- Tham gia
- 16/12/2016
- Bài viết
- 3.765
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định: Trong dịp Tết Mậu Tuất 2018 tới đây, nền nhiệt độ sẽ khá thấp và có khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhìn chung trời sẽ rét hơn so với Tết Đinh Dậu 2017 vừa qua.
Liên quan đến diễn biến thời tiết trên cả nước dịp Tết Mậu Tuất 2018 tới đây, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Ông Cường cho biết: Trong dịp Mậu Tuất 2018 tới đây, nền nhiệt độ sẽ khá thấp và có khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhìn chung trời sẽ rét hơn so với Tết Đinh Dậu năm 2017 vừa qua.
Cùng thời điểm này, khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ xuất hiện một số đợt mưa trước, trong và sau Tết; trong khi các tỉnh Nam Bộ chủ yếu khô ráo với khả năng xuất hiện 1-2 đợt mưa trái mùa trong tháng 2 và tháng 3 năm 2018.
Ông Hoàng Đức Cường phát biểu tại một cuộc họp ứng phó với bão số 15 trong năm 2017 tại Bộ NN&PTNT. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Về nhận định xu thế thời tiết cả nước trong năm 2018, ông Cường cho biết thêm: Dưới tác động của hiện tượng La Nina, mùa bão năm 2018 đã bắt đầu sớm và nhiều khả năng bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vẫn sẽ còn có khả năng hoạt động trên khu vực Nam Biển Đông trong 6 tháng đầu năm 2018.
Nhiệt độ trung bình trong các tháng nửa đầu năm 2018 có xu hướng dao động ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm (TBNN), riêng tháng 1/2018 có khả năng ở mức thấp hơn TBNN.
“Rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc có khả năng tập trung trong thời đoạn tháng 1 và tháng 2/2018. Nhiều khả năng sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 5-10 ngày. Nắng nóng có khả năng xuất hiện muộn và ít gay gắt hơn so với TBNN ở các khu vực trên toàn quốc” – ông Cường nhận định.
Nguyên nhân gây ra những kỷ lục về thiên tai trong năm 2017
Trở lại diễn biến thời tiết trong năm 2017, các chuyên gia khí tượng cho biết, năm 2017 là năm của những kỷ lục về thiên tai. Bởi vì, trong năm 2017 có nhiều bão xuất hiện, hình thành trên Biển Đông (16 cơn bão và 4 ATNĐ), trong đó có 5 cơn bão (số 2, 4, 10, 12, 14) và 3 cơn ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào nước ta.
Theo số liệu thống kê của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT): Thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết và mất tích (tập trung tại khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung), 654 người bị thương; hơn 8.100 nhà bị đổ, sập, trôi; gần 353.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 65.350 con gia súc và 2 triệu con gia cầm bị chết; gần 60.000 ha và gần 42.000 lồng nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại,...
Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng (riêng bão số 12 và mưa lũ sau bão đã làm 123 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế khoảng 22.680 tỷ đồng).
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan nói trên? Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm – Trưởng phòng dự báo Khí tượng hạn vừa, hạn dài (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương) cho biết: Từ cuối năm 2016 đến khoảng giữa năm 2017 nước ta ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên toàn cầu. Việt Nam bị ảnh hưởng của nắng nóng kỷ lục ở miền Bắc và sau đó là hàng loạt các trận mưa lớn gây ra sạt lở.
“Khoảng giữa năm đến tháng 11, nước ta ở pha trung tính (giữa El Nino và La Nina), bão cũng nhiều hơn, đặc biệt là từ cuối tháng 11 sang tháng 12 nước ta chuyển sang pha La Nina, cho nên chúng ta chứng kiến cơn bão số 16 mạnh nhất trong lịch sử của tháng 12” – Tiến sĩ Lâm nói.
Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm: "Tháng 1 và 2/2018 ở miền Bắc là thời điểm rét nhất".
Về nhận định thời tiết trên cả nước năm 2018, cũng giống như ông Hoàng Đức Cường, Tiến sĩ Lâm đưa ra nhận định: Trong khoảng 4-5 tháng tới hiện tượng La Nina vẫn duy trì ở nước ta, vì thế mùa mưa bão của năm 2017 có thể kéo dài đến tháng 1/2018. Tức là tháng 1/2018 bão và áp thấp nhiệt đới vẫn có thể xuất hiện trên khu vực Biển Đông, tiếp theo đó là thời tiết rét ở miền Bắc trong tháng 1 và 2/2018 là cao điểm.
