- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Co quắp trên chiếc xe lăn, Chi lần mò bấm từng phím máy tính một cách khó nhọc. Cả hai tay, hai chân của cô bị cứng đơ không như người bình thường. Tôi đã gặp Chi trong hoàn cảnh như vậy trong KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền...
Đó là những lời mở đầu bài ghi chép của tác giả Hải Dương, đăng trên báoLao Động, chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả.
Tuổi thơ nghiệt ngã
Đúng 20 năm trước, tại phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, một bé gái ra đời và được bố mẹ đặt cho cái tên: Nguyễn Thùy Chi.
Ông bà, bố mẹ và các bác đều thương yêu cô bé Chi hết mực, nhưng sự việc đau buồn đã xảy ra: Gần 10 tháng mà Chi vẫn chưa biết lẫy, biết ngồi trong khi những đứa trẻ khác tầm đó đã chập chững biết đi.
Hoảng hốt trước hiện tượng bất thường của con, bố mẹ đã đưa Chi đi khám xét khắp nơi. Cho đến khi xuống Viện Nhi Thụy Điển (Hà Nội) thì được các bác sĩ kết luận rằng em bị cứng cơ dây thần kinh số 7 (tức dây thần kinh vận động). 4-5 tháng được đích thân GS Nguyễn Tài Thu châm cứu nhưng bệnh tình của Chi cũng không thuyên giảm. Thậm chí Chi còn bị sụt cân nghiêm trọng, cả nhà vô cùng lo lắng nên đã đưa bé về.
Gia đình đưa em đi chữa ở nhiều nơi khác nữa, nhưng bệnh tình của Chi không chuyển biến. Cả nhà ai cũng chán nản, tuyệt vọng. Đỉnh điểm của điều đó là việc mẹ đã bỏ hai bố con để đi tìm bến đỗ khác.
Một tuổi, Chi đã co quắp chân tay phải ngồi xe lăn nhìn các bạn khác tung tăng nô đùa. Đến năm 3 tuổi, mẹ bỏ em, bỏ nhà đi tìm hạnh phúc mới. Năm 4 tuổi, mẹ quay lại làm thủ tục chính thức ly hôn với bố Chi. Nhắc đến mẹ, ánh mắt tươi vui và nụ cười trên môi lúc đầu gặp tôi đã không còn nữa. Dường như trên khoé mắt của Chi lúc này đang có nước mắt, giọng chùng xuống: “Từ ngày mẹ bỏ bố con em đi, đến nay đã mười mấy năm, mẹ chỉ về đôi lần gửi cho em cái kẹo, cái bánh rồi vội vã đi ngay và đến giờ em cũng không biết mẹ ở nơi nào”.
Chi khó nhọc đánh từng phím chữ máy tính trong căn phòng của mình.Câu chuyện đã xảy ra bao năm nhưng Chi chỉ biết khóc một mình, không oán thán mẹ. Em luôn giấu nỗi đau ấy, niềm tủi thân ấy trong lòng.
Người mẹ bỏ đi cũng là lúc gia đình Chi bộn bề khó khăn. Bố em đi làm công nhân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Chi kể lại: “Bố em khi mới ngoài 30 tuổi đã yếu hơn mọi người. Bố mắc bệnh thận, gan, nói chung lục phủ ngũ tạng đều bị tổn thương do chất độc, nhiều đợt chân bị phù không thể đi lại được. Đến năm nay bố mới 45 tuổi, nhưng chỉ có thể ở nhà nấu cơm, quét sân chứ không thể làm được việc nặng”. Hai bố con cùng với hai ông bà già yếu đã ngoài 80 tuổi, không có lương cũng như bất cứ nguồn thu nhập kinh tế nào. Cả gia đình Chi phải nhờ vào sự giúp đỡ của mấy người bác gái ở gần đó. Nguyễn Thùy Chi tâm sự rằng có lúc tưởng như đã không vượt qua nổi, phải đầu hàng số phận. Nhưng rồi ánh sáng niềm tin ở Chi mỗi ngày trỗi dậy và em đã bước tiếp...
