- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Một học sinh Quảng Bình phải cõng trên người hơn 30 khoản phí khác nhau, tầm vóc của học sinh này có thể sánh ngang với cây lúa vì mức độ cõng phí.
Báo Lao động đưa tin, tại Quảng Bình mỗi học sinh phải cõng hàng chục thứ phí khác nhau. Theo thống kê từ HĐND tỉnh, có khoảng hơn 30 khoản thu khác nhau mà mỗi học sinh phải đóng góp với tổng mức thu từ 300.000 đồng đến 2,5 triệu đồng; bao gồm: Các khoản thu do trường, lớp thỏa thuận với ban đại diện cha mẹ học sinh (tiền mua đồng phục, tiền bán trú...); các khoản thu hộ cho tổ chức, đoàn thể (quỹ đội, quỹ hội chữ thập đỏ, quỹ khuyến học...); các khoản thu của ban đại diện cha mẹ học sinh (quỹ hoạt động ban đại diện, hỗ trợ mua sắm cơ sở vật chất nhà trường - đây là khoản thu cao nhất với mức từ 100.000 - 300.000 đồng/học sinh/năm); thu để hỗ trợ các hoạt động của giáo viên, xây dựng hàng rào...
Nghe đến các loại phí mà học sinh phải đóng góp trong một năm chẳng khác nào phí mà cây lúa đang phải chịu đựng từ Thủy lợi phí HTX thu nộp cho huyện, tiền điện, tiền bơm nước, tiền công tổ thủy nông, công bảo vệ đồng, điều hành phòng chống bão lụt, nạo vét kênh mương, công điều hành của trưởng thôn, sửa chữa trạm bơm, cống đập, bảo vệ thực vật, đại hội xã viên, kiểm kê, quản lý, khoa học kỹ thuật, quỹ diệt chuột...Đó là còn trừ các khoản thuế má đóng cho nhà nước, nhân công, thuê máy cày, máy tuốt lúa, lãi suất vay làm vốn.
Chúng tôi chợt nhớ ra cái đề án "Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam", là tới cuối năm 2030, tầm vóc trung bình ở độ tuổi 18 của nam giới đạt 168,5cm, nữ đạt 157,5cm với kinh phí đề án lên đến 6000 tỷ đồng. Các chương trình dự kiến bao gồm: Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam, chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan, phát triển thể lực, tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi... Có lẽ, thay vì phải mất quá nhiều tiền vào đề án này, chúng ta có thể học theo Quảng Bình nâng tầm vóc của học sinh bằng cách nâng cao các khoản phí.
Cây lúa cõng hàng chục thứ phí mà Việt Nam vẫn đứng top đầu trên thị trường xuất khẩu gạo thì cũng có thể suy ra rằng, cõng nhiều phí sẽ giúp nâng tầm vóc học sinh Việt phải không, thưa quý vị? Nếu không đồng tình thì cứ coi như đây là chuyện ngày Cá Tháng Tư.
Theo phunutoday
Báo Lao động đưa tin, tại Quảng Bình mỗi học sinh phải cõng hàng chục thứ phí khác nhau. Theo thống kê từ HĐND tỉnh, có khoảng hơn 30 khoản thu khác nhau mà mỗi học sinh phải đóng góp với tổng mức thu từ 300.000 đồng đến 2,5 triệu đồng; bao gồm: Các khoản thu do trường, lớp thỏa thuận với ban đại diện cha mẹ học sinh (tiền mua đồng phục, tiền bán trú...); các khoản thu hộ cho tổ chức, đoàn thể (quỹ đội, quỹ hội chữ thập đỏ, quỹ khuyến học...); các khoản thu của ban đại diện cha mẹ học sinh (quỹ hoạt động ban đại diện, hỗ trợ mua sắm cơ sở vật chất nhà trường - đây là khoản thu cao nhất với mức từ 100.000 - 300.000 đồng/học sinh/năm); thu để hỗ trợ các hoạt động của giáo viên, xây dựng hàng rào...
Chúng ta đang nỗ lực cố gắng biến những học sinh oằn lưng cõng các loại phí.
Nghe đến các loại phí mà học sinh phải đóng góp trong một năm chẳng khác nào phí mà cây lúa đang phải chịu đựng từ Thủy lợi phí HTX thu nộp cho huyện, tiền điện, tiền bơm nước, tiền công tổ thủy nông, công bảo vệ đồng, điều hành phòng chống bão lụt, nạo vét kênh mương, công điều hành của trưởng thôn, sửa chữa trạm bơm, cống đập, bảo vệ thực vật, đại hội xã viên, kiểm kê, quản lý, khoa học kỹ thuật, quỹ diệt chuột...Đó là còn trừ các khoản thuế má đóng cho nhà nước, nhân công, thuê máy cày, máy tuốt lúa, lãi suất vay làm vốn.
Chúng tôi chợt nhớ ra cái đề án "Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam", là tới cuối năm 2030, tầm vóc trung bình ở độ tuổi 18 của nam giới đạt 168,5cm, nữ đạt 157,5cm với kinh phí đề án lên đến 6000 tỷ đồng. Các chương trình dự kiến bao gồm: Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam, chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan, phát triển thể lực, tầm vóc bằng phương pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi... Có lẽ, thay vì phải mất quá nhiều tiền vào đề án này, chúng ta có thể học theo Quảng Bình nâng tầm vóc của học sinh bằng cách nâng cao các khoản phí.
Cây lúa cõng hàng chục thứ phí mà Việt Nam vẫn đứng top đầu trên thị trường xuất khẩu gạo thì cũng có thể suy ra rằng, cõng nhiều phí sẽ giúp nâng tầm vóc học sinh Việt phải không, thưa quý vị? Nếu không đồng tình thì cứ coi như đây là chuyện ngày Cá Tháng Tư.
Theo phunutoday