kenvinpham
Thành viên
- Tham gia
- 3/3/2012
- Bài viết
- 4
Với cư dân nông nghiệp xưa, con trâu là cả một khối tài sản vật chất khổng lồ - đầu cơ nghiệp. Thậm chí, ngay cả những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội cũng xem trâu là "thước đo" của sự giàu sang. Ai quên được hình ảnh gã phú ông giàu nứt đố đổ vách khoe mình có ba bò chín trâu trong bài ca dao về thằng Bờm? Bên cạnh cưới vợ, làm nhà thì tậu trâu rõ ràng là việc lớn đối với mỗi gia đình.
Trâu chết để da, người chết để tiếng là lời răn dạy nhẹ nhàng của người xưa: Đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn nên giữ gìn lấy cốt cách, phẩm hạnh. Trâu, dê lúc chết tế ruồi/ Sao bằng lúc sống ngọt bùi là hơn để lại bài học về cách ứng xử sao cho hài hòa, êm đẹp. Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông chứa đựng niềm hạnh phúc "hiếm hoi" no đủ khi con cháu "tưởng nhớ" ông bà. Quan hệ mua bán sòng phẳng có: Trâu trao trạc (thừng), bạc trao tay. Trâu buộc thì ghét trâu ăn/ Quan võ thì ghét quan văn dài quần nói về sự nhỏ nhen, đố kỵ tầm thường thời nào cũng tồn tại. Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết chính là nỗi oan gia mà người dân thấp cổ bé họng thường bị cuốn theo…
Bên cạnh tục ngữ, thì ca dao người Việt xưa cũng có những dòng thật "xứng đáng" về trâu. Này là lời nhắn gửi thiết tha, ân tình sâu nặng của nhà nông với bạn "đồng hành" chung thủy: Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/ Cấy cày vốn nghiệp nông gia/ Ta đây, trâu đấy ai mà quản công/ Bao giờ cây lúa còn bông/ Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn… Này là bức tranh quê đặc sắc, hàm chứa những giá trị văn hóa vĩnh hằng: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Từ dòng chảy văn hóa dân gian, hình tượng con trâu còn đường hoàng đi vào văn chương bác học. Thơ Tam Nguyên Yên Đổ có Trâu già gốc bụi phì hơi nắng/ Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người. Thơ Bà Huyện Thanh Quan lúc "chiều hôm nhớ nhà" còn đây hình ảnh Gõ sừng mục tử lại cô thôn. Cũng chính nữ sĩ tài danh đất Bắc ấy vì quá "nể nang" từng "vượt rào" mà "bút phê" vào đơn xin thịt trâu của một cống sinh (sau khi thi đỗ) rằng: Người ta thì chẳng được đâu/ Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm bởi xưa mổ trâu là việc hệ trọng, có thể gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Trong đời sống nghệ thuật truyền thống, hơn 3.000 năm trước, tượng trâu nghệ thuật bằng đất nung từng xuất hiện trong các di chỉ văn hóa Đồng Đậu. Trâu "có mặt" trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17-18, trong bức tranh tứ bình Ngư - Tiều - Canh - Mục đặc sắc với hình em bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo. Chúng ta còn thấy trâu được chạm khắc trên bề mặt trống đồng (trống Vĩnh Hùng). Ngoài ra, trâu là vật hiến sinh quen thuộc trong nghi lễ nông nghiệp; có cả một Lễ hội đâm trâu tồn tại đến ngày nay ở Tây Nguyên, liên quan tới phong tục - tập quán, tín ngưỡng - tôn giáo của đồng bào người Thượng. Tại Đồ Sơn (Hải Phòng), hội chọi trâu đã trở thành điểm sáng văn hóa có sức hấp dẫn lớn với du khách gần xa.
Thời hiện đại, trâu không hề vắng bóng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Lúc bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, giải tới giải lui suốt 13 huyện ở Quảng Tây, Hồ Chủ tịch không khỏi ngậm ngùi: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do/ Mỗi việc một lời không tự chủ/ Để cho người dắt tựa trâu bò. Bị đày ải trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt Gió sắc tựa gươm mài đá núi/Rét như dùi nhọn chích cành cây, Người vẫn thu vào tầm mắt cảnh thôn quê bình dị: Chùa xa chuông giục người nhanh bước/ Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay.
