- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhiều bạn trẻ chưa mặn mà với sách...
Trong cuộc thi hùng biện Bạn trẻ và Sách năm 2013 tại Cung Văn hóa Lao động vừa qua, vấn đề nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thanh niên thành phố quan tâm nhiều đến các phương tiện giải trí như: nghe nhạc, xem phim, game, chat Yahoo, Facebook... mà ít đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn đã nóng lên.
Một số đông các bạn sinh viên các trường CĐ - ĐH cho rằng việc đọc giáo trình, sách chuyên ngành đã khiến các bạn mệt mỏi và chỉ muốn được giải trí đơn thuần, không còn thời gian đâu cho những loại sách khác nữa.
Thật ra giáo trình cũng là sách, nhưng nếu chỉ có những kiến thức chuyên môn thôi thì vẫn chưa đủ. Trong khi cuộc sống muôn màu của chúng ta còn biết bao điều chưa biết và cần phải biết, phải học mà sách là người bạn có thể mang lại cho chúng ta điều đó.
“Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị náo bền lâu hơn đọc sách.” ( Mông - tê- guy).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung đã từng nói: “Đọc sách là con đường ngắn nhất đi tới hiểu biết cuộc sống đang ngày càng mở rộng với vận tốc ngày càng nhanh.”
Một bộ phận khác các bạn trẻ cũng yêu sách nhưng lại là truyện tranh Nhật Bản, truyện truyền kì Trung Quốc, truyện có nội dung xấu... không mang lại nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào cuộc sống, thậm chí nhiều sách còn mang khuynh hướng bạo lực, tiêu cực. Điều này đi ngược với những lợi ích mà sách mang lại cho chúng ta.
Bạn Phạm Thị Hoàng Yến, thủ khoa Tốt nghiệp THPT. Tp.HCM năm 2012 đã thay đổi suy nghĩ và phương pháp học tập khi đọc cuốn sách của Adam Khoo tựa đề “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh” để từ một học sinh khá năm lớp 11 vươn lên học sinh giỏi ở lớp 12 và đậu thủ khoa.
Bạn Nguyễn Bảo Trang, sinh viên năm nhất ĐH KHXHNV bày tỏ: Sách làm thay đổi cuộc đời tôi, xây dựng ước mơ tôi, sách là người bạn tốt nhất mà tôi từng gặp.”
Bạn Dương Kiều Minh, sinh viên ĐH Luật chia sẻ: “Là sinh viên Luật, lại là con trai nhưng tôi đã không khỏi rơi nước mắt khi đọc cuốn “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán, tôi tìm thấy tuổi thơ của mình và có cái nhìn xinh tươi hơn về cuộc sống.
Sách như một người thầy truyền đạt những kiến thức, vốn từ ngữ, cách tư duy, dạy chúng ta cách sống và hi sinh. Sách cũng như một người bạn cùng ta thư giản, chia sẻ với ta những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Vậy thì chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không kết thân với “người thầy” và “ người bạn” này?
Rất nhiều bạn trẻ say mê truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Kính Vạn Hoa...), hay Hạt giống tâm hồn hay Tôi tài giỏi bạn cũng thế, Bí quyết thành công dành cho tuổi Teen của Adam Khoo và rất nhiều quyển sách hay khác. Nếu chưa bao giờ đọc, bạn hãy thử đến nhà sách hay thư viện tìm và đọc thử một lần biết đâu trong đó có nhiều quyển sách có thể sẽ làm thay đổi cả cuộc đời bạn
Một vài chia sẻ về cách đọc sách:
Bạn Hoàng Thanh Nga, sinh viên năm cuối ĐH Lạc Hồng chia sẻ: “Đọc sách phải có niềm đam mê, như mình từ nhỏ đã rất mê đọc sách bởi những kiến thức từ cuộc sống và từ sách là rất quan trọng.”
Bạn Ngô Thanh Thúy, sinh viên năm 3 ĐH KHXHNV cho rằng: “Đọc sách phải nghiền ngẫm, có khi cả tuần mình chỉ đọc có một, hai trang sách, đọc phảii hiểu là điều quan trọng nhất.”
Bạn Mai Hoàng Oanh, sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế: “Phải đọc những ý chính để suy ngẫm, đọc từ từ, không nên chỉ lướt qua để rồi đọng lại ít ỏi kiến thức hay.”
Bạn Nguyễn Thị Hiền, sinh viên năm 2 CĐ PTTH2 bày tỏ: “Sách ở trên mạng cũng có, nhưng đọc sẽ mỏi mắt và những kiến thức tiếp thu được không nhiều, đa phần là lướt qua, khác với việc lật từng trang sách , không hiểu hay quên có thể lật đi lật lại nhiều lần.”
Và điều quan trọng không phải là chúng ta đọc bao nhiêu cuốn sách mà là chúng ta đã đọc chúng như thế nào? Đọc được cái gì? Và đọc để làm gì?
“Mỗi ngày đọc một trang sách, khi về già đã có trong mình một thư viện khổng lồ” (V. Na Xốp)
Thiết nghĩ, nếu chúng ta sau này hối hận vì một thời tuổi trẻ đã phí thời gian cho nhiều hoạt động vô ích thì với việc mỗi ngày đọc sách sẽ là niềm tự hào dành cho bạn với những kiến thức mà bạn học được và ứng dụng vào cuộc sống.
