- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
"Tự nhiên im lìm trong bóng tối/ Chúa bảo rằng Newton ra đời!/ Và ánh sáng bừng lên khắp lối" là lời ngợi ca nhà bác học Newton của nhà thơ Alexander Pope".
Đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng, đưa ra nhị thức Newton tổng quát, khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, phát triển phép tính vi phân và tích phân, Isaac Newton từng được Hội hoàng gia London đánh giá là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, hơn cả Albert Einstein. Bên cạnh ánh hào quang của danh vọng, rất ít người biết được góc khuất cô độc trong con người kỳ lạ và lập dị này.
Ra đời ngày 25/12/1642 ở Woolsthorpe thuộc hạt Lincolnshire, nước Anh khi mới chỉ 6 tháng thai kỳ, Newton là con trai duy nhất của một cặp vợ chồng nông dân ít học, người cha mù chữ cũng mang tên Isaac Newton và người mẹ chỉ có thể đọc lõm bõm là Anna Ayscough. Cha mẹ của Newton đã nói đùa rằng cậu bé đến nỗi có thể đặt nằm trong một chiếc cốc. May mắn là Newton đã sống sót và sau khi người cha qua đời, mẹ lấy chồng mới, cậu bé vẫn có thể học lên Đại học Cambridge danh tiếng. Trong thời gian học tại đây, Newton được ra điều kiện sẽ nhận được hỗ trợ tài chính nếu phục dịch yêu cầu của các sinh viên con nhà giàu có khác.
Nhật ký ghi lại việc Newton đặt một cây kim trong hốc mắt để thí nghiệm
Isaac Newton luôn nghĩ rằng mình là một tội nhân. Ở tuổi 19, nhà khoa học vĩ đại đã liệt kê ra giấy 48 tội ác mà mình đã phạm phải. Trong đó có rất nhiều lỗi rất nhỏ, rất lặt vặt, thí dụ như làm khó chịu một người hay những suy nghĩ tội lỗi thoáng qua. Để tìm câu trả lời cho tính chất tán sắc của ánh sáng, Newton cũng đã tự mình làm ”chuột bạch”, đặt một cây kim trong hốc mắt của mình. Chi tiết này cũng đã được ông thừa nhận trong nhật ký: “Tôi đã mang một cây kim đặt vào giữa đôi mắt của mình”.
Niềm đam mê nghiên cứu của Newton còn thể hiện ở việc ông từng tranh đấu rồi ngã bệnh suy nhược thần kinh những 2 lần vì những “đứa con đẻ” của mình. Đó là vào năm 1678, ông lao lực sau cuộc tranh cãi về lý thuyết quang học và năm 1693, khi ông chính thức ngừng việc nghiên cứu khoa học. Những thời điểm này, khi sức khỏe thể lực và tinh thần xuống dốc, Newton đều “đổ lỗi” cho chứng thiếu ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế, các sử gia đã đề cập đến một số nguyên do khác, bao gồm cả ảnh hưởng của độc tố hóa học trong thí nghiệm và ảnh hưởng của chứng trầm cảm kinh niên của Newton. Buồn bã và cô độc, thậm chí Newton còn bị đánh đồng với một bệnh nhân tâm thần hay tự kỷ. Không có một kết luận cuối cùng cho bệnh trạng của ông nhưng chắc chắn nhà bác học lừng danh là một người rất cô đơn.
Thời điểm bệnh dịch hạch lan truyền ở nước Anh những năm 1665, Newton đã phát lộ tài năng chỉ vì một lý do rất tình cờ là rảnh rỗi
Niềm đam mê với khoa học của Newton bắt nguồn trong một bối cảnh rất tình cờ. Đó là năm 1665, khi mới nhận bằng tốt nghiệp và chưa nhận công tác, chàng tân cử nhân buộc phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, Newton nghiên cứu về phương pháp tính vi phân và tích phân để giải các bài toán phức tạp về tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. 5 năm sau đó, tài năng của Newton được hiệu trưởng của Cambridge công nhận và mời ông làm giảng viên khi trường mở cửa trở lại. Ngoài các danh xưng như nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học, Newton còn là một nhà giả kim xuất sắc, một môn khoa học nghiên cứu phương pháp biến đổi các kim loại thường như chì thành các kim loại quý như vàng hoặc phương pháp luyện thuốc trường sinh bất tử.
Tài năng đi kèm với lập dị và cô độc, Newton không bao giờ kết hôn. Ông qua đời ngày 31/3/1727 mà không có bóng dáng một người phụ nữ nào bên cạnh.
*Sưu tầm*
Đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng, đưa ra nhị thức Newton tổng quát, khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, phát triển phép tính vi phân và tích phân, Isaac Newton từng được Hội hoàng gia London đánh giá là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, hơn cả Albert Einstein. Bên cạnh ánh hào quang của danh vọng, rất ít người biết được góc khuất cô độc trong con người kỳ lạ và lập dị này.
Ra đời ngày 25/12/1642 ở Woolsthorpe thuộc hạt Lincolnshire, nước Anh khi mới chỉ 6 tháng thai kỳ, Newton là con trai duy nhất của một cặp vợ chồng nông dân ít học, người cha mù chữ cũng mang tên Isaac Newton và người mẹ chỉ có thể đọc lõm bõm là Anna Ayscough. Cha mẹ của Newton đã nói đùa rằng cậu bé đến nỗi có thể đặt nằm trong một chiếc cốc. May mắn là Newton đã sống sót và sau khi người cha qua đời, mẹ lấy chồng mới, cậu bé vẫn có thể học lên Đại học Cambridge danh tiếng. Trong thời gian học tại đây, Newton được ra điều kiện sẽ nhận được hỗ trợ tài chính nếu phục dịch yêu cầu của các sinh viên con nhà giàu có khác.
Nhật ký ghi lại việc Newton đặt một cây kim trong hốc mắt để thí nghiệm
Isaac Newton luôn nghĩ rằng mình là một tội nhân. Ở tuổi 19, nhà khoa học vĩ đại đã liệt kê ra giấy 48 tội ác mà mình đã phạm phải. Trong đó có rất nhiều lỗi rất nhỏ, rất lặt vặt, thí dụ như làm khó chịu một người hay những suy nghĩ tội lỗi thoáng qua. Để tìm câu trả lời cho tính chất tán sắc của ánh sáng, Newton cũng đã tự mình làm ”chuột bạch”, đặt một cây kim trong hốc mắt của mình. Chi tiết này cũng đã được ông thừa nhận trong nhật ký: “Tôi đã mang một cây kim đặt vào giữa đôi mắt của mình”.
Niềm đam mê nghiên cứu của Newton còn thể hiện ở việc ông từng tranh đấu rồi ngã bệnh suy nhược thần kinh những 2 lần vì những “đứa con đẻ” của mình. Đó là vào năm 1678, ông lao lực sau cuộc tranh cãi về lý thuyết quang học và năm 1693, khi ông chính thức ngừng việc nghiên cứu khoa học. Những thời điểm này, khi sức khỏe thể lực và tinh thần xuống dốc, Newton đều “đổ lỗi” cho chứng thiếu ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế, các sử gia đã đề cập đến một số nguyên do khác, bao gồm cả ảnh hưởng của độc tố hóa học trong thí nghiệm và ảnh hưởng của chứng trầm cảm kinh niên của Newton. Buồn bã và cô độc, thậm chí Newton còn bị đánh đồng với một bệnh nhân tâm thần hay tự kỷ. Không có một kết luận cuối cùng cho bệnh trạng của ông nhưng chắc chắn nhà bác học lừng danh là một người rất cô đơn.
Thời điểm bệnh dịch hạch lan truyền ở nước Anh những năm 1665, Newton đã phát lộ tài năng chỉ vì một lý do rất tình cờ là rảnh rỗi
Niềm đam mê với khoa học của Newton bắt nguồn trong một bối cảnh rất tình cờ. Đó là năm 1665, khi mới nhận bằng tốt nghiệp và chưa nhận công tác, chàng tân cử nhân buộc phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, Newton nghiên cứu về phương pháp tính vi phân và tích phân để giải các bài toán phức tạp về tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. 5 năm sau đó, tài năng của Newton được hiệu trưởng của Cambridge công nhận và mời ông làm giảng viên khi trường mở cửa trở lại. Ngoài các danh xưng như nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học, Newton còn là một nhà giả kim xuất sắc, một môn khoa học nghiên cứu phương pháp biến đổi các kim loại thường như chì thành các kim loại quý như vàng hoặc phương pháp luyện thuốc trường sinh bất tử.
Tài năng đi kèm với lập dị và cô độc, Newton không bao giờ kết hôn. Ông qua đời ngày 31/3/1727 mà không có bóng dáng một người phụ nữ nào bên cạnh.
*Sưu tầm*
Hiệu chỉnh: