- Tham gia
- 18/7/2014
- Bài viết
- 3.373
I/ LÍ DO CẦN TÌM HIỂU VỀ SHOGI
- Cờ shogi là một trong những vấn đề ha.ck não các fan. Khi mọi thứ chưa được thông suốt thì khó liên kết và khó nhớ lại được, làm ảnh hưởng nhiều đến việc suy luận.
- Haneda Koji đóng vai trò quan trọng trong arc RUM và các arc tiếp theo, mối liên quan giữa anh và tổ chức Karasuma rất có thể không đơn giản là bị liên lụy trong vụ ám sát Amanda Hughes.
- Vụ án 17 năm trước là manh mối để lần ra tổ chức Karasuma, hoàn cảnh trước và sau vụ án là đầu mối. Trước khi bị giết, Koji đang chuẩn bị cho một trận đấu cờ shogi
- Mảnh gương có chữ U trong di ngôn của Koji có hình dạng gần giống quân cờ shogi (chưa rõ Koji cắt như thế là vô tình hay cố ý)
- Trong cốt truyện chính, Shukichi quan trọng không kém Koji. Shukichi là “thất quán vương”, Koji là “tứ quán vương” (nếu không bị giết thì có thể trở thành “thất quán vương”). Shukichi học theo phương châm của Koji, do đó hiểu rõ về Shukichi thì sẽ hiểu một phần về Koji.
- Không rõ Wakasa và Mary có biết chơi shogi hay không, nhưng rõ ràng họ quan tâm đến môn cờ này. Wakasa thường mang theo quân Long Mã bên mình.
- Cuộc chiến cuối sẽ như thế nào chưa xác định được, nhưng chắc chắn tác giả Gosho sẽ dồn hết tâm sức vào đây, đưa vào đó những thủ thuật, mưu mẹo, chiến lược, chiến thuật ha.ck não, chứ không thể đơn giản như những phi vụ của BO mà ta từng đọc hay các vụ án tẻ lẻ kia.
=> vì những lí do trên, có thể nói rằng: nếu muốn hiểu về Koji, Shukichi, gia đình Akai, Wakasa, vụ án 17 năm trước và cuộc chiến cuối, thì bắt buộc phải hiểu rõ về shogi và các chiến thuật chơi shogi
(cả cờ vua và cờ vây nữa, nhưng ở đây mình nói về shogi trước)
- Ngoài ra, các bộ manga-anime nổi tiếng cũng hay đề cập đến cờ shogi, việc hiểu rõ về cờ shogi sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta khi học tập và tìm kiếm niềm vui từ những bộ truyện đó.
* lí do sâu xa hơn nữa là cờ shogi giúp nâng cao trí tuệ, sức tập trung và trí nhớ. Nó là trò chơi lành mạnh có thể thay thế cho các loại game bạo lực và những thứ vớ vẩn khác.
Trong tiến trình luân hồi tái sinh, chúng ta đã có những hạt giống về các môn cờ được lưu trong tàng thức, và có thể có duyên với chúng trong tương lai. Ai biết trước thì luôn có lợi thế hơn. Học bất cứ thứ gì lành mạnh, tốt đẹp, có lợi thì không bao giờ là thừa (dù hiện tại chưa có dịp xài đến).
===========================
II/ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ SHOGI CẦN BIẾT
0/ Lưu ý:
- nên gọi tên các quân cờ shogi theo từ hán việt (giác hành, ngọc tướng, phi xa,…) thay vì gọi theo dịch nghĩa/tên thay thế (tượng, vua, xe,…)
+ để tiện hơn trong việc tìm gợi ý cốt truyện chính: vì tác giả tạo mật mã và gợi ý bằng hán tự (kanji)
+ Dễ nhớ các danh hiệu shogi hơn
+ tránh nhầm lẫn tên gọi, vị trí và cách đi giữa quân cờ tướng Trung Hoa và quân cờ shogi. Ví dụ:
++ quân Giác Hành đi chéo dài giống quân tượng (trong cờ tướng), nhưng vị trí xuất phát của Giác Hành khác với của quân Tượng (vị trí của Giác Hành gần giống vị trí của quân Pháo). Hơn nữa, nghĩa của chúng cũng không khớp, “tượng” có nghĩa là voi, còn “giác hành” có nghĩa là di chuyển góc.
++ Hương Xa và Phi Xa đều là Xe (trên 2 quân cờ, chữ hán ở dưới đều là 車) nhưng cách đi khác nhau => nếu gọi là “Xe” thì khó biệt
++ Vương Tướng và Ngọc Tướng như nhau, nhưng Vương Tướng sẽ do kỳ thủ xếp hạng cao hơn hoặc người nắm giữ danh hiệu dùng, còn Ngọc Tướng cho kỳ thủ hạng thấp hơn hoặc kỳ thủ thách đấu dùng.
Không nên gọi 2 quân này là “vua” vì shogi là cờ tướng Nhật Bản, “vương tướng” gọi là “vua” thì không sao, nhưng “ngọc tướng” dịch là “vua” thì sai nghĩa. (dù trong tiếng Anh vẫn dùng từ “King” để chỉ 2 quân này)
=================================
(từ wikipedia, kilala)
1/ LUẬT CHƠI:
1.1 Mục đích, quy ước, bàn cờ, quân cờ, cách đi
- Mục đích: chiếu hết Tướng đối phương
- Quy ước: 2 người chơi là Trắng và Đen, bên Đen đi trước (trừ trường hợp chấp quân)
- Bàn cờ: 9x9 (81 ô vuông cùng màu)
- Dùng bên Trắng làm chuẩn, tọa độ của ô tạo bởi số chỉ hàng (1 đến 9, thứ tự từ dưới lên trên) và chữ cái chỉ cột (a đến i, thứ tự từ trái sang phải). Ví dụ 5g là ô ở hàng 5 cột g.
- Quân cờ hình nêm (mặt là ngũ giác tạo bởi tam giác cân và hình thang cân ghép lại), không phân biệt màu và chữ hán trên quân cờ (khác cờ tướng). Người chơi phân biệt quân cờ của mình và đối thủ dựa vào đầu nhọn của quân cờ
- Các quân cờ: tên gọi và cách đi
[nếu thuộc kanji, romaji, viết tắt (romaji), hán việt, tên gọi tắt của các quân cờ shogi thì sẽ dễ tìm được gợi ý cốt truyện chính và vụ án hơn]
1.2 Phong cấp
- Các quân phong cấp:
+ Phi xa phong cấp = Long Vương
+ Giác hành phong cấp = Long Mã
+ Ngân Tướng phong cấp = Thành Ngân
+ Quế Mã phong cấp = Thành Quế
+ Hương Xa phong cấp = Thành Hương
+ Bộ Binh phong cấp = Thành* Kim (tokin)
(* được ghép từ chữ とcủa Hiragana và kanji金)
- Vùng phong cấp: 3 hàng cuối của phía bên kia bàn cờ (3 hàng sắp quân của đối thủ lúc ván cờ bắt đầu). Khi đi vào vùng phong cấp, quân cờ đó có thể được phong cấp, nhưng không bắt buộc. Khi chọn phong cấp thì quân cờ sẽ được lật ngược để hiện ra giá trị mới của nó
- Luật phong cấp:
+ mỗi quân chỉ được phong cấp 1 lần
+ không bắt buộc phong cấp, khi quân đi vào vùng phong cấp, người chơi có thể chọn phong cấp hoặc không.
+ Vương Tướng, Ngọc Tướng, Kim Tướng: không được phong cấp
+ Ngân Tướng, Quế Mã, Hương Xa, Bộ Binh: sau khi được phong cấp đi như Kim Tướng (người ta thường cân nhắc về chuyện phong cấp Quế Mã và Hương Xa, vì 2 quân này đi dài hơn Kim Tướng)
+ Giác Hành, Phi Xa: sau khi phong cấp giữ cách đi cũ, cộng thêm cách đi của Vương Tướng => sẽ mạnh hơn nhiều.
+ Quế Mã, Hương Xa, Bộ Binh đến hàng cuối của bàn cờ thì buộc phải phong cấp, nếu không sẽ hết nước đi. Với cùng lí do, Quế Mã đến hàng kế cuối cũng phải phong cấp.
