- Tham gia
- 28/10/2016
- Bài viết
- 56
Nó tên Phin. Vừa khóc chào đời thì mẹ mất… Sống với bà ngoại, già nua và ghiền thuốc lá. Con gái biết ngắm mình sớm lắm. Nó biết nhìn gương từ nhỏ nhưng phải đến khi đi học mới biết mình không giống các bạn. Hỏi bà về sự không giống đó, bà bảo sao nó tin vậy. Rồi một ngày nó khóc, đó là ngày tình cờ nghe mấy đứa cùng lớp xôn xao, con Phin không phải do mẹ nó ăn thịt khỉ rồi có thai đâu mà bị bệnh Đao đó. Bệnh Đao nên xấu xí, nhìn bản mặt thấy đần độn như một con khỉ cù lần. Mẹ nó chửa hoang.
Nó lầm lũi đi học. Bạn bè vẫn trò chuyện, có điều nó phải là người bắt đầu. Nó ghét đi học, không phải, nó ngại phải đến trường với bộ dạng không giống ai. Sợ nhất là giây phút phải một mình đứng trước lớp để trả bài hoặc được thầy cô hỏi một điều gì đó. Đương nhiên Phin quá rõ vì sao các bạn lại bụm miệng cười. Làm sao không cười được vì tiếng của nó rền rền khàn khàn. Giọng nói đó phát ra từ cái hình thể giống như một con khỉ. Hai mắt lồi to, chiếc cằm vuông nhìn bè bè thật là thô. Trán dồ, chiếc mũi gãy hỉnh lên. Cái miệng hình chữ V dựng ngược méo mó, chiếc môi trên to quá cỡ. Đã vậy tướng đi càng khó coi. Lưng khom khom, hai vai u ra kềnh càng, hai chân xỉa hai hướng, bước đụi đụi…
Năm nay trường tổ chức cắm trại. Đây là tin vui của bọn học trò. Đầu buổi đến tan trường, nơi đâu cũng nghe chuyện sẽ dựng cổng trại ra sao, tiết mục văn nghệ gì. Đặc biệt lũ con trai đang háo hức với cái danh hoàng tử. Đây là kế hoạch hội trại đã được thông báo. Đêm văn nghệ sẽ có Chương trình Vua kén rể. Mỗi lớp sẽ có một hoàng tử đến cầu hôn. Sau phần thể hiện tài năng, nếu chàng nào làm vừa ý vua cha thì sẽ đón nàng công chúa xinh đẹp như hoa về trại.
Đám con trai bàn tán chuyện đứa nào sẽ đáng mặt hoàng tử, hào hoa và tài giỏi. Bọn con gái chụm đầu phán xét, đứa nào sẽ là cô công chúa xinh đẹp dịu hiền mà vua cha yêu thương. Phin ngồi một mình, mấy chuyện như vậy nó không góp lời bao giờ. Lan, Diễm, Ngân, Quỳnh… mấy bạn đó học giỏi, xinh xắn như vậy mà mấy nhỏ lớp cứ làu bàu, đứa này đẹp da, đứa kia đẹp tóc, nàng nọ mũi hỉnh, cô kia mắt một mí… Phin ước mình được một nửa mấy bạn đó mà không được đây nè. Càng nghe mấy đứa xét nét đẹp xấu, Phin càng não ruột.
Buồn rầu Phin đạp xe về. Nhìn mặt nó lúc buồn mới thấy tội nghiệp làm sao. Chiếc môi xệ xuống, đôi mắt trơ ra vô hồn. Đi ngang qua quán chú Đức, nó ghé vào lấy chai mắm như lời ngoại dặn. Chú Đức nhìn chăm chắm, đưa tay vẹo má nó:
– Hôm nay sao buồn vậy con gái?
Phin im lặng, không dám ngước lên nhìn chú, nhưng nước mắt lã chã rơi. Chú đưa tay, rất tự nhiên đặt lên hai vai Phin lắc nhẹ:
– Nói ba nghe, đứa nào dám bắt nạt con gái?
Phin vẫn đứng không trả lời. Lời của chú như chạm vào chỗ đau, nó càng nghẹn ngào trong tiếng nấc. Vừa lúc đó cái Thư, lớp trưởng của nó bước vào quán mua đồ, Thư nói bằng giọng trách móc:
– Mấy đứa trong lớp ác nhơn. Bọn con trai quỷ sứ bảo Phin sẽ được nhà trường chọn vào vai công chúa trong đêm văn nghệ Hội trại 26/3 đó chú.
– Tưởng đứa nào bắt nạt con gái chứ. Nhà trường chọn thì mình sẽ làm công chúa, con gái trả lời như vậy cho ba.
– Con làm sao đóng vai một nàng công chúa được? – Phin lên tiếng. Chú Đức cười vì đã “bắt” con gái nói.
– Con gái ba giỏi như vậy sao lại không đóng được vai công chúa! Con là con gái đúng không nào? Công chúa là con gái, vậy có gì khó khăn nào?
– Nhưng con xấu như ma
– Phin nói nhát gừng và gắt gỏng.