Tìm con chữ trên xe lăn
12 năm trước, ở Cốc Lếu, Lào Cai, cứ mỗi sáng sáng, người ta lại bắt gặp hình ảnh hai ông bà lão đẩy xe và có chỗ phải cõng một cô bé từ nhà đến trường. 5 năm tiểu học, trường cách nhà có vài trăm mét nhưng Chi đã không thể tự đi đến trường. Bằng đôi tay và tấm lưng của ông bà nội mà Chi mới được đến trường học. Những ngày ông bà ốm yếu, người cha lại nghỉ làm để đưa Chi tới trường. Nhiều lúc Chi khóc, buồn cho số phận của mình và thương ông bà, thương bố. Sau giọt nước mắt đó Chi bảo cô có thêm sức mạnh, có thêm động lực.
Hai bàn tay đã bị cứng cơ, nên những ngày đầu tập viết thật cực hình. Để viết được con chữ ngay ngắn, thẳng hàng trên trang giấy, nhiều phen Chi đã phải toát mồ hôi, chảy nước mắt vì đau đớn.
Lên học cấp 2, cấp 3, trường đã cách nhà vài cây số, lúc đó ông bà nội của Chi cũng yếu nhiều. Số phận nghiệt ngã lại bám lấy Chi và em đứng trước một sự thực rằng mình sẽ phải nghỉ học nếu không có ai đưa đi. “Nhưng cuộc đời này em vẫn còn một chút may mắn, nhiều năm liền bạn Nguyễn Thu Thảo và Kim Ngân ở gần nhà sáng sáng đến đưa em đi học..” - Chi nhớ lại. Hai người bạn ấy và một số học sinh khác đã được Chi nhắc lại với sự cảm phục và biết ơn sâu sắc. Họ như những người bạn tri kỷ nhất của Chi hồi học phổ thông. Thậm chí đến năm lớp 12 do phải học cả ngày, không về nhà được, nên một số bạn nữ cùng lớp đã mang cơm đi và ở lại qua trưa cùng Chi.
Chi kể: “Bạn Hoa, bạn Thư nhà ở xa, trưa thấy em không về được lại không biết ăn uống như thế nào nên đã mang cơm, thức ăn và nước đến lớp để cho em ăn cùng. Đến khi ăn, em cũng không thể nào cầm đũa, cầm thìa được nên các bạn lại gắp, bón cho em ăn từng miếng một”.
Những người bạn tốt đã luôn ở bên Chi suốt nhiều năm học. Không những đưa đi học, cho ăn mà còn chép bài trên lớp hộ vì bản thân em không thể nào viết kịp lời thầy cô giảng. Cảm động và nể phục trước tấm gương học tập và vươn lên trong cuộc sống của Nguyễn Thùy Chi, thầy cô trong nhà trường đều lấy em làm tấm gương để các bạn noi theo. Để giúp Chi phần nào bớt đi những khó khăn của thể xác, thầy cô thường kiểm tra em bằng phương pháp trắc nghiệm, vấn đáp hoặc cho đề bài về nhà để em tự làm.
12 năm học của cô học trò thành phố núi Nguyễn Thùy Chi cũng kết thúc với bao gian khó. Thành quả của 12 năm ấy để đền đáp ông bà, bố và bao người bạn tốt là những tấm giấy khen tiên tiến. Nhưng điều đặc biệt hơn, Chi đã đạt tiêu chuẩn để được đặc cách thi tốt nghiệp. Đây là chính sách chung của Bộ GD-ĐT dành cho những học sinh phổ thông bị khuyết tật nhưng có năng lực thật sự và có điểm học loại khá trở lên.
Khát vọng vào đại học
Chi tâm sự: “Em rất khát khao được đến trường, được học như bao bạn khác”. Những năm học ở trường PTTH Số 1 Lào Cai đã hun đúc niềm khát khao một ngày sẽ được vào đại học của Chi. Em yêu thích văn chương và các môn xã hội nên quyết định sẽ theo đuổi khối C và cái đích là Khoa Văn trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Khát khao là vậy, nhưng thấu hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Chi nhiều lúc cũng định từ bỏ ý định thi đại học. Nhiều người còn nói nếu có đỗ đại học cũng chưa chắc đã đi học được. Cứ mỗi lần nghe vậy, Chi lại buồn và chỉ biết khóc một mình. Đang trong hoàn cảnh bĩ cực đó, cô Mai Thị Hiền - Phó Hiệu trưởng trường PTTH Số 1 Lào Cai và cũng là giáo viên môn Lịch sử của Chi - đã đến động viên, an ủi. Cô giáo Hiền đã không quản khó khăn, xa xôi để xuống tận Hà Nội để hỏi Vụ Đại Học - Bộ GDĐT xem một thí sinh bị khuyết tật nặng thế thì có được thi hay không và thi với hình thức nào. Chi và mọi người trong gia đình đều rất lo lắng, hồi hộp chờ đợi kết quả chuyến đi của cô Hiền. Tháng 3 các học sinh làm hồ sơ thi đại học thì đến tháng 5/2010 cô Hiền thông báo: Được thi (Dự thi vào khoa Văn trường Đại học KHXH&NV) như đúng nguyện vọng.