+ sau khi bị bắt, quân đã được phong cấp trở lại dạng bình thường
1.3 Thả quân
- Trong shogi, trừ quân Vương Tướng và Ngọc Tướng, các quân cờ không bị ăn (chết) mà chỉ bị bắt. Quân bị bắt trở thành quân của người bắt nó.
- Khi đến lượt, thay vì đi quân, kỳ thủ có thể đặt 1 quân đã bắt từ trước (dưới dạng chưa phong cấp) ở bất kỳ ô nào còn trống.
- Nước đi thả quân không được ăn quân của đối thủ, không được phong cấp ngay (dù được thả trong vùng phong cấp). Tuy nhiên nó có thể ăn quân và được phong cấp ở các nước đi kế tiếp.
- Không được thả Quế Mã, Hương Xa, Bộ Binh ở hàng cuối cùng, và Quế Mã ở hàng kế cuối (để tránh hết nước đi).
- Có 2 luật hạn chế việc thả quân Bộ Binh:
+ không thả Bộ Binh trên cùng cột với 1 Bộ Binh chưa phong cấp của cùng bên.
+ không thả Bộ Binh để chiếu hết Tướng, chỉ thả nó để hỗ trợ các quân khác chiếu hết
1.4 Chiếu Tướng, chiếu hết, kết thúc ván cờ
- Nước đi để dọa ăn quân Vương Tướng/NgọcTướng của đối thủ gọi là “chiếu Tướng”, nếu quân Tướng không có nước đi hợp lệ để thoát khỏi nước chiếu đó thì gọi là “chiếu hết”. Người chiếu hết thắng ván cờ
- “chiếu tướng” trong tiếng Nhật là "ōte!" (王手), “chiếu hết” là tsume (詰め) hoặc ōtedzume (王手詰め)
- Ván cờ kết thúc khi:
+ một bên bị chiếu hết và nhận thua
+ một bên bị xử thua vì không có nước đi hợp lệ (dù không bị chiếu)
+ một bên bị xử thua vì đi sai luật (chỉ áp dụng cho Shogi chuyên nghiệp)
+ hòa cờ khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp: lặp lại nước đi (千日手 sennichite) và Tướng cùng tồn tại (持将棋 jishōgi).
++ 2 thế cờ được coi là giống nhau khi quân trong tay và thế cờ trên bàn giống nhau
++ lặp 4 lần nước đi bình thường => ván cờ không được tính
++ lặp 4 lần nước chiếu Tướng => bị xử thua
++ trong shogi chuyên nghiệp, hòa cờ vì lặp nước đi không được tính là hòa, 2 kỳ thủ sẽ chơi lại ván khác với thời gian ít hơn
++ Tướng cùng tồn tại: 2 quân Tướng đi vào vùng phong cấp, không thể chiếu hết và ăn quân của đối thủ được nữa. Trong trường hợp này, người ta dùng cách tính điểm để xác định thắng thua. Phi Xa và Giác Hành, mỗi quân là 5 điểm. Các quân khác trừ Ngọc Tướng/Vương Tướng, mỗi quân 1 điểm. Bên nào dưới 24 điểm thì bị xử thua, nếu cả 2 bên đều dưới 24 điểm thì ván cờ không được tính.
===============================================
2/ BÀN LUẬN & GHI CHÉP VÁN CỜ
- kí hiệu quân đã được phong cấp: thêm dấu “+” đằng trước
- tên tiếng anh của các quân cờ:
+ Vương Tướng/Ngọc Tướng: King (K)
+ Kim Tướng: Golden (G)
+ Ngân Tướng: Silver (S)
+ Quế Mã: Knight (N)
+ Hương Xa: Lance (L)
+ Phi Xa: Rook (R)
+ Giác Hành: Bishop (B)
+ Bộ Binh: Pawn (P)
- kí hiệu cách dùng quân:
+ - : đi bình thường
+ x : bắt quân
+ * : thả quân
- tọa độ ô đặt quân: 1a, 1b,…, 9i (có thể thay chữ cái bằng chữ số Nhật, ví dụ: 1三)
- kí hiệu nước đi dẫn tới phong cấp hoặc không:
+ + : phong cấp
+ = : không phong cấp
- để ghi chép các nước đi, người ta dùng cấu trúc:
[chữ cái kí hiệu tên quân cờ][kí hiệu cách dùng quân][tọa độ ô đặt quân][kí hiệu nước đi dẫn tới phong cấp hoặc không]
Ví dụ: Nx7c= có nghĩa là Quế Mã bắt quân ở 7c nhưng không phong cấp
- Cách gọi nước đi mà các kỳ thủ hay sử dụng: [tên gọi tắt của quân cờ][tọa độ ô].
Ví dụ: Hương 5c, Ngọc 6b, Phi phong cấp 4b,…
=======================
3/ CHIẾN LƯỢC & CHIẾN THUẬT CHƠI SHOGI
- Do luật bắt quân và thả quân nên các quân không chết mà bị đổi bên, càng đổi quân thì ván cờ càng phức tạp. Khai cuộc diễn biến chậm, trung cuộc tăng tốc và tàn cuộc là một cuộc chạy đua ác liệt xem ai chiếu hết trước đối phương. (có giống diễn biến Conan không nhỉ?)
- Luật thả quân khiến người chơi phải tập trung phòng thủ nhiều hơn. Vì thế chiến thuật “phòng thủ-phản công” thường được áp dụng
- Thả quân Bộ Binh thế nào cho hợp lí là việc khá được chú trọng
- “có nên trao đổi quân Giác Hành” khi khai cuộc hay không cũng là một vấn đề cần suy nghĩ
- Một loại tấn công phổ biến là kết hợp quân Ngân Tướng và Phi Xa. Còn quân Kim Tướng chủ yếu dùng cho phòng thủ
- Di chuyển Phi Xa vào giữa và bên trái bàn cờ để hỗ trợ tấn công, nếu Phi Xa bị tổng tấn công thì đặt nó và Vương Tướng/Ngọc Tướng ở 2 cánh khác nhau để đảm bảo an toàn cho Vương Tướng/Ngọc Tướng
- Đưa Bộ Binh ở biên tiến tới để phát động tấn công từ 2 cánh.
* những ai muốn chơi cờ Shogi, hoặc đi sâu về chiến thuật ở cuộc chiến cuối trong Conan thì tìm hiểu thêm về cái này nhé.
Hiện tại, giả thuyết “bàn cờ vua là hình ảnh biểu trưng cho cuộc chiến cuối” vững hơn.
Có thể nói phe Conan muốn đánh theo luật cờ shogi với tổ chức (vì phe Conan muốn bắt quân của tổ chức và “chiếu hết” ông trùm), nhưng tổ chức muốn đánh theo luật cờ vua với phe Conan (vì tổ chức muốn “ăn” hết quân của phe Conan)
=========================================
4/ PHÂN CẤP KỲ THỦ, CÁC DANH HIỆU LỚN & THU NHẬP TRONG CỜ SHOGI
4.1 Phân cấp kỳ thủ shogi (thứ tự từ thấp tới cao, kyu = cấp, dan = đẳng)
- Bán chuyên nghiệp
15-kyu, 14-kyu, 13-kyu,…, 6-kyu
6-kyu, 5-kyu, 4-kyu, 3-kyu, 2-kyu, 1-kyu
1-dan, 2-dan, 3-dan
- Chuyên nghiệp
4-dan, 5-dan, 6-dan, 7-dan, 8-dan, 9-dan
4.2 8 danh hiệu lớn trong shogi
Meijin (名人) - Danh Nhân (người nổi tiếng).
Kisei (棋聖) - Kỳ Thánh (thánh cờ)
Ōshō (王将) - Vương Tướng (tướng của vua)
Ōza (王座) - Vương Tọa (chỗ ngồi của vua)
Ōi (王位) - Vương Vị (vị trí của vua)
Ryūō (竜王) - Long Vương (vua rồng)
Kiō (棋王) - Kỳ Vương (vua cờ)
* Eiō (叡王) – Duệ Vương (vua thấu hiểu, vua sáng suốt) – được thêm vào năm 2017
- Ryūō và Meijin được xem là 2 danh hiệu uy tín nhất (khi chưa tính Eiō)
- Các cuộc thi giành danh hiệu được tổ chức hàng năm với hình thức người thắng cuộc hàng năm thách đấu với người vô địch năm ngoái theo phương thức 5 hoặc 7 ván. Ai thắng trước 3 hoặc 4 ván sẽ trở thành nhà vô địch mới.
