Lác đác thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH ngoài công lập trong đợt tuyển sinh năm 2013 mặc dù Bộ cho các trường kéo dài thời gian xét tuyển. Ảnh: Đào Ngọc Thạch. |
Khó vì chính sách
Các chính sách về giáo dục thể hiện sự đánh giá không đúng vai trò của giáo dục ĐH ngoài công lập, dường như chưa coi đó là một phần của nền giáo dục ĐH Việt Nam, dẫn đến những bất cập về chính sách cần tháo gỡ Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch VIPUA |
.
Giáo sư Quân nêu ví dụ, nếu theo chỉ đạo của Chính phủ thì các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ được giảm hoặc miễn thuế; nhưng hiện nay các trường vẫn phải đóng 25% thuế, thực tế là bổ vào học phí trên đầu sinh viên. Sinh viên ngoài công lập chịu 100% chi phí, sinh viên công lập lại được nhà nước hỗ trợ khoảng 70%, rõ ràng rất không bình đẳng. “Vô lý ở chỗ, tiền đầu tư của nhà nước cho giáo dục là tiền đóng thuế của toàn dân nhưng cùng là sinh viên thì công lập được hưởng, còn ngoài công lập lại không được hưởng”.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh vật VN, chỉ ra rằng hiện nay Bộ GD-ĐT coi trường tư như “con nuôi”, các trường công đang “tranh” hết nguồn tuyển của trường tư, thậm chí “tranh” của cả các trường dạy nghề.
Tán thành với những nhận định trên, Giáo sư Chu Hảo, Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN, cho rằng: “Mọi vấn đề khúc mắc hiện nay bắt nguồn từ chính sách. Tuy nhiên, bất cập với hệ thống trường ngoài công lập sẽ chưa thể xử lý nếu không giải quyết tận gốc câu chuyện chính sách này”. Ông nói: “Trường ngoài công lập như bị chính phủ “mang con bỏ chợ”, quá vội vàng trong thực hiện cơ chế thị trường đối với hệ thống này. Trong khi lẽ ra lúc đầu phải là thiên về bất vụ lợi thì lại khuyến khích trường này hoạt động như một công ty cổ phần.
Tiến sĩ Đặng Văn Định, VIPUA, cũng cho rằng quy định ngày càng có xu thế tăng quyền quản lý trực tiếp cho chủ tịch hội đồng quản trị, giảm quyền quản lý của hiệu trưởng. Hệ quả là chủ tịch hội đồng quản trị có cơ hội “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một số nhà đầu tư hành xử với hiệu trưởng, giáo chức và người lao động theo quan hệ “ông chủ và người làm thuê”; sinh viên trở thành “khách hàng”, nhà trường thành “vật mua bán”... Chỉ ra sự nhầm lẫn trong việc thiết kế chính sách với các trường ngoài công lập, Giáo sư Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Quản trị và kinh doanh Hà Nội, khẳng định: “Yêu cầu các trường hoạt động phi lợi nhuận nhưng điều kiện là nhà đầu tư phải có hàng chục tỉ đồng. Thử hỏi có ai đầu tư hàng chục tỉ đồng vào chỗ không có lợi nhuận, cũng không có chính sách khuyến khích về thuế, đất đai gì cả”.
Bất cập trong tuyển sinh
Chỉ tuyển được 20 - 60% chỉ tiêu Trong năm 2012 trong số hơn 80 trường ngoài công lập chỉ có một số ít trường tuyển sinh được gần đủ hoặc đủ chỉ tiêu. Phần lớn trường chỉ tuyển được 30 - 60%, không ít trường 20 - 30%, thậm chí có trường chỉ tuyển được một lượng nhỏ không đáng kể. Trong số hàng loạt trường không tuyển đủ chỉ tiêu có không ít trường ngoài công lập đã được Bộ kiểm định, nhiều năm nay không gặp khó khăn trong tuyển sinh, cơ sở vật chất khá khang trang... |
Giáo sư Trần Hồng Quân cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, trong đó nguyên nhân trực tiếp là vài năm gần đây chủ trương tuyển sinh gây trở ngại.
Theo đánh giá của VIPUA lý do chính khiến phần lớn các trường này không tuyển được sinh viên là do nguồn tuyển sinh đã thực sự cạn kiệt. Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH của VIPUA, nêu rõ rằng các chính sách đối với giáo dục ĐH hiện manh mún và chưa chặt chẽ, dẫn đến cơ chế xin - cho. Chính vì xin - cho nên tăng quy mô tuyển sinh của các trường công lập một cách bất hợp lý, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, bóp nghẹt nguồn tuyển của các trường trong hệ thống này.
Cũng theo phân tích của VIPUA, từ năm 2012 Bộ đã cho phép các trường được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh nên tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường công lập đã đạt con số kỷ lục là 504.000, vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh của toàn ngành (cả công lẫn ngoài công lập) trước đó 3 năm là 502.000. Việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường công lập đã làm hẹp cửa tuyển sinh cho các trường ngoài công lập vì trường công sẽ vét hết thí sinh...
Một nguyên nhân khác là do điểm sàn của Bộ trong kỳ thi “ba chung” chưa hợp lý. Đó là chưa kể, để tuyển đủ thí sinh, các trường ĐH công lập trong đó có cả những trường thuộc tốp trên xác định điểm chuẩn vào trường sát với điểm sàn của Bộ.
Quá trình hình thành trường ngoài công lập Năm 1988, Trung tâm ĐH Thăng Long là mô hình thí điểm đầu tiên của hệ thống các trường ĐH, CĐ ngoài công lập của cả nước. Từ mô hình thí điểm này dự thảo Quy chế hoạt động cho loại hình trường ĐH ngoài công lập được xây dựng. Giai đoạn 1994 - 1999, xây dựng Quy chế tạm thời ĐH dân lập, có 22 trường ĐH dân lập được thành lập. Từ năm 2000 - 2005, Quy chế chính thức số 86 về trường ĐH dân lập ra đời và có thêm 9 trường được thành lập. Từ năm 2005 - 2011, xây dựng và phát triển trường ĐH, CĐ tư thục theo Quy chế 14/2005 và Quy chế 61/2009 của Chính phủ. Các trường dân lập thành lập trước đó (19 trường) hoạt động theo Quy chế số 86/2000, các trường bán công (23 trường) chuyển sang hoạt động theo quy chế trường ĐH tư thục. Các trường thành lập theo Quy chế 14/2005 và 61/2009, nay là Quy chế 63/2011 đều hoạt động theo Quy chế trường ĐH tư thục. Năm 2011, cả nước có 81 trường ngoài công lập (31 trường CĐ và 50 trường ĐH), chiếm 14,7 % tổng số sinh viên cả nước. |
Theo Tienphong