Niềm vui bất ngờ như vỡ òa ở Nguyễn Thùy Chi, còn gia đình thì ai cũng vẫn rất lo lắng. Một cuộc họp nội bộ trong gia đình đã diễn ra và Chi biết mình được đi thi chính thức vào ngày 5/6/2010.
Ngày 9-10/7/2010 trời nắng như đổ lửa và cũng là hai ngày thi đặc biệt nhất với Thùy Chi. Cả hội đồng coi thi tại trường Đại học KHXH&NV Hà Nội ngạc nhiên cùng ánh mắt tò mò của những thí sinh khác soi về phía cô học trò trên xe lăn. Chi nhớ lại, kể: “Em được thi một mình trong một phòng thi nhỏ với 3 giám thị coi thi. Một giám thị quan sát chung, một giám thị đọc để và ghi lại bài làm, một giám thị ghi âm và quay camera buổi thi”. Bên ngoài phòng thi của Chi luôn luôn đặc kín những người hiếu kỳ nhòm ngó.
Vì tâm lí và sức khoẻ có vấn đề Chi đã làm lạc đề một câu môn Lịch sử nên em chỉ được 17 điểm/3 môn (thiếu đúng 1 điểm để vào khoa Văn).
Nỗi buồn, niềm tiếc nuối ập tới sau khi biết điểm thi. Mọi người động viên, an ủi em vượt qua để tìm cách khác. Không nản chí, Chi đã dùng máy tính nối mạng ở nhà để gửi thư tới lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Vụ trưởng vụ Đại học. 1 tuần bức thư đi, em không nhận được hồi đáp. Sốt ruột và lo lắng, Chi tiếp tục gửi thư qua mail cho ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Chi kể sáng gửi thư, chiều Bộ trưởng đã trả lời rằng rất cảm phục trước nghị lực của em và hứa sẽ giải quyết cho em. Sau khi có thông tin của Bộ trưởng, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã gọi điện cho Chi và báo rằng có một khoa rất phù hợp với em và điểm nguyện vọng 2 của thấp hơn điểm thi của em. Đó chính là khoa Quản lý Xã hội - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nơi Chi đang theo học bây giờ.
Khi nghe câu chuyện trên, chúng tôi vô cùng khâm phục trước nghị lực và lòng can đảm của cô sinh viên trẻ liệt tứ chi Nguyễn Thùy Chi. Bánh xe lăn của em đã lăn tới giảng đường đại học. Chi mong ước sau này, khi ra trường có một công việc ổn định, làm ra tiền để giúp đỡ người cha bệnh tật nơi quê nhà. Tôi từ biệt Chi khi bữa cơm trưa của người giúp việc đã mang đến cho em. Qua khung cửa sổ, ánh mắt Chi với nụ cười tươi vẫn nhìn theo tôi dù em đang phải giấu những nỗi buồn và sự âu lo của chặng đường phía trước.
Ghi chép của Hải Hương
Đó là những lời mở đầu bài ghi chép của tác giả Hải Dương, đăng trên báoLao Động, chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả.
Tuổi thơ nghiệt ngã
Đúng 20 năm trước, tại phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, một bé gái ra đời và được bố mẹ đặt cho cái tên: Nguyễn Thùy Chi.
Ông bà, bố mẹ và các bác đều thương yêu cô bé Chi hết mực, nhưng sự việc đau buồn đã xảy ra: Gần 10 tháng mà Chi vẫn chưa biết lẫy, biết ngồi trong khi những đứa trẻ khác tầm đó đã chập chững biết đi.
Hoảng hốt trước hiện tượng bất thường của con, bố mẹ đã đưa Chi đi khám xét khắp nơi. Cho đến khi xuống Viện Nhi Thụy Điển (Hà Nội) thì được các bác sĩ kết luận rằng em bị cứng cơ dây thần kinh số 7 (tức dây thần kinh vận động). 4-5 tháng được đích thân GS Nguyễn Tài Thu châm cứu nhưng bệnh tình của Chi cũng không thuyên giảm. Thậm chí Chi còn bị sụt cân nghiêm trọng, cả nhà vô cùng lo lắng nên đã đưa bé về.
Gia đình đưa em đi chữa ở nhiều nơi khác nữa, nhưng bệnh tình của Chi không chuyển biến. Cả nhà ai cũng chán nản, tuyệt vọng. Đỉnh điểm của điều đó là việc mẹ đã bỏ hai bố con để đi tìm bến đỗ khác.
Một tuổi, Chi đã co quắp chân tay phải ngồi xe lăn nhìn các bạn khác tung tăng nô đùa. Đến năm 3 tuổi, mẹ bỏ em, bỏ nhà đi tìm hạnh phúc mới. Năm 4 tuổi, mẹ quay lại làm thủ tục chính thức ly hôn với bố Chi. Nhắc đến mẹ, ánh mắt tươi vui và nụ cười trên môi lúc đầu gặp tôi đã không còn nữa. Dường như trên khoé mắt của Chi lúc này đang có nước mắt, giọng chùng xuống: “Từ ngày mẹ bỏ bố con em đi, đến nay đã mười mấy năm, mẹ chỉ về đôi lần gửi cho em cái kẹo, cái bánh rồi vội vã đi ngay và đến giờ em cũng không biết mẹ ở nơi nào”.
Chi khó nhọc đánh từng phím chữ máy tính trong căn phòng của mình.
Người mẹ bỏ đi cũng là lúc gia đình Chi bộn bề khó khăn. Bố em đi làm công nhân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Chi kể lại: “Bố em khi mới ngoài 30 tuổi đã yếu hơn mọi người. Bố mắc bệnh thận, gan, nói chung lục phủ ngũ tạng đều bị tổn thương do chất độc, nhiều đợt chân bị phù không thể đi lại được. Đến năm nay bố mới 45 tuổi, nhưng chỉ có thể ở nhà nấu cơm, quét sân chứ không thể làm được việc nặng”. Hai bố con cùng với hai ông bà già yếu đã ngoài 80 tuổi, không có lương cũng như bất cứ nguồn thu nhập kinh tế nào. Cả gia đình Chi phải nhờ vào sự giúp đỡ của mấy người bác gái ở gần đó. Nguyễn Thùy Chi tâm sự rằng có lúc tưởng như đã không vượt qua nổi, phải đầu hàng số phận. Nhưng rồi ánh sáng niềm tin ở Chi mỗi ngày trỗi dậy và em đã bước tiếp...
Tìm con chữ trên xe lăn
12 năm trước, ở Cốc Lếu, Lào Cai, cứ mỗi sáng sáng, người ta lại bắt gặp hình ảnh hai ông bà lão đẩy xe và có chỗ phải cõng một cô bé từ nhà đến trường. 5 năm tiểu học, trường cách nhà có vài trăm mét nhưng Chi đã không thể tự đi đến trường. Bằng đôi tay và tấm lưng của ông bà nội mà Chi mới được đến trường học. Những ngày ông bà ốm yếu, người cha lại nghỉ làm để đưa Chi tới trường. Nhiều lúc Chi khóc, buồn cho số phận của mình và thương ông bà, thương bố. Sau giọt nước mắt đó Chi bảo cô có thêm sức mạnh, có thêm động lực.
Hai bàn tay đã bị cứng cơ, nên những ngày đầu tập viết thật cực hình. Để viết được con chữ ngay ngắn, thẳng hàng trên trang giấy, nhiều phen Chi đã phải toát mồ hôi, chảy nước mắt vì đau đớn.
Lên học cấp 2, cấp 3, trường đã cách nhà vài cây số, lúc đó ông bà nội của Chi cũng yếu nhiều. Số phận nghiệt ngã lại bám lấy Chi và em đứng trước một sự thực rằng mình sẽ phải nghỉ học nếu không có ai đưa đi. “Nhưng cuộc đời này em vẫn còn một chút may mắn, nhiều năm liền bạn Nguyễn Thu Thảo và Kim Ngân ở gần nhà sáng sáng đến đưa em đi học..” - Chi nhớ lại. Hai người bạn ấy và một số học sinh khác đã được Chi nhắc lại với sự cảm phục và biết ơn sâu sắc. Họ như những người bạn tri kỷ nhất của Chi hồi học phổ thông. Thậm chí đến năm lớp 12 do phải học cả ngày, không về nhà được, nên một số bạn nữ cùng lớp đã mang cơm đi và ở lại qua trưa cùng Chi.