Đối với các tỉnh ở miền Trung trong các tháng đầu năm 2018, đặc biệt là tháng 1 và tháng 2/2018 sẽ xuất hiện mưa nhiều hơn nhưng không lớn, mỗi đợt kéo dài khoảng 5-7 ngày. Đối với các tỉnh phía Nam có thể xuất hiện những đợt mưa trái mùa vào tháng 2 và 3/2018. Mưa trái mùa ở phía Nam thì không kéo dài, nhưng mưa lớn cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh tế cũng như các hoạt động xã hội.
Liên quan đến diễn biến thời tiết trên cả nước dịp Tết Mậu Tuất 2018 tới đây, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Ông Cường cho biết: Trong dịp Mậu Tuất 2018 tới đây, nền nhiệt độ sẽ khá thấp và có khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhìn chung trời sẽ rét hơn so với Tết Đinh Dậu năm 2017 vừa qua.
Cùng thời điểm này, khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ xuất hiện một số đợt mưa trước, trong và sau Tết; trong khi các tỉnh Nam Bộ chủ yếu khô ráo với khả năng xuất hiện 1-2 đợt mưa trái mùa trong tháng 2 và tháng 3 năm 2018.
Về nhận định xu thế thời tiết cả nước trong năm 2018, ông Cường cho biết thêm: Dưới tác động của hiện tượng La Nina, mùa bão năm 2018 đã bắt đầu sớm và nhiều khả năng bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vẫn sẽ còn có khả năng hoạt động trên khu vực Nam Biển Đông trong 6 tháng đầu năm 2018.
Nhiệt độ trung bình trong các tháng nửa đầu năm 2018 có xu hướng dao động ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm (TBNN), riêng tháng 1/2018 có khả năng ở mức thấp hơn TBNN.
“Rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc có khả năng tập trung trong thời đoạn tháng 1 và tháng 2/2018. Nhiều khả năng sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 5-10 ngày. Nắng nóng có khả năng xuất hiện muộn và ít gay gắt hơn so với TBNN ở các khu vực trên toàn quốc” – ông Cường nhận định.
Nguyên nhân gây ra những kỷ lục về thiên tai trong năm 2017
Trở lại diễn biến thời tiết trong năm 2017, các chuyên gia khí tượng cho biết, năm 2017 là năm của những kỷ lục về thiên tai. Bởi vì, trong năm 2017 có nhiều bão xuất hiện, hình thành trên Biển Đông (16 cơn bão và 4 ATNĐ), trong đó có 5 cơn bão (số 2, 4, 10, 12, 14) và 3 cơn ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào nước ta.
Theo số liệu thống kê của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT): Thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết và mất tích (tập trung tại khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung), 654 người bị thương; hơn 8.100 nhà bị đổ, sập, trôi; gần 353.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 65.350 con gia súc và 2 triệu con gia cầm bị chết; gần 60.000 ha và gần 42.000 lồng nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại,...
Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng (riêng bão số 12 và mưa lũ sau bão đã làm 123 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế khoảng 22.680 tỷ đồng).
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan nói trên? Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm – Trưởng phòng dự báo Khí tượng hạn vừa, hạn dài (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương) cho biết: Từ cuối năm 2016 đến khoảng giữa năm 2017 nước ta ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên toàn cầu. Việt Nam bị ảnh hưởng của nắng nóng kỷ lục ở miền Bắc và sau đó là hàng loạt các trận mưa lớn gây ra sạt lở.
“Khoảng giữa năm đến tháng 11, nước ta ở pha trung tính (giữa El Nino và La Nina), bão cũng nhiều hơn, đặc biệt là từ cuối tháng 11 sang tháng 12 nước ta chuyển sang pha La Nina, cho nên chúng ta chứng kiến cơn bão số 16 mạnh nhất trong lịch sử của tháng 12” – Tiến sĩ Lâm nói.
Về nhận định thời tiết trên cả nước năm 2018, cũng giống như ông Hoàng Đức Cường, Tiến sĩ Lâm đưa ra nhận định: Trong khoảng 4-5 tháng tới hiện tượng La Nina vẫn duy trì ở nước ta, vì thế mùa mưa bão của năm 2017 có thể kéo dài đến tháng 1/2018. Tức là tháng 1/2018 bão và áp thấp nhiệt đới vẫn có thể xuất hiện trên khu vực Biển Đông, tiếp theo đó là thời tiết rét ở miền Bắc trong tháng 1 và 2/2018 là cao điểm.
Đối với các tỉnh ở miền Trung trong các tháng đầu năm 2018, đặc biệt là tháng 1 và tháng 2/2018 sẽ xuất hiện mưa nhiều hơn nhưng không lớn, mỗi đợt kéo dài khoảng 5-7 ngày. Đối với các tỉnh phía Nam có thể xuất hiện những đợt mưa trái mùa vào tháng 2 và 3/2018. Mưa trái mùa ở phía Nam thì không kéo dài, nhưng mưa lớn cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh tế cũng như các hoạt động xã hội.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: