- Tham gia
- 7/4/2015
- Bài viết
- 49
Hôm nay trong khi m lang thanh trên mạng thì thấy cái này k biết mọi người nghĩ sao chứ,còn m thì tức k chịu được .Bọn TQ nó k đọc thì thôi đẻ người khác đọc sao cứ phát biểu lung tung
rảnh rỗi quá k có việc gì làm hay sao vậy
CONAN CÓ NGUY CƠ BỊ CẤM
Bị coi là "cuốn giáo trình trắng trợn dành cho tội phạm giết người", "Thám tử lừng danh Conan" đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm cửa!
CONAN CÓ NGUY CƠ BỊ “CẤM CỬA"
Vốn là bộ truyện tranh sở hữu số lượng fan hâm mộ vô cùng đông đảo và được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng "Thám tử lừng danh Conan" lại đang đối mặt với nguy cơ bị cấm cửa tại thị trường lớn nhất thế giới.
Gần đây, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt chỉ trích bộ phim hoạt hình chuyển thể từ truyện tranh “Thám tử lừng danh Conan” vì lý do “chứa nội dung bạo lực đẫm máu”. Thậm chí bộ truyện tranh sở hữu lượng fan đông đảo này còn được ví như “Bộ sách giáo khoa trắng trợn dành cho tội phạm”.
“Thám tử lừng danh Conan” là bộ phim hoạt hình trinh thám của tác giả Nhật Bản Gosho Aoyama. Truyện bắt đầu được đăng trên một tạp chí tuổi teen của Nhật Bản vào năm 1994 và hiện nay vẫn đang tiếp tục sáng tác. Với “tuổi đời” xấp xỉ gần 2 thập kỷ, cùng với nội dung bất ngờ, các nhân vật trong “Thám tử lừng danh Conan” đã “càn quét” thế giới của các Otaku trong suốt một thời gian dài.
Chỉ tính riêng ở Nhật Bản, tính cả phiên bản truyện tranh và Anime, “Thám tử lừng danh Conan” đã mang lại cho nhà sản xuất cùng tác giả 1,4 triệu USD. Tuy nhiên khi về tới Trung Quốc, cái tên Conan lại bất ngờ trở thành một “cuốn giáo trình tội ác”.
Nhà văn hóa nổi tiếng Trung Quốc Vương Hiểu Ba đã nhận xét: “Không phải thống kê xem có bao nhiêu người trẻ vì đọc dâm thư mà bước chân vào con đường phạm tội, mà nên nhìn xem có bao nhiêu người trẻ đã đọc tiểu thuyết khiêu dâm nhưng lại không trở thành kẻ hiếp dâm. Tôi có thể nói rằng, sách, truyện tranh và phim ảnh ít nhiều có sự ảnh hưởng tới con người. Khó có thể giải thích được vì sao trong thế giới ảo tưởng của sách, một nhà văn, nhà thơ cũng có thể trở thành một kẻ giết người. Và làm sao chúng ta có thể tin được một nhà thơ lãng mạn lại trở thành một kẻ bạo lực."
Hoạt hình vốn là thứ nghệ thuật giải trí quen thuộc đối với thanh thiếu niên, vì vậy cấm Conan là một lý do được cho là để “bảo vệ trẻ em”.
Một ví dụ thực tế được đưa ra: vào năm 2013, một cậu bé 9 tuổi đã bắt chước một bộ phim hoạt hình mang tên “Pleasant”, đã đốt cây và gây cháy nhà. Bố mẹ của cậu bé đã kiện nhà sản xuất của bộ phim hoạt hình kia ra tòa. Theo kết quả phán quyết của tòa án, nhà sản xuất phim hoạt hình đã không lường trước được ảnh hưởng tiêu cực của bộ phim đến người xem, và phải đền bù cho nguyên đơn 15% giá trị thiệt hại. Tuy nhiên, bộ phim hoạt hình trên không hề bị cấm.
Tuy nhiên, những người hâm mộ Conan lại cho rằng vấn đề không phải nằm ở bộ truyện tranh hay phim hoạt hình này.
“Một lý do tuyệt vời để bạn xem Conan là bởi ở đó chứa đựng tình bạn, tình yêu, công lý và lòng can đảm.” – Một fan hâm mộ của bộ truyện này bình luận.
Thực tế, tại Nhật Bản – quê hương của hàng loạt những bộ truyện tranh có yếu tố bạo lực, trinh thám, thậm chí khiêu dâm, thì tỷ lệ tội phạm tại nước này lại ở mức tương đối thấp. Quê hương của “bộ giáo trình dạy giết người” Conan hoàn toàn không phải là một nơi đầy rẫy những kẻ giết người, mà lại có an ninh rất cao.