– Ai bảo con tất cả các cô công chúa đều đẹp nào? Có những cô công chúa xấu xí nữa chứ, nhưng họ được vua cha yêu thương vì tính nết nhu mì. Con gái cũng được ba yêu thương hết mực vì hiền lành nè. Đừng buồn nữa, con gái!
Chú Đức là chủ tiệm tạp hóa lớn nhất nơi đây. Vợ chồng chú lấy nhau đã 20 năm mà không có con. Thím ấy đã vì bạo bệnh mà rời bỏ chú vài năm trước. Người trong xóm thúc giục kiếm một đứa con nuôi, về già có chiếc gậy để chống, chú bảo:
– Trẻ con nơi mình đang sống dù có bố mẹ vẫn thiếu thốn lắm. Tôi không đủ dư dả để cưu mang hết nhưng cũng không muốn dồn tình thương cho một đứa nào. Mình yêu thương bọn trẻ thì tự khắc chúng sẽ coi mình là bố mẹ.
Nhỏ nào một lần theo anh chị đến quán chú thì lần sau sẽ nằng nặc đòi theo nữa. Đứa trẻ nào tới chú cũng thân thiện hỏi han, cho bịch bánh cái kẹo, hũ sữa, chú hiền lành cưng nựng và gọi “con trai”, “con gái”.
Nhiều người khen:
– Việc ngập đầu mà đứng bán từng cây kẹo mút, từng gói Oshi! Yêu trẻ thật!
Năm nay là năm cuối cấp trung học cơ sở. Phin không đả động gì chuyện chuẩn bị tư trang cho ngày nhập học. Như thường lệ, đầu năm học, chú Đức thường tặng vở viết cho mấy đứa đang đi học nhưng nhà nghèo. Phin cũng nằm trong số đó. Còn nhớ hôm đó Phin tới quán lấy thuốc lá cho bà ngoại, khi về chú có đưa Phin gam vở và bút thước. Phin lắc đầu không nhận, chú hỏi nguyên do, Phin nói sẽ nghỉ học. Chú Đức liền không vui:
– Phải hết lớp 12 rồi cao đẳng, đại học mới nghỉ chứ!
– Rồi ai sẽ lo cho cháu ạ! Bà cháu dạo này yếu lắm.
– Con cứ đi học, con có ba mà lo gì chuyện đó.
– Nhưng học đại học làm gì, ai tuyển một nhân viên như con mà đi học.
– Học xong về đây, ba đang cần người để trông coi chỗ buôn bán này. Rồi đây ba sẽ mở nơi này thành một siêu thị mini luôn.
– Ba hứa sẽ nhận con vô làm đó nha!
– Ngoéo tay nào! – Chú Đức cười hiền lành nói.
– Nhớ nha ba! – Tiếng “ba” được phát ra nghèn nghẹn…
Những ngày sau đó, mỗi khi tan học, Phin đều ghé lại tiệm tạp hóa chú Đức. Để nghe gọi “con gái”, để được gọi “ba”.
Nguyễn Thị Bích Nhàn
Nó lầm lũi đi học. Bạn bè vẫn trò chuyện, có điều nó phải là người bắt đầu. Nó ghét đi học, không phải, nó ngại phải đến trường với bộ dạng không giống ai. Sợ nhất là giây phút phải một mình đứng trước lớp để trả bài hoặc được thầy cô hỏi một điều gì đó. Đương nhiên Phin quá rõ vì sao các bạn lại bụm miệng cười. Làm sao không cười được vì tiếng của nó rền rền khàn khàn. Giọng nói đó phát ra từ cái hình thể giống như một con khỉ. Hai mắt lồi to, chiếc cằm vuông nhìn bè bè thật là thô. Trán dồ, chiếc mũi gãy hỉnh lên. Cái miệng hình chữ V dựng ngược méo mó, chiếc môi trên to quá cỡ. Đã vậy tướng đi càng khó coi. Lưng khom khom, hai vai u ra kềnh càng, hai chân xỉa hai hướng, bước đụi đụi…
Năm nay trường tổ chức cắm trại. Đây là tin vui của bọn học trò. Đầu buổi đến tan trường, nơi đâu cũng nghe chuyện sẽ dựng cổng trại ra sao, tiết mục văn nghệ gì. Đặc biệt lũ con trai đang háo hức với cái danh hoàng tử. Đây là kế hoạch hội trại đã được thông báo. Đêm văn nghệ sẽ có Chương trình Vua kén rể. Mỗi lớp sẽ có một hoàng tử đến cầu hôn. Sau phần thể hiện tài năng, nếu chàng nào làm vừa ý vua cha thì sẽ đón nàng công chúa xinh đẹp như hoa về trại.
Đám con trai bàn tán chuyện đứa nào sẽ đáng mặt hoàng tử, hào hoa và tài giỏi. Bọn con gái chụm đầu phán xét, đứa nào sẽ là cô công chúa xinh đẹp dịu hiền mà vua cha yêu thương. Phin ngồi một mình, mấy chuyện như vậy nó không góp lời bao giờ. Lan, Diễm, Ngân, Quỳnh… mấy bạn đó học giỏi, xinh xắn như vậy mà mấy nhỏ lớp cứ làu bàu, đứa này đẹp da, đứa kia đẹp tóc, nàng nọ mũi hỉnh, cô kia mắt một mí… Phin ước mình được một nửa mấy bạn đó mà không được đây nè. Càng nghe mấy đứa xét nét đẹp xấu, Phin càng não ruột.
