- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Từ ngày anh con trai duy nhất mất vì tai nạn, bà cụ cũng mất đi chỗ dựa duy nhất khi tuổi già sức yếu, liên tục bị cô con dâu ức hiếp, chà đạp.
Nhìn bà cụ lủi thủi ngồi ở góc tường đầu ngõ, mắt ướt nhèm trong cái lạnh tê tái của trời đông, chị Linh không khỏi xót xa cho bà hàng xóm, cụ vốn được tiếng hiền lành, nhân hậu. Thấy cụ run lẩy bẩy, chân không dép, chị Linh cởi áo khoác của mình khoác lên người cụ rồi lên tiếng mời cụ vào nhà cho ấm. Tuy nhiên nài nỉ thế nào bà cụ chỉ nói lời cảm ơn chị Linh trong nước mắt rồi lại ngồi lặng đi. Thấy không có cách nào lay chuyển được ý cụ, chị bèn vội vàng vào nhà lấy một chiếc ghế ra mời cụ ngồi.
Từ ngày chuyển về con phố nhỏ này, chị Linh không còn ngạc nhiên khi thi thoảng lại thấy bà cụ Khiên cứ dăm ba hôm lại bị con dâu đuổi ra khỏi nhà vì tội “không nghe lời”. Chát chúa và ngang ngược, cho rằng bà cụ là người ăn bám, chả làm được gì cho con cái lại toàn “báo hại” mình.
Khi vì một lần đi đón bà cụ trong đêm khuya khiến chồng mình chết, bỏ lại 3 đứa con nheo nhóc, đè nặng lên vai, Hoa- đứa con dâu duy nhất của bà cụ càng cho rằng bà cụ là loại vô dụng, chết đi cho rảnh nợ. Vì thế Hoa liên tục đay nghiến, nhiếc móc bà lão mỗi khi không vừa lòng, khi có chuyện gì bực tức ở bên ngoài không giải tỏa được, Hoa lại mang về nhà trút cơn giận dữ lên đầu bà cụ.
Không những thế, mỗi lần khi tức giận với con, Hoa tìm cách đổ vấy lỗi con hư cho rằng bà cụ, Hoa “phán” rằng lỗi do bà cụ xui khiến chúng mà ra cả. Cứ thế, Hoa thấy bà cụ thật “ngứa mắt” lại tìm cớ lôi bằng được bà cụ vào tròng để thỏa lòng chửi mắng cho hả dạ. Mấy đứa cháu thương bà nhưng không biết cách nào để ngăn mẹ chúng, chỉ dám dấm dúi mang thức ăn cho bà khi tối trời rồi lừa khi mẹ chúng ngủ say, mở cửa cho bà vào nhà, sáng ra bà cụ lại lục đục ra khỏi nhà từ rất sớm...
Nhiều lần thấy bà cụ hiền lành bị con dâu áp bức, một số hàng xóm tốt bụng mời cụ vào nhà mình “lánh nạn” thì y như rằng hôm sau người nào giúp, người đó sẽ nhận hậu quả “lĩnh” một màn chửi bóng gió kinh hoàng của cô con dâu. Cũng nhiều lần bị chính quyền nhắc nhở vì thói ngược đãi người già nhưng Hoa vẫn chứng nào tật ấy, được vài hôm nhắc nhở cho bà cụ vào nhà, vài hôm sau Hoa lại đuổi bà cụ ra thẳng cửa… Cứ thế hết lần này đến lần khác.
Không muốn những người hàng xóm tốt bụng thành nạn nhân của những màn chửi vô văn hóa của con dâu, từ đó cụ Khiêm đành ngồi vật vờ ở đầu ngõ mỗi khi con dâu “điên tiết” đuổi mình ra khỏi căn nhà vốn là của mình. Từ ngày thằng con trai duy nhất mất vì tai nạn, bà cụ cũng mất đi chỗ dựa duy nhất khi tuổi già sức yếu, liên tục bị cô con dâu ức hiếp, trà đạp, mắng chửi. Sống không nổi mà chết cũng chẳng xong, bà cụ cam chịu cảnh đời cơ cực lúc đầu phố này, lúc ở ngõ khác, vật vờ như kẻ không nhà, mong trời phật thương tình cho mình về với tổ tiên sớm được ngày nào, tốt được ngày ấy.
Theo Afamily
“Thương cho phận nó hẩm hiu”...
“Nhà chúng nó nghèo lắm…” hễ gặp ai là ông bà cụ lại than ngắn thở dài cho Tâm - đứa con dâu áp út, người đã lấy phải gã con trai hư đốn, không ra gì của ông bà là Chinh. Cũng là người hiểu lí lẽ và dễ cảm thông với người khác nên ông bà thường động viên Tâm rất nhiều trong cuộc sống.
Ông cụ thường nói rằng: “Cuộc đời người phụ nữ, còn đau khổ gì bằng khi lấy phải người chồng không ra gì, tối ngày nhậu nhẹt say sưa không tu chí lo làm ăn”. Ngẫm nghĩ là thế nên trong gia đình mọi sự giúp đỡ, cảm thông đáng nhẽ sẽ chia đều cho các con thì ông bà cụ dồn hết vào cho Tâm, đỡ đần từ việc chợ búa mua thức ăn, nuôi hai thằng cháu trai từ lúc chúng còn đỏ hỏn đến tận bây giờ. Mười một năm về làm dâu, cũng là mười một năm Tâm chưa bao giờ phải đỏ hoe mắt vì sự đối xử của nhà chồng.
Khắp ngõ phố, ai ai cũng thầm thán phục tình cảm của ông bà cụ giành cho Tâm. Có lẽ không có bà mẹ chồng nào thức suốt một tháng trời bế đứa cháu vừa sinh quấy khóc cho mẹ nó yên tâm ngủ như bà cụ. Cũng không có ông bố chồng nào lọc cọc đạp chiếc xe cà tàng gần 4 cây số để mang cơm cho con dâu nằm viện…
Được bố mẹ chồng yêu thương nhưng cô con dâu không hiểu lí lẽ đã quay lưng trở mặt với bố mẹ chồng
Mọi quyền lợi hữu ích khác như đất đai, tiền bạc chia cho con cái bao giờ ông bà cũng động viên các con giành cho vợ chồng Tâm phần nhiều “để khi có cơ hội bán đi, nó có chút vốn làm ăn và xây một căn nhà mới khang trang hơn”, còn những nghĩa vụ đóng góp ông bà lại giành phần đóng góp thay con dâu. Thương con dâu không ngày nào được yên ổn với gã con trai tồi tệ của ông bà từ ngày bất mãn với công việc đâm ra dở chứng cờ bạc, rượu chè, không ngày nào nó về nhà mà không loạng choạng chửi mắng vợ, ông bà càng ra sức bênh vực, che chắn cho Tâm mọi bề.
Những tưởng cô con dâu sẽ hiểu được tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ như ông bà cụ, nhưng thực tế, ngoài giờ làm ở cơ quan, Tâm không để ý gì đến chuyện nhà chuyện cửa. Căn nhà vốn thấp tè, tối om hôm nào thiếu bàn tay dọn dẹp của bà cụ thường lộn xộn, bẩn thỉu, đồ đạc vứt lung tung. Ngày nghỉ, Tâm cũng không bao giờ xắn tay áo làm việc nhà mà thường lân la sang nhà hàng xóm ngồi chuyện trò cho hết ngày. Có chăng là dịp giỗ chạp, để lấy lòng ông bà cụ, Tâm tỏ ra bận rộn làm việc này, việc kia…
Nhiều khi thấy cô em dâu “ma ranh” "việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng", chị gái cả bày tỏ góp ý thì ông bà cụ gạt đi vì “nó khổ, thằng chồng bê tha, dọn sao cho xuể”. Góp ý thẳng cũng không ăn thua nên chị đành chịu bó tay với ý nghĩ: “Thôi nó nhác nhưng hiền lành tử tế với bố mẹ chồng cũng là một cái phúc!”.
Và con dâu trở mặt, dựng ngược chuyện
Bất ngờ mảnh đất của ông bà cụ để vợ chồng Tâm ở do nằm trong quy hoạch bỗng chốc ra mặt đường, giá đất vì thế cũng “đội” lên nhanh chóng. Kế hoạch cho con dâu bán đất xây nhà được ông cụ đưa ra bàn bạc và thống nhất. Gần 600m2 đất, ông cụ chia cho bốn đứa con, vợ chồng nhà Tâm được phần nhiều với 400 m2, số còn lại chia cho cô con gái và ba anh con trai khác.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, mặc dù đã được thông báo mảnh đất sẽ được chia nhỏ cho các anh chị trong nhà, nhưng Tâm vẫn nghĩ đó chỉ là ý kiến “bên lề” của bố chồng, rồi tất cả sẽ là của vợ chồng Tâm… Khi giá đất lên, bỗng chốc mảnh đất bị chia nhỏ, khiến Tâm không cam tâm. Nàng dâu “láu cá” âm mưu sau khi được bố mẹ chồng đồng ý cho bán đất đã lừa phỉnh và giữ rịt sổ đỏ.
