- Tham gia
- 12/1/2010
- Bài viết
- 968
Tiểu học: hết giờ ra chơi, cả lớp nhanh chóng xếp thành bốn hàng. Xếp hàng là một trong những bài học đầu tiên con nít được dạy khi bước vào lớp 1.
Trung học cơ sở: vẫn xếp hàng nhưng là những hàng xiêu vẹo, chỉ ngay ngắn khi có bóng giám thị hoặc sao đỏ.
Trung học phổ thông: trường xếp hàng, trường không. Trong “hàng” (gọi tạm là vậy chứ không phải hàng), các áo dài nhóp nhép nhai quà vặt, các mày râu nhăn nhó: “Có còn là con nít nữa đâu mà bắt xếp hàng!”.
Càng lớn lên nhiều người trong chúng ta càng dễ dàng gạt bỏ bài học đầu tiên của trẻ nhỏ bằng cách gán cho nó cái nhãn “chuyện dành cho con nít”. Tuy vậy “chuyện tưởng cũ” - xếp hàng vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ: đi siêu thị gặp cảnh chen lấn ở quầy tính tiền, đi mua gà rán lại bị chen lấn ở quầy hàng...
Ngoài chuyện một số người thuộc “hội chen lấn” thường dựa vào lợi thế hình thể khi “xáp lá cà”, ngày nay chúng ta không lạ gì cảnh xe máy chen xe đạp, xe tay ga chen xe số khi xếp hàng trước chỗ bấm thẻ...
Điều đáng nói là thái độ của những người chứng kiến lại quá thờ ơ. Thử đặt vấn đề: nếu nhân viên bán hàng nhất định không bán cho kẻ chen ngang và lịch sự nhắc nhở anh ta vào hàng; nếu những người xung quanh ngay lập tức lên tiếng phê phán và góp ý, liệu chuyện ý thức xếp hàng có còn phải đưa lên mặt báo?
Một câu chuyện khác: trước quầy vé hội trường Thống Nhất, hai khách du lịch nước ngoài sắp tới lượt mua vé thì một bạn nam người Việt sấn tới.
Không đợi bị chen, hai du khách kia lập tức tránh sang hai bên, nhường cho cậu thanh niên mua trước. Cầm xấp vé hí hửng hòa vào nhóm bạn đang đứng đợi, anh chàng không để ý hai du khách nọ khẽ lắc đầu, nhún vai...
Chen lấn trong hàng, chúng ta có thể tiết kiệm được vài phút chờ đợi, nhưng đồng thời chúng ta đánh mất lòng tự trọng trong mắt người khác - người dân mình lẫn bạn bè quốc tế. Đừng để hình ảnh cá nhân lẫn hình ảnh đất nước dễ dàng bị bôi xấu chỉ vì những “chuyện tưởng nhỏ”.
Tuổi trẻ
Trung học cơ sở: vẫn xếp hàng nhưng là những hàng xiêu vẹo, chỉ ngay ngắn khi có bóng giám thị hoặc sao đỏ.
Trung học phổ thông: trường xếp hàng, trường không. Trong “hàng” (gọi tạm là vậy chứ không phải hàng), các áo dài nhóp nhép nhai quà vặt, các mày râu nhăn nhó: “Có còn là con nít nữa đâu mà bắt xếp hàng!”.
Càng lớn lên nhiều người trong chúng ta càng dễ dàng gạt bỏ bài học đầu tiên của trẻ nhỏ bằng cách gán cho nó cái nhãn “chuyện dành cho con nít”. Tuy vậy “chuyện tưởng cũ” - xếp hàng vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ: đi siêu thị gặp cảnh chen lấn ở quầy tính tiền, đi mua gà rán lại bị chen lấn ở quầy hàng...
Ngoài chuyện một số người thuộc “hội chen lấn” thường dựa vào lợi thế hình thể khi “xáp lá cà”, ngày nay chúng ta không lạ gì cảnh xe máy chen xe đạp, xe tay ga chen xe số khi xếp hàng trước chỗ bấm thẻ...
Điều đáng nói là thái độ của những người chứng kiến lại quá thờ ơ. Thử đặt vấn đề: nếu nhân viên bán hàng nhất định không bán cho kẻ chen ngang và lịch sự nhắc nhở anh ta vào hàng; nếu những người xung quanh ngay lập tức lên tiếng phê phán và góp ý, liệu chuyện ý thức xếp hàng có còn phải đưa lên mặt báo?
Một câu chuyện khác: trước quầy vé hội trường Thống Nhất, hai khách du lịch nước ngoài sắp tới lượt mua vé thì một bạn nam người Việt sấn tới.
Không đợi bị chen, hai du khách kia lập tức tránh sang hai bên, nhường cho cậu thanh niên mua trước. Cầm xấp vé hí hửng hòa vào nhóm bạn đang đứng đợi, anh chàng không để ý hai du khách nọ khẽ lắc đầu, nhún vai...
Chen lấn trong hàng, chúng ta có thể tiết kiệm được vài phút chờ đợi, nhưng đồng thời chúng ta đánh mất lòng tự trọng trong mắt người khác - người dân mình lẫn bạn bè quốc tế. Đừng để hình ảnh cá nhân lẫn hình ảnh đất nước dễ dàng bị bôi xấu chỉ vì những “chuyện tưởng nhỏ”.
Tuổi trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: