- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Do ngượng về việc d.ương v.ật cứ vô cớ ngóc đầu dậy vào mỗi buổi sáng, một số bạn trẻ đã bẻ nó sang một bên như bẻ khớp ngón tay. Ít lâu sau, "cái ấy" đột nhiên đau nhói, sưng to, tím ngắt và quặt sang một bên. Lo sợ cho "chuyện vợ con" sau này, họ vội vã đến bệnh viện và được bác sĩ cho biết là đã bị gãy d.ương v.ật.
Chấn thương này nghe có vẻ lạ lẫm vì dường như người ta chỉ dành từ "gãy" cho những vật cứng, như xương chẳng hạn. Đúng vậy, d.ương v.ật chỉ bị gãy khi nó cương cứng chứ không thể gãy khi ở trong trạng thái mềm xìu như một số bệnh nhân khai trệch đi do xấu hổ.
d.ương v.ật được cấu tạo chủ yếu bởi 2 cái ống, còn gọi là thể hang. Mỗi ống là một bao xơ, bên trong rỗng, chứa máu. Khi máu được bơm đầy ống thì d.ương v.ật cương lên. Còn khi máu chảy ra hết thì ống xẹp xuống (hết cương).
Khi d.ương v.ật đang cương thẳng mà đột ngột bị bẻ gập thì bao xơ của ống có thể bị rách và gây đau. Do máu thoát qua chỗ rách của bao nên d.ương v.ật trở nên mềm đi, sưng to và tím. Bệnh nhân vẫn đi tiểu được dễ dàng do thể xốp (ống thứ 3 của d.ương v.ật, nhỏ, bao quanh niệu đạo) không bị tổn thương.
Nguyên nhân gãy d.ương v.ật
Phần lớn các trường hợp tai nạn xảy ra do chính bệnh nhân tự bẻ d.ương v.ật của mình. Khi bẻ, một tiếng "cốc" nhỏ vang lên, d.ương v.ật xìu xuống và chủ nhân vẫn có thể đi lại tự nhiên trong nhà. Sau vài lần như thế hoặc có thể nhiều hơn, trong mỗi lần bẻ, đi kèm với tiếng "cốc" là cảm giác đau nhói, rồi d.ương v.ật sưng lên. Nó đã bị gãy.
Ở một số người, d.ương v.ật bị gãy do động tác giao hợp (nhất là trong tư thế người nam nằm dưới). Cũng có trường hợp bị gãy do bạn tình nghịch ngợm, mân mê quá mạnh trước lúc giao hợp và vô tình bẻ gãy nó đi trong lúc nó đang sẵn sàng làm việc...
Phải làm gì?
Khi tai nạn xảy ra, bệnh nhân phải đến bác sĩ ngay để lấy máu tụ, khâu vá lại chỗ rách (thường ở mặt bên thể hang, ngược với hướng bẻ và nằm gần gốc d.ương v.ật). Phẫu thuật này khá đơn giản, bác sĩ ngoại khoa tổng quát cũng có thể thực hiện được nếu được huấn luyện. Sau khi mổ, "cái đó" sẽ trở lại bình thường, không có vấn đề gì về việc tiểu tiện hay chuyện con cái.
Nếu không mổ ngay, tổn thương cũng tự hết. Sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ, d.ương v.ật sẽ hết tím, hết sưng to nhưng sẽ bị quẹo gập góc nặng nề, khiến bệnh nhân không thể giao hợp được. Việc sửa lại di chứng quẹo d.ương v.ật phức tạp hơn và cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
Đứt dây phanh
Dây phanh d.ương v.ật là phần da dính vào mặt dưới q.uy đầu, sát lỗ tiểu. Khi d.ương v.ật cương thì mảnh da này căng ra.
Dây phanh có thể bị rách (còn gọi là đứt dây phanh) khi bị căng quá mức. Bệnh nhân bị chảy máu chút ít, có cảm giác đau, bị ức chế tâm lý nên d.ương v.ật trở nên xìu ngay. Việc đứt dây phanh chỉ xảy ra trong lúc giao hợp hay thủ dâm, khi d.ương v.ật đang cương cứng. Tai biến này thường chỉ gặp ở người trẻ, trong những lần giao hợp đầu tiên do thiếu kinh nghiệm.
Do đau, chảy máu và sợ d.ương v.ật không còn dùng được nữa nên bệnh nhân thường đến bác sĩ ngay. Chỉ cần gây tê tại chỗ, bác sĩ niệu khoa sẽ khâu lại chỗ rách. Phẫu thuật này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự tinh tế vì nếu may không khéo, dây phanh có thể bị rút ngắn, có cục xơ nên dễ bị rách trở lại.
Nếu bệnh nhân không đến bệnh viện để khâu lại dây phanh thì vết rách cũng có thể tự liền sau mấy ngày đau rát. Tuy nhiên, chỗ này rất dễ để lại sẹo, làm dây phanh ngắn đi và dễ bị rách lại khi giao hợp, hoặc gây cảm giác hơi khó chịu cho người bệnh trong nhiều tháng. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải được làm phẫu thuật kéo dài dây phanh và bôi thuốc kháng viêm, giảm đau.
Sưu Tầm