Không để ý và cũng chưa bao giờ có ý đề phòng cô con dâu vốn được ông bà thương như con gái. Trong một thời gian dài, Tâm yên tâm nắm chắc trọn phần đất thì đến một ngày ông cụ hỏi Tâm để tách rành rẽ đất cho từng đứa con trước khi không còn minh mẫn để xử lí việc đó. Tâm nghe thấy bố chồng nói vậy thì dựng ngược, cô bắt đầu ý kiến nọ ý kiến kia, chối mãi không được, Tâm bằng mọi cách xúi và đổ vấy cho anh chồng bê tha không đồng ý trả sổ cho bố mẹ.
Với nền nếp của một gia đình nhà giáo hiền lành, thấu đáo, không muốn chuyện bé xé ra to, ông cụ gọi tất cả các con lại để họp gia đình thì Tâm loan tin ra khắp khu phố rằng: “Cả nhà hùa vào đánh đuổi vợ chồng Tâm ra khỏi mảnh đất lâu nay hai vợ chồng, lấy đất để bán và chia tiền cho mấy ông bà giàu có kia”
Đau lòng nhất cho ông bà cụ là Tâm đã biến anh con trai vốn không còn tự chủ hành động và lời nói do nghiện rượu thành cái bình phong che chắn cho sự tham lam, lòng ích kỉ của mình. Chinh dửng dưng gọi cha mẹ mình là ông và bà, xưng tôi. Nghe theo lời xúi giục của vợ, Chinh bất hiếu quay ngoắt lưng lại, để cha mình quỳ mọp gối van xin khi Chinh xông vào nhà ông bà cụ đòi “lí lẽ”.
Theo Afamily
Nhìn bà cụ lủi thủi ngồi ở góc tường đầu ngõ, mắt ướt nhèm trong cái lạnh tê tái của trời đông, chị Linh không khỏi xót xa cho bà hàng xóm, cụ vốn được tiếng hiền lành, nhân hậu. Thấy cụ run lẩy bẩy, chân không dép, chị Linh cởi áo khoác của mình khoác lên người cụ rồi lên tiếng mời cụ vào nhà cho ấm. Tuy nhiên nài nỉ thế nào bà cụ chỉ nói lời cảm ơn chị Linh trong nước mắt rồi lại ngồi lặng đi. Thấy không có cách nào lay chuyển được ý cụ, chị bèn vội vàng vào nhà lấy một chiếc ghế ra mời cụ ngồi.
Từ ngày chuyển về con phố nhỏ này, chị Linh không còn ngạc nhiên khi thi thoảng lại thấy bà cụ Khiên cứ dăm ba hôm lại bị con dâu đuổi ra khỏi nhà vì tội “không nghe lời”. Chát chúa và ngang ngược, cho rằng bà cụ là người ăn bám, chả làm được gì cho con cái lại toàn “báo hại” mình.
Khi vì một lần đi đón bà cụ trong đêm khuya khiến chồng mình chết, bỏ lại 3 đứa con nheo nhóc, đè nặng lên vai, Hoa- đứa con dâu duy nhất của bà cụ càng cho rằng bà cụ là loại vô dụng, chết đi cho rảnh nợ. Vì thế Hoa liên tục đay nghiến, nhiếc móc bà lão mỗi khi không vừa lòng, khi có chuyện gì bực tức ở bên ngoài không giải tỏa được, Hoa lại mang về nhà trút cơn giận dữ lên đầu bà cụ.
Không những thế, mỗi lần khi tức giận với con, Hoa tìm cách đổ vấy lỗi con hư cho rằng bà cụ, Hoa “phán” rằng lỗi do bà cụ xui khiến chúng mà ra cả. Cứ thế, Hoa thấy bà cụ thật “ngứa mắt” lại tìm cớ lôi bằng được bà cụ vào tròng để thỏa lòng chửi mắng cho hả dạ. Mấy đứa cháu thương bà nhưng không biết cách nào để ngăn mẹ chúng, chỉ dám dấm dúi mang thức ăn cho bà khi tối trời rồi lừa khi mẹ chúng ngủ say, mở cửa cho bà vào nhà, sáng ra bà cụ lại lục đục ra khỏi nhà từ rất sớm...