Theo Kinh doanh & Pháp luật - 24-05-2015
CONAN CÓ NGUY CƠ BỊ CẤM
Bị coi là "cuốn giáo trình trắng trợn dành cho tội phạm giết người", "Thám tử lừng danh Conan" đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm cửa!
CONAN CÓ NGUY CƠ BỊ “CẤM CỬA"
Vốn là bộ truyện tranh sở hữu số lượng fan hâm mộ vô cùng đông đảo và được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng "Thám tử lừng danh Conan" lại đang đối mặt với nguy cơ bị cấm cửa tại thị trường lớn nhất thế giới.
Gần đây, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt chỉ trích bộ phim hoạt hình chuyển thể từ truyện tranh “Thám tử lừng danh Conan” vì lý do “chứa nội dung bạo lực đẫm máu”. Thậm chí bộ truyện tranh sở hữu lượng fan đông đảo này còn được ví như “Bộ sách giáo khoa trắng trợn dành cho tội phạm”.
“Thám tử lừng danh Conan” là bộ phim hoạt hình trinh thám của tác giả Nhật Bản Gosho Aoyama. Truyện bắt đầu được đăng trên một tạp chí tuổi teen của Nhật Bản vào năm 1994 và hiện nay vẫn đang tiếp tục sáng tác. Với “tuổi đời” xấp xỉ gần 2 thập kỷ, cùng với nội dung bất ngờ, các nhân vật trong “Thám tử lừng danh Conan” đã “càn quét” thế giới của các Otaku trong suốt một thời gian dài.
Chỉ tính riêng ở Nhật Bản, tính cả phiên bản truyện tranh và Anime, “Thám tử lừng danh Conan” đã mang lại cho nhà sản xuất cùng tác giả 1,4 triệu USD. Tuy nhiên khi về tới Trung Quốc, cái tên Conan lại bất ngờ trở thành một “cuốn giáo trình tội ác”.
Nhà văn hóa nổi tiếng Trung Quốc Vương Hiểu Ba đã nhận xét: “Không phải thống kê xem có bao nhiêu người trẻ vì đọc dâm thư mà bước chân vào con đường phạm tội, mà nên nhìn xem có bao nhiêu người trẻ đã đọc tiểu thuyết khiêu dâm nhưng lại không trở thành kẻ hiếp dâm. Tôi có thể nói rằng, sách, truyện tranh và phim ảnh ít nhiều có sự ảnh hưởng tới con người. Khó có thể giải thích được vì sao trong thế giới ảo tưởng của sách, một nhà văn, nhà thơ cũng có thể trở thành một kẻ giết người. Và làm sao chúng ta có thể tin được một nhà thơ lãng mạn lại trở thành một kẻ bạo lực."
Hoạt hình vốn là thứ nghệ thuật giải trí quen thuộc đối với thanh thiếu niên, vì vậy cấm Conan là một lý do được cho là để “bảo vệ trẻ em”.
Một ví dụ thực tế được đưa ra: vào năm 2013, một cậu bé 9 tuổi đã bắt chước một bộ phim hoạt hình mang tên “Pleasant”, đã đốt cây và gây cháy nhà. Bố mẹ của cậu bé đã kiện nhà sản xuất của bộ phim hoạt hình kia ra tòa. Theo kết quả phán quyết của tòa án, nhà sản xuất phim hoạt hình đã không lường trước được ảnh hưởng tiêu cực của bộ phim đến người xem, và phải đền bù cho nguyên đơn 15% giá trị thiệt hại. Tuy nhiên, bộ phim hoạt hình trên không hề bị cấm.
Tuy nhiên, những người hâm mộ Conan lại cho rằng vấn đề không phải nằm ở bộ truyện tranh hay phim hoạt hình này.
“Một lý do tuyệt vời để bạn xem Conan là bởi ở đó chứa đựng tình bạn, tình yêu, công lý và lòng can đảm.” – Một fan hâm mộ của bộ truyện này bình luận.
Thực tế, tại Nhật Bản – quê hương của hàng loạt những bộ truyện tranh có yếu tố bạo lực, trinh thám, thậm chí khiêu dâm, thì tỷ lệ tội phạm tại nước này lại ở mức tương đối thấp. Quê hương của “bộ giáo trình dạy giết người” Conan hoàn toàn không phải là một nơi đầy rẫy những kẻ giết người, mà lại có an ninh rất cao.
Theo Kinh doanh & Pháp luật - 24-05-2015