Hai nhà văn Trần Tiêu, Nguyên Văn Bổng dù mang nhân sinh quan, thế giới quan khác nhau, có sự cách biệt của hai thời đại, hai thế giới nghệ thuật (trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945), đều có tiểu thuyết cùng tên Con trâu. Đến hôm nay, dẫu hai tác phẩm này đã hết sứ mệnh lịch sử, lùi vào quá vãng thì người ta vẫn không thể phủ nhận: Con trâu từng là nguồn cảm hứng sáng tạo lớn đối với nhiều thế hệ cầm bút. Cũng không thể không nhắc tới ở đây những vần thơ có sức mạnh đi qua thời gian: Ai bảo chăn trâu là khổ?/ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao (Giang Nam); Mình về ta gửi về quê/ Thuyền nâu, trâu mộng với bè nứa mai… (Tố Hữu). Gần đây hơn, khi đăng cai SEA Games vào năm 2003, các nhà tổ chức Việt Nam đã chọn Trâu vàng làm linh vật. Phải nói, sự lựa chọn này khôn ngoan, không có gì sai - cũng chẳng loài vật nào sáng giá hơn trâu… nhưng cách thể hiện hình trâu rất gây phản cảm: đầu trâu, thân người dễ khiến người xem liên tưởng đến một vài câu thành ngữ mà trâu không còn là… trâu nữa. Xin được nói thêm, các biểu tượng văn hóa thế giới như con nhân sư, nàng tiên cá đều có mặt người, mình thú.
Bên cạnh tục ngữ, thì ca dao người Việt xưa cũng có những dòng thật "xứng đáng" về trâu. Này là lời nhắn gửi thiết tha, ân tình sâu nặng của nhà nông với bạn "đồng hành" chung thủy: Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/ Cấy cày vốn nghiệp nông gia/ Ta đây, trâu đấy ai mà quản công/ Bao giờ cây lúa còn bông/ Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn… Này là bức tranh quê đặc sắc, hàm chứa những giá trị văn hóa vĩnh hằng: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Từ dòng chảy văn hóa dân gian, hình tượng con trâu còn đường hoàng đi vào văn chương bác học. Thơ Tam Nguyên Yên Đổ có Trâu già gốc bụi phì hơi nắng/ Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người. Thơ Bà Huyện Thanh Quan lúc "chiều hôm nhớ nhà" còn đây hình ảnh Gõ sừng mục tử lại cô thôn. Cũng chính nữ sĩ tài danh đất Bắc ấy vì quá "nể nang" từng "vượt rào" mà "bút phê" vào đơn xin thịt trâu của một cống sinh (sau khi thi đỗ) rằng: Người ta thì chẳng được đâu/ Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm bởi xưa mổ trâu là việc hệ trọng, có thể gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Trong đời sống nghệ thuật truyền thống, hơn 3.000 năm trước, tượng trâu nghệ thuật bằng đất nung từng xuất hiện trong các di chỉ văn hóa Đồng Đậu. Trâu "có mặt" trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17-18, trong bức tranh tứ bình Ngư - Tiều - Canh - Mục đặc sắc với hình em bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo. Chúng ta còn thấy trâu được chạm khắc trên bề mặt trống đồng (trống Vĩnh Hùng). Ngoài ra, trâu là vật hiến sinh quen thuộc trong nghi lễ nông nghiệp; có cả một Lễ hội đâm trâu tồn tại đến ngày nay ở Tây Nguyên, liên quan tới phong tục - tập quán, tín ngưỡng - tôn giáo của đồng bào người Thượng. Tại Đồ Sơn (Hải Phòng), hội chọi trâu đã trở thành điểm sáng văn hóa có sức hấp dẫn lớn với du khách gần xa.
Thời hiện đại, trâu không hề vắng bóng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Lúc bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, giải tới giải lui suốt 13 huyện ở Quảng Tây, Hồ Chủ tịch không khỏi ngậm ngùi: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do/ Mỗi việc một lời không tự chủ/ Để cho người dắt tựa trâu bò. Bị đày ải trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt Gió sắc tựa gươm mài đá núi/Rét như dùi nhọn chích cành cây, Người vẫn thu vào tầm mắt cảnh thôn quê bình dị: Chùa xa chuông giục người nhanh bước/ Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay.
Hai nhà văn Trần Tiêu, Nguyên Văn Bổng dù mang nhân sinh quan, thế giới quan khác nhau, có sự cách biệt của hai thời đại, hai thế giới nghệ thuật (trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945), đều có tiểu thuyết cùng tên Con trâu. Đến hôm nay, dẫu hai tác phẩm này đã hết sứ mệnh lịch sử, lùi vào quá vãng thì người ta vẫn không thể phủ nhận: Con trâu từng là nguồn cảm hứng sáng tạo lớn đối với nhiều thế hệ cầm bút. Cũng không thể không nhắc tới ở đây những vần thơ có sức mạnh đi qua thời gian: Ai bảo chăn trâu là khổ?/ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao (Giang Nam); Mình về ta gửi về quê/ Thuyền nâu, trâu mộng với bè nứa mai… (Tố Hữu). Gần đây hơn, khi đăng cai SEA Games vào năm 2003, các nhà tổ chức Việt Nam đã chọn Trâu vàng làm linh vật. Phải nói, sự lựa chọn này khôn ngoan, không có gì sai - cũng chẳng loài vật nào sáng giá hơn trâu… nhưng cách thể hiện hình trâu rất gây phản cảm: đầu trâu, thân người dễ khiến người xem liên tưởng đến một vài câu thành ngữ mà trâu không còn là… trâu nữa. Xin được nói thêm, các biểu tượng văn hóa thế giới như con nhân sư, nàng tiên cá đều có mặt người, mình thú.