Con đường thành công không mang tên đại học

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Vào Đại học được coi là con đường ngắn nhất để đến với thành công. Đại học cũng là ước mơ của nhiều bạn trẻ trước ngưỡng cửa tương lai. Song hiện nay, có nhiều bạn trẻ đã chứng minh điều ngược lại có những con đường thành công không mang tên đại học…


phuong.jpg


Ước mở trở thành nữ tỷ phú Việt Nam

Mới đây trên Vnexpress đăng một bài phỏng vấn mang tên “Cô nàng bỏ đại học thu nhập trên 200 triệu/tháng”. Cô nàng đó có tên là Bùi Thị Phương, SN 1989. Phương đã từng là sinh viên của ĐH Ngoại thương. Mặc dù chỉ còn một thời gian ngắn là tốt nghiệp song cô đã quyết tâm đi theo con đường kinh doanh không bằng cấp. Với quan điểm sống là phải tạo được giá trị cho bản thân và cho xã hội, Bùi Thị Phương đã quyết định bỏ đại học để làm kinh doanh mặc dù cô không được sự ủng hộ của người thân và gia đình. Hiện Phương đang sở hữu 4 trung tâm Anh ngữ , 1 nhà hàng Pizza và quán ăn sinh viên với mức thu nhập có khi lên tới 15.000 USD/tháng. Cô còn đang có tham vọng mở rộng thêm chuỗi kinh doanh và có ước mơ trở thành nữ tỷ phú Bill Gates của Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động từ thiện.

Không chỉ có Phương, hiện nay có một số bạn trẻ có khả năng đỗ đại học, có điều kiện để đi học, nhưng lại chọn con đường đi riêng để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Các bạn đó đang chứng minh một điều rằng nếu có nghị lực và sự quyết tâm thì có nhiều cách để “học”, để bổ sung kiến thức của mình và để trở thành những công dân có ích và kiếm tiền nuôi sống bản thân chứ không nhất thiết phải bằng mọi cách vào đại học. Thậm chí nếu như vào đại học nhưng không chuyên tâm học hành, chỉ để chứng minh với người khác là mình đã bước qua được ngưỡng cửa nhiều người mơ ước, chỉ là để thỏa mãn sự mong muốn của gia đình, chỉ là để kiếm một tấm bằng đi xin việc thì đó chỉ là quãng thời gian lãng phí. Trong khi đó, có nhiều nghề, có nhiều kiến thức từ cuộc sống mà các bạn trẻ cần làm trang bị để làm hành trang cho mình.

Và chúng ta đang bắt gặp trong cuộc sống nhiều “nhân vật” như thế!

Bỏ học Luật trở thành “ông chủ” kênh truyền hình handmade

tuan.jpg

Đỗ Viết Tuấn, sinh năm 1991, ở Nông Cống, Thanh Hóa cũng là một trong những nhân vật đang khẳng định bản thân của mình và chứng minh con đường thành công không bằng cấp. Năm 2009, Tuấn thi đỗ vào Đại học Luật – Hà Nội. Nhưng khoảng thời gian 2 năm theo học Tuấn cảm thấy nó không phù hợp với mình và muốn tìm một hướng đi khác. Tuấn quyết định từ bỏ con đường đại học để vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp. Khi biết chuyện Tuấn bỏ học, bố mẹ Tuấn hết sức giận dữ nên đã quyết định không chu cấp tiền sinh hoạt cho Tuấn. Song Tuấn vẫn quyết tâm thực hiện ý định của mình. Khi mới đặt chân tới TP. HCM năng động với số tiền ít ỏi, Tuấn từng phải làm rất nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như phục vụ bàn, viết báo, kinh doanh… để theo đuổi mơ ước. Khi còn bé, Tuấn đã biết tận dụng những que kem đã qua sử dụng để làm ra những sản phẩm mình ưa thích. Sản phẩm đầu tiên của Tuấn là những ngôi nhà bằng que kem. Cùng với sự khéo léo, tự mày mò, ham học hỏi mà tay nghề làm handmade của Tuấn càng được nâng cao. Tuấn mong muốn phổ biến cách làm sản phẩm handmade cho tất cả mọi người. Tuấn cùng một số người bạn quyết định mở thêm lớp dạy làm đồ handmade và sử dụng tiền kiếm được từ làm thêm, tiền bán handmade trong các hội chợ để mua máy quay phim.

Để thực hiện mục đích này, Tuấn làm quen với các bạn trường sân khấu điện ảnh học cách quay phim, theo phụ đoàn làm phim học kỹ năng, kỹ xảo, cách viết kịch bản…Và hiện tại Tuấn đã trở thành ông chủ của kênh truyền hình handmade D.I.Y Let’s Go. Chương trình đầu tiên ra mắt vào tháng 2/2012 với chủ đề Valentine. Cứ thế, mỗi tháng một số, Tuấn triển khai các chuyên mục: Hướng dẫn làm đồ handmade, giao lưu với nhân vật, và các tin tức về offline, hội chợ handmade. Những chương trình này đã giúp Tuấn thu được số tiền không hề nhỏ.

TV show của Tuấn hầu hết được các bạn trẻ rất thích thú. Tháng 7 vừa qua, Tuấn cùng với 7 thành viên trong nhóm đã cho xuất bản 1 cuốn sách dạy làm handmade trong vòng 2 tuần với 180 trang, gồm 30 ý tưởng và 33 bài hướng dẫn.

Tuấn chia sẻ, không bao giờ hối hận về con đường em đã chọn và sẽ quyết tâm theo đuổi đến cùng. Tuấn sẽ tiếp tục triển khai chương trình dạy làm handmade đồng thời sẽ đi học thêm một khóa học liên quan tới truyền hình. Và nếu có thể sẽ hướng D.I.Y Let’s Go vào chương trình giáo dục, coi đó là môn học ngoại khóa cho tất cả các bạn học sinh, sinh viên.

Thành công từ đam mê đất sét

sh.jpg

Một “nhân vật” khác trẻ tuổi, năng động và dũng cảm theo đuổi đam mê của mình là chàng trai Đặng Sơn Hải (sinh năm 1994, ở Hà Nội) sinh viên chuyên ngành thiết kế của Hà Nội Arena Mutinmedia.

Tuy 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, nhưng Hải không chọn con đường vào đại học như bạn bè cùng trang lứa, mà quyết định theo đuổi làm đồ handmade từ nhỏ. Và hiện tại thu nhập của chàng trai 9x này là trên 10 triệu đồng một tháng.

Ban đầu Hải làm những sản phẩm bằng vải len, vải dạ. Sau khi biết về loại đất sét của Nhật, Hải đã sáng tạo ra những đồ vật trông rất ngộ nghĩnh và dễ thương. Hải dùng những đồ vật đó trang trí góc học tập, làm món quà tặng cho bạn bè và người thân… Thấy đồ vật mình làm ra được rất nhiều người thích thú, Hải nảy sinh ra ý định kinh doanh. Những ngày đầu em mang những đồ vật này đến các hội chợ triển lãm, không ngờ được các bạn trẻ đón nhận rất nhiệt tình vì giá mỗi sản phẩm chỉ từ 30 – 40 nghìn đồng, lại độc đáo, ngộ nghĩnh.
Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội, Hải cho rằng facebook là nơi lí tưởng để có thể mở rộng kinh doanh nên Hải đã mở trang…..Do vậy, càng ngày Hải càng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khắp nơi, đặc biệt là vào những ngày lễ lớn như: Valentine, 8-3, Noel…..

Cùng với đó Hải còn là tác giả của nhà sách “Tôi tự làm”. Tháng 8 này em sẽ cho xuất bản tập 1 cuốn sách tự làm đồ handmade, một tập sách khá kỳ công và dày hơn 100 trang. Khi được hỏi tại sao không chọn vào Đại học, Hải cười và chia sẻ: “Lĩnh vực nào cũng vậy có đam mê là nhất định thành công, không nhất thiết cứ phải theo con đường đại học” .

Khi đã có thu nhập ổn định, Hải quyết định đi học thiết kế tại trường đào tạo mỹ thuật đa phương tiện Arena Mutilmedia và hiện tại em đã có thể tự trang trải cho cuộc sống của mình. Thuận lợi hơn nhiều so với Tuấn, mọi quyết định của Hải đều được sự ủng hộ từ phía gia đình. Riêng mẹ Hải, bà Nguyễn Thị Hạnh cho biết: “ Ngay từ khi còn học mẫu giáo Hải đã rất khéo tay và bây giờ thì đam mê làm đồ handmade. Gia đình luôn khuyến khích Hải theo đuổi đam mê này, ngay cả khi Hải quyết định không học đại học gia đình cũng không muốn ép buộc mà tôn trọng quyết định của Hải”.

Chàng trai 9x này chia sẻ: “Khi học xong ngành thiết kế, em sẽ đi làm ở một công ty nào đó, nhưng vẫn duy trì làm đồ handmade và coi đó là nghề tay trái của mình. Em nghĩ được làm những gì mình thích sẽ dễ dẫn đến thành công hơn là mình phải theo đuổi những thứ mình không thích”.
Theo anninhthudo
 
×
Quay lại
Top Bottom