Chi kể: “Bạn Hoa, bạn Thư nhà ở xa, trưa thấy em không về được lại không biết ăn uống như thế nào nên đã mang cơm, thức ăn và nước đến lớp để cho em ăn cùng. Đến khi ăn, em cũng không thể nào cầm đũa, cầm thìa được nên các bạn lại gắp, bón cho em ăn từng miếng một”.
Những người bạn tốt đã luôn ở bên Chi suốt nhiều năm học. Không những đưa đi học, cho ăn mà còn chép bài trên lớp hộ vì bản thân em không thể nào viết kịp lời thầy cô giảng. Cảm động và nể phục trước tấm gương học tập và vươn lên trong cuộc sống của Nguyễn Thùy Chi, thầy cô trong nhà trường đều lấy em làm tấm gương để các bạn noi theo. Để giúp Chi phần nào bớt đi những khó khăn của thể xác, thầy cô thường kiểm tra em bằng phương pháp trắc nghiệm, vấn đáp hoặc cho đề bài về nhà để em tự làm.
12 năm học của cô học trò thành phố núi Nguyễn Thùy Chi cũng kết thúc với bao gian khó. Thành quả của 12 năm ấy để đền đáp ông bà, bố và bao người bạn tốt là những tấm giấy khen tiên tiến. Nhưng điều đặc biệt hơn, Chi đã đạt tiêu chuẩn để được đặc cách thi tốt nghiệp. Đây là chính sách chung của Bộ GD-ĐT dành cho những học sinh phổ thông bị khuyết tật nhưng có năng lực thật sự và có điểm học loại khá trở lên.
Khát vọng vào đại học
Chi tâm sự: “Em rất khát khao được đến trường, được học như bao bạn khác”. Những năm học ở trường PTTH Số 1 Lào Cai đã hun đúc niềm khát khao một ngày sẽ được vào đại học của Chi. Em yêu thích văn chương và các môn xã hội nên quyết định sẽ theo đuổi khối C và cái đích là Khoa Văn trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Khát khao là vậy, nhưng thấu hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Chi nhiều lúc cũng định từ bỏ ý định thi đại học. Nhiều người còn nói nếu có đỗ đại học cũng chưa chắc đã đi học được. Cứ mỗi lần nghe vậy, Chi lại buồn và chỉ biết khóc một mình. Đang trong hoàn cảnh bĩ cực đó, cô Mai Thị Hiền - Phó Hiệu trưởng trường PTTH Số 1 Lào Cai và cũng là giáo viên môn Lịch sử của Chi - đã đến động viên, an ủi. Cô giáo Hiền đã không quản khó khăn, xa xôi để xuống tận Hà Nội để hỏi Vụ Đại Học - Bộ GDĐT xem một thí sinh bị khuyết tật nặng thế thì có được thi hay không và thi với hình thức nào. Chi và mọi người trong gia đình đều rất lo lắng, hồi hộp chờ đợi kết quả chuyến đi của cô Hiền. Tháng 3 các học sinh làm hồ sơ thi đại học thì đến tháng 5/2010 cô Hiền thông báo: Được thi (Dự thi vào khoa Văn trường Đại học KHXH&NV) như đúng nguyện vọng.
Niềm vui bất ngờ như vỡ òa ở Nguyễn Thùy Chi, còn gia đình thì ai cũng vẫn rất lo lắng. Một cuộc họp nội bộ trong gia đình đã diễn ra và Chi biết mình được đi thi chính thức vào ngày 5/6/2010.
Ngày 9-10/7/2010 trời nắng như đổ lửa và cũng là hai ngày thi đặc biệt nhất với Thùy Chi. Cả hội đồng coi thi tại trường Đại học KHXH&NV Hà Nội ngạc nhiên cùng ánh mắt tò mò của những thí sinh khác soi về phía cô học trò trên xe lăn. Chi nhớ lại, kể: “Em được thi một mình trong một phòng thi nhỏ với 3 giám thị coi thi. Một giám thị quan sát chung, một giám thị đọc để và ghi lại bài làm, một giám thị ghi âm và quay camera buổi thi”. Bên ngoài phòng thi của Chi luôn luôn đặc kín những người hiếu kỳ nhòm ngó.
Vì tâm lí và sức khoẻ có vấn đề Chi đã làm lạc đề một câu môn Lịch sử nên em chỉ được 17 điểm/3 môn (thiếu đúng 1 điểm để vào khoa Văn).
Nỗi buồn, niềm tiếc nuối ập tới sau khi biết điểm thi. Mọi người động viên, an ủi em vượt qua để tìm cách khác. Không nản chí, Chi đã dùng máy tính nối mạng ở nhà để gửi thư tới lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Vụ trưởng vụ Đại học. 1 tuần bức thư đi, em không nhận được hồi đáp. Sốt ruột và lo lắng, Chi tiếp tục gửi thư qua mail cho ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Chi kể sáng gửi thư, chiều Bộ trưởng đã trả lời rằng rất cảm phục trước nghị lực của em và hứa sẽ giải quyết cho em. Sau khi có thông tin của Bộ trưởng, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã gọi điện cho Chi và báo rằng có một khoa rất phù hợp với em và điểm nguyện vọng 2 của thấp hơn điểm thi của em. Đó chính là khoa Quản lý Xã hội - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nơi Chi đang theo học bây giờ.
Khi nghe câu chuyện trên, chúng tôi vô cùng khâm phục trước nghị lực và lòng can đảm của cô sinh viên trẻ liệt tứ chi Nguyễn Thùy Chi. Bánh xe lăn của em đã lăn tới giảng đường đại học. Chi mong ước sau này, khi ra trường có một công việc ổn định, làm ra tiền để giúp đỡ người cha bệnh tật nơi quê nhà. Tôi từ biệt Chi khi bữa cơm trưa của người giúp việc đã mang đến cho em. Qua khung cửa sổ, ánh mắt Chi với nụ cười tươi vẫn nhìn theo tôi dù em đang phải giấu những nỗi buồn và sự âu lo của chặng đường phía trước.
Xin đừng để Chi phải bỏ học!
Cô Đào Thị Thông, Chủ nhiệm lớp Quản lí Xã hội K30( lớp em Chi) cho tôi biết: “Tôi rất trăn trở khi biết hoàn cảnh em Chi. Lớp, Khoa đã có ý kiến để nhà trường giúp đỡ em được ở một mình cùng người giúp việc trong căn phòng nhỏ KTX, đồng thời các bạn trong lớp giúp đỡ thêm em trong học tập. Nhưng hiện nay tôi được biết gia đình em không có khả năng kinh tế để nuôi con cháu mình ăn học. Các bác gái cũng rất cố gắng lo tiền ăn, sinh hoạt hàng tháng cho Chi khoảng 1,5 triệu. Còn tiền trả người giúp việc 1,5 triệu nữa thì Chi phải tự lo”. Cô giáo Thông nói thêm: “Em Chi rất lạc quan. Em cũng như nhiều người khuyết tật khác với nghị lực can đảm, khát vọng lớn đã làm cho cuộc sống này thêm ý nghĩa. Em luôn hy vọng. Vậy tôi mong nhà trường, mọi người và các tổ chức xã hội hãy giúp đỡ để niềm tin của em Chi không bị vụt tắt”.
Cô Đào Thị Thông, Chủ nhiệm lớp Quản lí Xã hội K30( lớp em Chi) cho tôi biết: “Tôi rất trăn trở khi biết hoàn cảnh em Chi. Lớp, Khoa đã có ý kiến để nhà trường giúp đỡ em được ở một mình cùng người giúp việc trong căn phòng nhỏ KTX, đồng thời các bạn trong lớp giúp đỡ thêm em trong học tập. Nhưng hiện nay tôi được biết gia đình em không có khả năng kinh tế để nuôi con cháu mình ăn học. Các bác gái cũng rất cố gắng lo tiền ăn, sinh hoạt hàng tháng cho Chi khoảng 1,5 triệu. Còn tiền trả người giúp việc 1,5 triệu nữa thì Chi phải tự lo”. Cô giáo Thông nói thêm: “Em Chi rất lạc quan. Em cũng như nhiều người khuyết tật khác với nghị lực can đảm, khát vọng lớn đã làm cho cuộc sống này thêm ý nghĩa. Em luôn hy vọng. Vậy tôi mong nhà trường, mọi người và các tổ chức xã hội hãy giúp đỡ để niềm tin của em Chi không bị vụt tắt”.
Ghi chép của Hải Hương
Hiệu chỉnh bởi quản lý: