- Tham gia
- 20/10/2012
- Bài viết
- 200
Tôn Võ có một câu nói rất nổi tiếng :
Đó là Tôn Võ muốn nhấn mạnh trong bất cứ cuộc chiến nào cũng đừng nên truy sát kẻ địch đã hết đường chạy trốn. Ông cho rằng đối với kẻ địch đã cùng đường, không còn gì để mất thì không nên truy kích nữa, nếu không, kẻ địch sẽ quay lại liều mạng. Một khi đã liều mạng tất dũng khí sẽ tăng lên rất nhiều. Chính điều đó sẽ làm cho tâm lý tinh thần của quân ta “Tự nhiên sợ hãi”.
Tâm lý này cũng được đề cập trong dân gian bằng câu ngạn ngữ :
Nếu như nhất quyết phải “Tận diệt” đối phương đang chạy vào đường cùng, chúng ta không bị thất bại thì nguyên khí cũng sẽ bị hao tổn mà thôi.
Trong ứng xử cũng vậy, ta biết đó là kẻ tiểu nhân nhưng nếu như ta dồn hắn vào đường cùng thì chắc chắn hắn sẽ chống trả lại quyết liệt, không từ một thủ đoạn nào. Thậm chí hắn còn liều mạng cho cả hai cùng chết. Điều này thật không có lợi cho chúng ta trong ứng xử hay trong môi trường kinh doanh.
Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều người bình thường chẳng nói chẳng rằng, rất thân thiện với mọi người, làm việc rất cẩn thận, tình nguyện chịu thiệt nhưng một khi đã chạm đến lợi ích nào đó của họ thì bổng nhiên thay đổi hoàn toàn, giống như câu : “Chó không sủa là Chó cắn người dữ nhất”.
Có một câu chuyện trong đời thật như thế này : Cơ quan của anh ta quyết định phân cho anh ta căn nhà. Trong quá trình giao nhà, chủ cũ yêu cầu anh ta trả phí tổn sửa sang căn hộ, cứ theo giá ban đầu của vật liệu mà thanh toán tiền. Đây là điều hợp lý nên anh ta vui vẻ chấp nhận. Nhưng đến hôm giao chìa khóa, chủ nhà lại yêu cầu anh phải trả phần lợi tức của khoản tiền mua căn nhà. Anh ta mới thốt lên : “Thật quá đáng, đồ đạc của hắn ta hiện nay trên thị trường chỉ cần nửa số tiền là mua được, tôi đã vui vẻ chịu thiệt thòi rồi. Nếu tính kỹ thì tôi đã phải trả cho hắn tiền mua nhà, chẳng khác gì hoàn lại tiền ở cho hắn hơn một năm rưỡi vậy. Thế mà nay hắn lại còn đòi trả thêm phần lợi tức thì vô lý hết sức”.
Anh ta tức quá làm liều, cạy khóa phá cửa xông vào trong nhà, nói thẳng :“Tôi không phải là kẻ đi thu dọn những đồ vứt đi, mời anh đem hết những đồ đạc của anh đi cho”.
Chủ nhà đuối lý, đành phải nuốt quả đắng vì muốn dồn người khác đến đường cùng.
Khi chúng ta cho rằng đã chặn hết các cơ hội của đối phương thì cũng là lúc chúng ta đã làm mất hết cơ hội cho chính mình. Khi chúng ta ép một đối thủ vào ngõ cụt thì cần phải suy nghĩ kỹ và đảm bảo rằng ở bên ngoài cái ngõ cụt ấy sẽ không có đối phương nào đang chờ đợi để dồn ta vào chỗ chết chứ ? Kẻ bị Ta dồn vào đường cùng sẽ quay lại liều mạng, còn đối phương bên ngoài thì thừa “Nước Đục Thả Câu”. Như thế Ta không chết thì cũng sẽ bị thương trầm trọng thôi. Vậy hà cớ gì phải tuyệt tình với người cùng đường ? Hơn nữa, sự việc thường phát triển rất đa dạng, khi ta tưởng rằng đã dồn đối phương vào đường cùng thì đột ngột xuất hiện vị cứu tinh nào đó. Lúc ấy không những ta không tiêu diệt được đối phương mà sau này còn phải đối phó thêm với vị “Cứu tinh” ấy nữa. Chẳng phải là “Lợi bất cập hại” hay sao? Bất luận như thế nào thì cũng phải để cho đối phương một con đường đê lui. Khoan dung cho người cũng tức là khoan dung cho chính mình nếu lỡ như sau này chúng ta gặp phải tình huống “Bị dồn vào đường cùng” vậy.
Đó là Tôn Võ muốn nhấn mạnh trong bất cứ cuộc chiến nào cũng đừng nên truy sát kẻ địch đã hết đường chạy trốn. Ông cho rằng đối với kẻ địch đã cùng đường, không còn gì để mất thì không nên truy kích nữa, nếu không, kẻ địch sẽ quay lại liều mạng. Một khi đã liều mạng tất dũng khí sẽ tăng lên rất nhiều. Chính điều đó sẽ làm cho tâm lý tinh thần của quân ta “Tự nhiên sợ hãi”.
Tâm lý này cũng được đề cập trong dân gian bằng câu ngạn ngữ :
“Đừng dồn Hổ vào đường cùng” hay “Khuyển gặp nguy cũng sẽ nhảy tường, Thỏ gặp nguy cũng sẽ quay lại cắn người” |
Nếu như nhất quyết phải “Tận diệt” đối phương đang chạy vào đường cùng, chúng ta không bị thất bại thì nguyên khí cũng sẽ bị hao tổn mà thôi.
Trong ứng xử cũng vậy, ta biết đó là kẻ tiểu nhân nhưng nếu như ta dồn hắn vào đường cùng thì chắc chắn hắn sẽ chống trả lại quyết liệt, không từ một thủ đoạn nào. Thậm chí hắn còn liều mạng cho cả hai cùng chết. Điều này thật không có lợi cho chúng ta trong ứng xử hay trong môi trường kinh doanh.
Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều người bình thường chẳng nói chẳng rằng, rất thân thiện với mọi người, làm việc rất cẩn thận, tình nguyện chịu thiệt nhưng một khi đã chạm đến lợi ích nào đó của họ thì bổng nhiên thay đổi hoàn toàn, giống như câu : “Chó không sủa là Chó cắn người dữ nhất”.
Có một câu chuyện trong đời thật như thế này : Cơ quan của anh ta quyết định phân cho anh ta căn nhà. Trong quá trình giao nhà, chủ cũ yêu cầu anh ta trả phí tổn sửa sang căn hộ, cứ theo giá ban đầu của vật liệu mà thanh toán tiền. Đây là điều hợp lý nên anh ta vui vẻ chấp nhận. Nhưng đến hôm giao chìa khóa, chủ nhà lại yêu cầu anh phải trả phần lợi tức của khoản tiền mua căn nhà. Anh ta mới thốt lên : “Thật quá đáng, đồ đạc của hắn ta hiện nay trên thị trường chỉ cần nửa số tiền là mua được, tôi đã vui vẻ chịu thiệt thòi rồi. Nếu tính kỹ thì tôi đã phải trả cho hắn tiền mua nhà, chẳng khác gì hoàn lại tiền ở cho hắn hơn một năm rưỡi vậy. Thế mà nay hắn lại còn đòi trả thêm phần lợi tức thì vô lý hết sức”.
Anh ta tức quá làm liều, cạy khóa phá cửa xông vào trong nhà, nói thẳng :“Tôi không phải là kẻ đi thu dọn những đồ vứt đi, mời anh đem hết những đồ đạc của anh đi cho”.
Chủ nhà đuối lý, đành phải nuốt quả đắng vì muốn dồn người khác đến đường cùng.
Khi chúng ta cho rằng đã chặn hết các cơ hội của đối phương thì cũng là lúc chúng ta đã làm mất hết cơ hội cho chính mình. Khi chúng ta ép một đối thủ vào ngõ cụt thì cần phải suy nghĩ kỹ và đảm bảo rằng ở bên ngoài cái ngõ cụt ấy sẽ không có đối phương nào đang chờ đợi để dồn ta vào chỗ chết chứ ? Kẻ bị Ta dồn vào đường cùng sẽ quay lại liều mạng, còn đối phương bên ngoài thì thừa “Nước Đục Thả Câu”. Như thế Ta không chết thì cũng sẽ bị thương trầm trọng thôi. Vậy hà cớ gì phải tuyệt tình với người cùng đường ? Hơn nữa, sự việc thường phát triển rất đa dạng, khi ta tưởng rằng đã dồn đối phương vào đường cùng thì đột ngột xuất hiện vị cứu tinh nào đó. Lúc ấy không những ta không tiêu diệt được đối phương mà sau này còn phải đối phó thêm với vị “Cứu tinh” ấy nữa. Chẳng phải là “Lợi bất cập hại” hay sao? Bất luận như thế nào thì cũng phải để cho đối phương một con đường đê lui. Khoan dung cho người cũng tức là khoan dung cho chính mình nếu lỡ như sau này chúng ta gặp phải tình huống “Bị dồn vào đường cùng” vậy.