Nhiều lần thấy bà cụ hiền lành bị con dâu áp bức, một số hàng xóm tốt bụng mời cụ vào nhà mình “lánh nạn” thì y như rằng hôm sau người nào giúp, người đó sẽ nhận hậu quả “lĩnh” một màn chửi bóng gió kinh hoàng của cô con dâu. Cũng nhiều lần bị chính quyền nhắc nhở vì thói ngược đãi người già nhưng Hoa vẫn chứng nào tật ấy, được vài hôm nhắc nhở cho bà cụ vào nhà, vài hôm sau Hoa lại đuổi bà cụ ra thẳng cửa… Cứ thế hết lần này đến lần khác.
Không muốn những người hàng xóm tốt bụng thành nạn nhân của những màn chửi vô văn hóa của con dâu, từ đó cụ Khiêm đành ngồi vật vờ ở đầu ngõ mỗi khi con dâu “điên tiết” đuổi mình ra khỏi căn nhà vốn là của mình. Từ ngày thằng con trai duy nhất mất vì tai nạn, bà cụ cũng mất đi chỗ dựa duy nhất khi tuổi già sức yếu, liên tục bị cô con dâu ức hiếp, trà đạp, mắng chửi. Sống không nổi mà chết cũng chẳng xong, bà cụ cam chịu cảnh đời cơ cực lúc đầu phố này, lúc ở ngõ khác, vật vờ như kẻ không nhà, mong trời phật thương tình cho mình về với tổ tiên sớm được ngày nào, tốt được ngày ấy.
Theo Afamily
Con dâu trở mặt với bố mẹ chồng
Nhà có cả thảy bốn nàng dâu, nhưng hai ông bà cụ vẫn giành tình thương cho cô con dâu thứ ba hơn cả bởi “cái phận nó hẩm hiu lấy phải người chồng rượu chè bê tha tối ngày”.“Thương cho phận nó hẩm hiu”...
“Nhà chúng nó nghèo lắm…” hễ gặp ai là ông bà cụ lại than ngắn thở dài cho Tâm - đứa con dâu áp út, người đã lấy phải gã con trai hư đốn, không ra gì của ông bà là Chinh. Cũng là người hiểu lí lẽ và dễ cảm thông với người khác nên ông bà thường động viên Tâm rất nhiều trong cuộc sống.
Ông cụ thường nói rằng: “Cuộc đời người phụ nữ, còn đau khổ gì bằng khi lấy phải người chồng không ra gì, tối ngày nhậu nhẹt say sưa không tu chí lo làm ăn”. Ngẫm nghĩ là thế nên trong gia đình mọi sự giúp đỡ, cảm thông đáng nhẽ sẽ chia đều cho các con thì ông bà cụ dồn hết vào cho Tâm, đỡ đần từ việc chợ búa mua thức ăn, nuôi hai thằng cháu trai từ lúc chúng còn đỏ hỏn đến tận bây giờ. Mười một năm về làm dâu, cũng là mười một năm Tâm chưa bao giờ phải đỏ hoe mắt vì sự đối xử của nhà chồng.
Khắp ngõ phố, ai ai cũng thầm thán phục tình cảm của ông bà cụ giành cho Tâm. Có lẽ không có bà mẹ chồng nào thức suốt một tháng trời bế đứa cháu vừa sinh quấy khóc cho mẹ nó yên tâm ngủ như bà cụ. Cũng không có ông bố chồng nào lọc cọc đạp chiếc xe cà tàng gần 4 cây số để mang cơm cho con dâu nằm viện…
Được bố mẹ chồng yêu thương nhưng cô con dâu không hiểu lí lẽ đã quay lưng trở mặt với bố mẹ chồng
Mọi quyền lợi hữu ích khác như đất đai, tiền bạc chia cho con cái bao giờ ông bà cũng động viên các con giành cho vợ chồng Tâm phần nhiều “để khi có cơ hội bán đi, nó có chút vốn làm ăn và xây một căn nhà mới khang trang hơn”, còn những nghĩa vụ đóng góp ông bà lại giành phần đóng góp thay con dâu. Thương con dâu không ngày nào được yên ổn với gã con trai tồi tệ của ông bà từ ngày bất mãn với công việc đâm ra dở chứng cờ bạc, rượu chè, không ngày nào nó về nhà mà không loạng choạng chửi mắng vợ, ông bà càng ra sức bênh vực, che chắn cho Tâm mọi bề.
Những tưởng cô con dâu sẽ hiểu được tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ như ông bà cụ, nhưng thực tế, ngoài giờ làm ở cơ quan, Tâm không để ý gì đến chuyện nhà chuyện cửa. Căn nhà vốn thấp tè, tối om hôm nào thiếu bàn tay dọn dẹp của bà cụ thường lộn xộn, bẩn thỉu, đồ đạc vứt lung tung. Ngày nghỉ, Tâm cũng không bao giờ xắn tay áo làm việc nhà mà thường lân la sang nhà hàng xóm ngồi chuyện trò cho hết ngày. Có chăng là dịp giỗ chạp, để lấy lòng ông bà cụ, Tâm tỏ ra bận rộn làm việc này, việc kia…
Nhiều khi thấy cô em dâu “ma ranh” "việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng", chị gái cả bày tỏ góp ý thì ông bà cụ gạt đi vì “nó khổ, thằng chồng bê tha, dọn sao cho xuể”. Góp ý thẳng cũng không ăn thua nên chị đành chịu bó tay với ý nghĩ: “Thôi nó nhác nhưng hiền lành tử tế với bố mẹ chồng cũng là một cái phúc!”.
Và con dâu trở mặt, dựng ngược chuyện
Bất ngờ mảnh đất của ông bà cụ để vợ chồng Tâm ở do nằm trong quy hoạch bỗng chốc ra mặt đường, giá đất vì thế cũng “đội” lên nhanh chóng. Kế hoạch cho con dâu bán đất xây nhà được ông cụ đưa ra bàn bạc và thống nhất. Gần 600m2 đất, ông cụ chia cho bốn đứa con, vợ chồng nhà Tâm được phần nhiều với 400 m2, số còn lại chia cho cô con gái và ba anh con trai khác.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, mặc dù đã được thông báo mảnh đất sẽ được chia nhỏ cho các anh chị trong nhà, nhưng Tâm vẫn nghĩ đó chỉ là ý kiến “bên lề” của bố chồng, rồi tất cả sẽ là của vợ chồng Tâm… Khi giá đất lên, bỗng chốc mảnh đất bị chia nhỏ, khiến Tâm không cam tâm. Nàng dâu “láu cá” âm mưu sau khi được bố mẹ chồng đồng ý cho bán đất đã lừa phỉnh và giữ rịt sổ đỏ.
Không để ý và cũng chưa bao giờ có ý đề phòng cô con dâu vốn được ông bà thương như con gái. Trong một thời gian dài, Tâm yên tâm nắm chắc trọn phần đất thì đến một ngày ông cụ hỏi Tâm để tách rành rẽ đất cho từng đứa con trước khi không còn minh mẫn để xử lí việc đó. Tâm nghe thấy bố chồng nói vậy thì dựng ngược, cô bắt đầu ý kiến nọ ý kiến kia, chối mãi không được, Tâm bằng mọi cách xúi và đổ vấy cho anh chồng bê tha không đồng ý trả sổ cho bố mẹ.
Với nền nếp của một gia đình nhà giáo hiền lành, thấu đáo, không muốn chuyện bé xé ra to, ông cụ gọi tất cả các con lại để họp gia đình thì Tâm loan tin ra khắp khu phố rằng: “Cả nhà hùa vào đánh đuổi vợ chồng Tâm ra khỏi mảnh đất lâu nay hai vợ chồng, lấy đất để bán và chia tiền cho mấy ông bà giàu có kia”
Đau lòng nhất cho ông bà cụ là Tâm đã biến anh con trai vốn không còn tự chủ hành động và lời nói do nghiện rượu thành cái bình phong che chắn cho sự tham lam, lòng ích kỉ của mình. Chinh dửng dưng gọi cha mẹ mình là ông và bà, xưng tôi. Nghe theo lời xúi giục của vợ, Chinh bất hiếu quay ngoắt lưng lại, để cha mình quỳ mọp gối van xin khi Chinh xông vào nhà ông bà cụ đòi “lí lẽ”.
Theo Afamily