Trong cuộc thi hùng biện Bạn trẻ và Sách năm 2013 tại Cung Văn hóa Lao động vừa qua, vấn đề nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thanh niên thành phố quan tâm nhiều đến các phương tiện giải trí như: nghe nhạc, xem phim, game, chat Yahoo, Facebook... mà ít đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn đã nóng lên.
Một số đông các bạn sinh viên các trường CĐ - ĐH cho rằng việc đọc giáo trình, sách chuyên ngành đã khiến các bạn mệt mỏi và chỉ muốn được giải trí đơn thuần, không còn thời gian đâu cho những loại sách khác nữa.
“Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị náo bền lâu hơn đọc sách.” ( Mông - tê- guy).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung đã từng nói: “Đọc sách là con đường ngắn nhất đi tới hiểu biết cuộc sống đang ngày càng mở rộng với vận tốc ngày càng nhanh.”
Một bộ phận khác các bạn trẻ cũng yêu sách nhưng lại là truyện tranh Nhật Bản, truyện truyền kì Trung Quốc, truyện có nội dung xấu... không mang lại nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào cuộc sống, thậm chí nhiều sách còn mang khuynh hướng bạo lực, tiêu cực. Điều này đi ngược với những lợi ích mà sách mang lại cho chúng ta.
Bạn Phạm Thị Hoàng Yến, thủ khoa Tốt nghiệp THPT. Tp.HCM năm 2012 đã thay đổi suy nghĩ và phương pháp học tập khi đọc cuốn sách của Adam Khoo tựa đề “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh” để từ một học sinh khá năm lớp 11 vươn lên học sinh giỏi ở lớp 12 và đậu thủ khoa.
Bạn Nguyễn Bảo Trang, sinh viên năm nhất ĐH KHXHNV bày tỏ: Sách làm thay đổi cuộc đời tôi, xây dựng ước mơ tôi, sách là người bạn tốt nhất mà tôi từng gặp.”
Bạn Dương Kiều Minh, sinh viên ĐH Luật chia sẻ: “Là sinh viên Luật, lại là con trai nhưng tôi đã không khỏi rơi nước mắt khi đọc cuốn “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán, tôi tìm thấy tuổi thơ của mình và có cái nhìn xinh tươi hơn về cuộc sống.
Rất nhiều bạn trẻ say mê truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Kính Vạn Hoa...), hay Hạt giống tâm hồn hay Tôi tài giỏi bạn cũng thế, Bí quyết thành công dành cho tuổi Teen của Adam Khoo và rất nhiều quyển sách hay khác. Nếu chưa bao giờ đọc, bạn hãy thử đến nhà sách hay thư viện tìm và đọc thử một lần biết đâu trong đó có nhiều quyển sách có thể sẽ làm thay đổi cả cuộc đời bạn
Một vài chia sẻ về cách đọc sách:
Bạn Hoàng Thanh Nga, sinh viên năm cuối ĐH Lạc Hồng chia sẻ: “Đọc sách phải có niềm đam mê, như mình từ nhỏ đã rất mê đọc sách bởi những kiến thức từ cuộc sống và từ sách là rất quan trọng.”
Bạn Ngô Thanh Thúy, sinh viên năm 3 ĐH KHXHNV cho rằng: “Đọc sách phải nghiền ngẫm, có khi cả tuần mình chỉ đọc có một, hai trang sách, đọc phảii hiểu là điều quan trọng nhất.”
Bạn Mai Hoàng Oanh, sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế: “Phải đọc những ý chính để suy ngẫm, đọc từ từ, không nên chỉ lướt qua để rồi đọng lại ít ỏi kiến thức hay.”
Bạn Nguyễn Thị Hiền, sinh viên năm 2 CĐ PTTH2 bày tỏ: “Sách ở trên mạng cũng có, nhưng đọc sẽ mỏi mắt và những kiến thức tiếp thu được không nhiều, đa phần là lướt qua, khác với việc lật từng trang sách , không hiểu hay quên có thể lật đi lật lại nhiều lần.”
Và điều quan trọng không phải là chúng ta đọc bao nhiêu cuốn sách mà là chúng ta đã đọc chúng như thế nào? Đọc được cái gì? Và đọc để làm gì?
“Mỗi ngày đọc một trang sách, khi về già đã có trong mình một thư viện khổng lồ” (V. Na Xốp)
Thiết nghĩ, nếu chúng ta sau này hối hận vì một thời tuổi trẻ đã phí thời gian cho nhiều hoạt động vô ích thì với việc mỗi ngày đọc sách sẽ là niềm tự hào dành cho bạn với những kiến thức mà bạn học được và ứng dụng vào cuộc sống.
Ngày 23/4 hằng năm được UNESCO chọn làm ngày “Sách và bản quyền thế giới” nhằm tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của tác giả đồng thời khuyến khích “văn hóa đọc”, kêu gọi mọi người đọc sách, yêu sách đặc biệt là giới trẻ. Hơn 10 năm qua có 150 quốc gia trên thế giới tổ chức sự kiện này. Tại Việt Nam, hưởng ứng ngày “Sách và bản quyền thế giới” đã có rất nhiều hoạt động như: Lễ hội đường sách, Tuần lễ đọc sách, Hội sách, Ngày đọc sách...mang sách đến gần với bạn đọc. Theo Mực Tím |