Buồn rầu Phin đạp xe về. Nhìn mặt nó lúc buồn mới thấy tội nghiệp làm sao. Chiếc môi xệ xuống, đôi mắt trơ ra vô hồn. Đi ngang qua quán chú Đức, nó ghé vào lấy chai mắm như lời ngoại dặn. Chú Đức nhìn chăm chắm, đưa tay vẹo má nó:
– Hôm nay sao buồn vậy con gái?
Phin im lặng, không dám ngước lên nhìn chú, nhưng nước mắt lã chã rơi. Chú đưa tay, rất tự nhiên đặt lên hai vai Phin lắc nhẹ:
– Nói ba nghe, đứa nào dám bắt nạt con gái?
Phin vẫn đứng không trả lời. Lời của chú như chạm vào chỗ đau, nó càng nghẹn ngào trong tiếng nấc. Vừa lúc đó cái Thư, lớp trưởng của nó bước vào quán mua đồ, Thư nói bằng giọng trách móc:
– Mấy đứa trong lớp ác nhơn. Bọn con trai quỷ sứ bảo Phin sẽ được nhà trường chọn vào vai công chúa trong đêm văn nghệ Hội trại 26/3 đó chú.
– Tưởng đứa nào bắt nạt con gái chứ. Nhà trường chọn thì mình sẽ làm công chúa, con gái trả lời như vậy cho ba.
– Con làm sao đóng vai một nàng công chúa được? – Phin lên tiếng. Chú Đức cười vì đã “bắt” con gái nói.
– Con gái ba giỏi như vậy sao lại không đóng được vai công chúa! Con là con gái đúng không nào? Công chúa là con gái, vậy có gì khó khăn nào?
– Nhưng con xấu như ma
– Phin nói nhát gừng và gắt gỏng.
– Ai bảo con tất cả các cô công chúa đều đẹp nào? Có những cô công chúa xấu xí nữa chứ, nhưng họ được vua cha yêu thương vì tính nết nhu mì. Con gái cũng được ba yêu thương hết mực vì hiền lành nè. Đừng buồn nữa, con gái!
Chú Đức là chủ tiệm tạp hóa lớn nhất nơi đây. Vợ chồng chú lấy nhau đã 20 năm mà không có con. Thím ấy đã vì bạo bệnh mà rời bỏ chú vài năm trước. Người trong xóm thúc giục kiếm một đứa con nuôi, về già có chiếc gậy để chống, chú bảo:
– Trẻ con nơi mình đang sống dù có bố mẹ vẫn thiếu thốn lắm. Tôi không đủ dư dả để cưu mang hết nhưng cũng không muốn dồn tình thương cho một đứa nào. Mình yêu thương bọn trẻ thì tự khắc chúng sẽ coi mình là bố mẹ.
Nhỏ nào một lần theo anh chị đến quán chú thì lần sau sẽ nằng nặc đòi theo nữa. Đứa trẻ nào tới chú cũng thân thiện hỏi han, cho bịch bánh cái kẹo, hũ sữa, chú hiền lành cưng nựng và gọi “con trai”, “con gái”.
Nhiều người khen:
– Việc ngập đầu mà đứng bán từng cây kẹo mút, từng gói Oshi! Yêu trẻ thật!
Năm nay là năm cuối cấp trung học cơ sở. Phin không đả động gì chuyện chuẩn bị tư trang cho ngày nhập học. Như thường lệ, đầu năm học, chú Đức thường tặng vở viết cho mấy đứa đang đi học nhưng nhà nghèo. Phin cũng nằm trong số đó. Còn nhớ hôm đó Phin tới quán lấy thuốc lá cho bà ngoại, khi về chú có đưa Phin gam vở và bút thước. Phin lắc đầu không nhận, chú hỏi nguyên do, Phin nói sẽ nghỉ học. Chú Đức liền không vui:
– Phải hết lớp 12 rồi cao đẳng, đại học mới nghỉ chứ!
– Rồi ai sẽ lo cho cháu ạ! Bà cháu dạo này yếu lắm.
– Con cứ đi học, con có ba mà lo gì chuyện đó.
– Nhưng học đại học làm gì, ai tuyển một nhân viên như con mà đi học.
– Học xong về đây, ba đang cần người để trông coi chỗ buôn bán này. Rồi đây ba sẽ mở nơi này thành một siêu thị mini luôn.
– Ba hứa sẽ nhận con vô làm đó nha!
– Ngoéo tay nào! – Chú Đức cười hiền lành nói.
– Nhớ nha ba! – Tiếng “ba” được phát ra nghèn nghẹn…
Những ngày sau đó, mỗi khi tan học, Phin đều ghé lại tiệm tạp hóa chú Đức. Để nghe gọi “con gái”, để được gọi “ba”.
Nguyễn Thị Bích Nhàn