4.3 Thu nhập của các kỳ thủ shogi:
- Kỳ thủ shogi chuyên nghiệp (đạt 4-dan) có thể kiếm thu nhập cao qua:
+ lương do hiệp hội shogi trả theo tháng (cấp càng mạnh lương càng cao)
+ dạy cờ (qua mạng hoặc tại hội quán)
+ thi đấu các giải shogi như: Nhật Bản tướng kỳ giáp cấp liên tái, giải Vô địch Nhật Bản, Thương Thạch Bôi
+ dự sự kiện và viết sách
- Càng đạt nhiều danh hiệu, thu nhập càng cao
III/ NHỮNG BỘ MANGA-ANIME CÓ NHẮC ĐẾN CỜ SHOGI
(từ gamen.vn)
Shion No Ou
Câu chuyện bắt đầu từ một vụ án mạng thảm khốc, không ai tìm thấy tung tích của thủ phạm ngoại trừ bàn cờ Shogi đẫm máu, được sắp đặt một cách ngẫu hứng ở hiện trường. Cô bé Yasuoka Shion trở thành người sống sót duy nhất.
3-Gatsu No Lion (Lion Of March)
là một tác phẩm xuất sắc về cờ tướng Nhật, từng đạt nhiều giải thưởng danh giá ở Nhật Bản như giải Tezuka Osamu lần thứ 18 và Kodansha Manga (2011).
Nhân vật chính của truyện là Rei, một tuyển thủ cờ tướng 17 tuổi, mồ côi cha mẹ tử nhỏ và có một cuộc sống cô độc, đầy áp lực. Ban đầu Rei được một kỷ thủ cờ tướng nhận nuôi nhưng cậu không thể hòa nhập với gia đình của cha nuôi, thậm chí còn bị đố kỵ.
81diver (Hachi-One Diver)
là một manga thể thao trí tuệ hài do họa sĩ Yokusaru Shibata sáng tác vào năm 2006. Ngay khi xuất bản, truyện thu hút sự quan tâm không nhỏ của các fan và chuyển thể thành phim truyền hình cùng tên (2008).
Phim có sự tham gia của diễn viên Mizobata Junpei và người mẫu Naka Riisa. Nội dung kể về một tuyển thủ cờ tướng Nhật tên Sugata Kentaro, người đã thất bại trong cuộc thi lên hạng chuyên nghiệp. Khi bị loại ở trận cuối, anh từ bỏ đam mê và đắm mình trong thế giới cờ bạc.
IV/ NHỮNG VỤ ÁN TRONG MANGA CONAN CÓ NHẮC ĐẾN CỜ SHOGI
(dù chỉ là chi tiết nhỏ về Shogi nhưng mình vẫn kể ra cho đầy đủ)
1/ Vụ án giết giáo sư y khoa tại biệt thự trên núi tuyết (99-101/vol10-11)
2/ Vụ án trong hang động (251-254/vol25)
3/ Vụ án giết kĩ sư phần mềm Itakura Suguru (377-379/vol37)
4/ Vụ án mạng tại căn hộ hàng xóm của Haneda Shukichi (847-849/vol80)
5/ Vụ bắt cóc Yumi giữa cuộc thi đấu shogi (899-902/vol85)
6/ Vụ tìm kiếm phong thư của Shukichi (945-947/vol89)
7/ Vụ án chiếc kéo bị nắm chặt (948-950/vol89-90)
8/ Cuộc gặp gỡ tại bãi biển (972-974/vol92)
9/ Vụ săn tin về Kudo Shinichi (1006-1008/vol95)
10/ Vụ sát hại hàng loạt các nữ cảnh sát (1015-1017/vol96)
11/ Vụ hái rau dại cùng cô Wakasa (1032-1034/vol97)
ps: mấy vụ chưa có ảnh đợi Hell down về rồi up sau :p
Mời các bạn bổ sung và sửa chữa nếu thấy bài viết còn thiếu sót.
- Cờ shogi là một trong những vấn đề ha.ck não các fan. Khi mọi thứ chưa được thông suốt thì khó liên kết và khó nhớ lại được, làm ảnh hưởng nhiều đến việc suy luận.
- Haneda Koji đóng vai trò quan trọng trong arc RUM và các arc tiếp theo, mối liên quan giữa anh và tổ chức Karasuma rất có thể không đơn giản là bị liên lụy trong vụ ám sát Amanda Hughes.
- Vụ án 17 năm trước là manh mối để lần ra tổ chức Karasuma, hoàn cảnh trước và sau vụ án là đầu mối. Trước khi bị giết, Koji đang chuẩn bị cho một trận đấu cờ shogi
- Mảnh gương có chữ U trong di ngôn của Koji có hình dạng gần giống quân cờ shogi (chưa rõ Koji cắt như thế là vô tình hay cố ý)
- Trong cốt truyện chính, Shukichi quan trọng không kém Koji. Shukichi là “thất quán vương”, Koji là “tứ quán vương” (nếu không bị giết thì có thể trở thành “thất quán vương”). Shukichi học theo phương châm của Koji, do đó hiểu rõ về Shukichi thì sẽ hiểu một phần về Koji.
- Không rõ Wakasa và Mary có biết chơi shogi hay không, nhưng rõ ràng họ quan tâm đến môn cờ này. Wakasa thường mang theo quân Long Mã bên mình.
- Cuộc chiến cuối sẽ như thế nào chưa xác định được, nhưng chắc chắn tác giả Gosho sẽ dồn hết tâm sức vào đây, đưa vào đó những thủ thuật, mưu mẹo, chiến lược, chiến thuật ha.ck não, chứ không thể đơn giản như những phi vụ của BO mà ta từng đọc hay các vụ án tẻ lẻ kia.
=> vì những lí do trên, có thể nói rằng: nếu muốn hiểu về Koji, Shukichi, gia đình Akai, Wakasa, vụ án 17 năm trước và cuộc chiến cuối, thì bắt buộc phải hiểu rõ về shogi và các chiến thuật chơi shogi
(cả cờ vua và cờ vây nữa, nhưng ở đây mình nói về shogi trước)
- Ngoài ra, các bộ manga-anime nổi tiếng cũng hay đề cập đến cờ shogi, việc hiểu rõ về cờ shogi sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta khi học tập và tìm kiếm niềm vui từ những bộ truyện đó.
* lí do sâu xa hơn nữa là cờ shogi giúp nâng cao trí tuệ, sức tập trung và trí nhớ. Nó là trò chơi lành mạnh có thể thay thế cho các loại game bạo lực và những thứ vớ vẩn khác.
Trong tiến trình luân hồi tái sinh, chúng ta đã có những hạt giống về các môn cờ được lưu trong tàng thức, và có thể có duyên với chúng trong tương lai. Ai biết trước thì luôn có lợi thế hơn. Học bất cứ thứ gì lành mạnh, tốt đẹp, có lợi thì không bao giờ là thừa (dù hiện tại chưa có dịp xài đến).
===========================
II/ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ SHOGI CẦN BIẾT
0/ Lưu ý:
- nên gọi tên các quân cờ shogi theo từ hán việt (giác hành, ngọc tướng, phi xa,…) thay vì gọi theo dịch nghĩa/tên thay thế (tượng, vua, xe,…)
+ để tiện hơn trong việc tìm gợi ý cốt truyện chính: vì tác giả tạo mật mã và gợi ý bằng hán tự (kanji)
+ Dễ nhớ các danh hiệu shogi hơn
+ tránh nhầm lẫn tên gọi, vị trí và cách đi giữa quân cờ tướng Trung Hoa và quân cờ shogi. Ví dụ:
++ quân Giác Hành đi chéo dài giống quân tượng (trong cờ tướng), nhưng vị trí xuất phát của Giác Hành khác với của quân Tượng (vị trí của Giác Hành gần giống vị trí của quân Pháo). Hơn nữa, nghĩa của chúng cũng không khớp, “tượng” có nghĩa là voi, còn “giác hành” có nghĩa là di chuyển góc.
++ Hương Xa và Phi Xa đều là Xe (trên 2 quân cờ, chữ hán ở dưới đều là 車) nhưng cách đi khác nhau => nếu gọi là “Xe” thì khó biệt
++ Vương Tướng và Ngọc Tướng như nhau, nhưng Vương Tướng sẽ do kỳ thủ xếp hạng cao hơn hoặc người nắm giữ danh hiệu dùng, còn Ngọc Tướng cho kỳ thủ hạng thấp hơn hoặc kỳ thủ thách đấu dùng.
Không nên gọi 2 quân này là “vua” vì shogi là cờ tướng Nhật Bản, “vương tướng” gọi là “vua” thì không sao, nhưng “ngọc tướng” dịch là “vua” thì sai nghĩa. (dù trong tiếng Anh vẫn dùng từ “King” để chỉ 2 quân này)
=================================
(từ wikipedia, kilala)
1/ LUẬT CHƠI:
1.1 Mục đích, quy ước, bàn cờ, quân cờ, cách đi
- Mục đích: chiếu hết Tướng đối phương
- Quy ước: 2 người chơi là Trắng và Đen, bên Đen đi trước (trừ trường hợp chấp quân)
- Bàn cờ: 9x9 (81 ô vuông cùng màu)
- Dùng bên Trắng làm chuẩn, tọa độ của ô tạo bởi số chỉ hàng (1 đến 9, thứ tự từ dưới lên trên) và chữ cái chỉ cột (a đến i, thứ tự từ trái sang phải). Ví dụ 5g là ô ở hàng 5 cột g.
- Quân cờ hình nêm (mặt là ngũ giác tạo bởi tam giác cân và hình thang cân ghép lại), không phân biệt màu và chữ hán trên quân cờ (khác cờ tướng). Người chơi phân biệt quân cờ của mình và đối thủ dựa vào đầu nhọn của quân cờ
- Các quân cờ: tên gọi và cách đi
[nếu thuộc kanji, romaji, viết tắt (romaji), hán việt, tên gọi tắt của các quân cờ shogi thì sẽ dễ tìm được gợi ý cốt truyện chính và vụ án hơn]
1.2 Phong cấp
- Các quân phong cấp:
+ Phi xa phong cấp = Long Vương
+ Giác hành phong cấp = Long Mã
+ Ngân Tướng phong cấp = Thành Ngân
+ Quế Mã phong cấp = Thành Quế
+ Hương Xa phong cấp = Thành Hương
+ Bộ Binh phong cấp = Thành* Kim (tokin)
(* được ghép từ chữ とcủa Hiragana và kanji金)
- Vùng phong cấp: 3 hàng cuối của phía bên kia bàn cờ (3 hàng sắp quân của đối thủ lúc ván cờ bắt đầu). Khi đi vào vùng phong cấp, quân cờ đó có thể được phong cấp, nhưng không bắt buộc. Khi chọn phong cấp thì quân cờ sẽ được lật ngược để hiện ra giá trị mới của nó
- Luật phong cấp:
+ mỗi quân chỉ được phong cấp 1 lần
+ không bắt buộc phong cấp, khi quân đi vào vùng phong cấp, người chơi có thể chọn phong cấp hoặc không.
+ Vương Tướng, Ngọc Tướng, Kim Tướng: không được phong cấp
+ Ngân Tướng, Quế Mã, Hương Xa, Bộ Binh: sau khi được phong cấp đi như Kim Tướng (người ta thường cân nhắc về chuyện phong cấp Quế Mã và Hương Xa, vì 2 quân này đi dài hơn Kim Tướng)
+ Giác Hành, Phi Xa: sau khi phong cấp giữ cách đi cũ, cộng thêm cách đi của Vương Tướng => sẽ mạnh hơn nhiều.
+ Quế Mã, Hương Xa, Bộ Binh đến hàng cuối của bàn cờ thì buộc phải phong cấp, nếu không sẽ hết nước đi. Với cùng lí do, Quế Mã đến hàng kế cuối cũng phải phong cấp.
+ sau khi bị bắt, quân đã được phong cấp trở lại dạng bình thường
1.3 Thả quân
- Trong shogi, trừ quân Vương Tướng và Ngọc Tướng, các quân cờ không bị ăn (chết) mà chỉ bị bắt. Quân bị bắt trở thành quân của người bắt nó.
- Khi đến lượt, thay vì đi quân, kỳ thủ có thể đặt 1 quân đã bắt từ trước (dưới dạng chưa phong cấp) ở bất kỳ ô nào còn trống.
- Nước đi thả quân không được ăn quân của đối thủ, không được phong cấp ngay (dù được thả trong vùng phong cấp). Tuy nhiên nó có thể ăn quân và được phong cấp ở các nước đi kế tiếp.
- Không được thả Quế Mã, Hương Xa, Bộ Binh ở hàng cuối cùng, và Quế Mã ở hàng kế cuối (để tránh hết nước đi).
- Có 2 luật hạn chế việc thả quân Bộ Binh:
+ không thả Bộ Binh trên cùng cột với 1 Bộ Binh chưa phong cấp của cùng bên.
+ không thả Bộ Binh để chiếu hết Tướng, chỉ thả nó để hỗ trợ các quân khác chiếu hết
1.4 Chiếu Tướng, chiếu hết, kết thúc ván cờ
- Nước đi để dọa ăn quân Vương Tướng/NgọcTướng của đối thủ gọi là “chiếu Tướng”, nếu quân Tướng không có nước đi hợp lệ để thoát khỏi nước chiếu đó thì gọi là “chiếu hết”. Người chiếu hết thắng ván cờ
- “chiếu tướng” trong tiếng Nhật là "ōte!" (王手), “chiếu hết” là tsume (詰め) hoặc ōtedzume (王手詰め)
- Ván cờ kết thúc khi:
+ một bên bị chiếu hết và nhận thua
+ một bên bị xử thua vì không có nước đi hợp lệ (dù không bị chiếu)
+ một bên bị xử thua vì đi sai luật (chỉ áp dụng cho Shogi chuyên nghiệp)
+ hòa cờ khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp: lặp lại nước đi (千日手 sennichite) và Tướng cùng tồn tại (持将棋 jishōgi).
++ 2 thế cờ được coi là giống nhau khi quân trong tay và thế cờ trên bàn giống nhau
++ lặp 4 lần nước đi bình thường => ván cờ không được tính
++ lặp 4 lần nước chiếu Tướng => bị xử thua
++ trong shogi chuyên nghiệp, hòa cờ vì lặp nước đi không được tính là hòa, 2 kỳ thủ sẽ chơi lại ván khác với thời gian ít hơn
++ Tướng cùng tồn tại: 2 quân Tướng đi vào vùng phong cấp, không thể chiếu hết và ăn quân của đối thủ được nữa. Trong trường hợp này, người ta dùng cách tính điểm để xác định thắng thua. Phi Xa và Giác Hành, mỗi quân là 5 điểm. Các quân khác trừ Ngọc Tướng/Vương Tướng, mỗi quân 1 điểm. Bên nào dưới 24 điểm thì bị xử thua, nếu cả 2 bên đều dưới 24 điểm thì ván cờ không được tính.
===============================================
2/ BÀN LUẬN & GHI CHÉP VÁN CỜ
- kí hiệu quân đã được phong cấp: thêm dấu “+” đằng trước
- tên tiếng anh của các quân cờ:
+ Vương Tướng/Ngọc Tướng: King (K)
+ Kim Tướng: Golden (G)
+ Ngân Tướng: Silver (S)
+ Quế Mã: Knight (N)
+ Hương Xa: Lance (L)
+ Phi Xa: Rook (R)
+ Giác Hành: Bishop (B)
+ Bộ Binh: Pawn (P)
- kí hiệu cách dùng quân:
+ - : đi bình thường
+ x : bắt quân
+ * : thả quân
- tọa độ ô đặt quân: 1a, 1b,…, 9i (có thể thay chữ cái bằng chữ số Nhật, ví dụ: 1三)
- kí hiệu nước đi dẫn tới phong cấp hoặc không:
+ + : phong cấp
+ = : không phong cấp
- để ghi chép các nước đi, người ta dùng cấu trúc:
[chữ cái kí hiệu tên quân cờ][kí hiệu cách dùng quân][tọa độ ô đặt quân][kí hiệu nước đi dẫn tới phong cấp hoặc không]
Ví dụ: Nx7c= có nghĩa là Quế Mã bắt quân ở 7c nhưng không phong cấp
- Cách gọi nước đi mà các kỳ thủ hay sử dụng: [tên gọi tắt của quân cờ][tọa độ ô].
Ví dụ: Hương 5c, Ngọc 6b, Phi phong cấp 4b,…
=======================
3/ CHIẾN LƯỢC & CHIẾN THUẬT CHƠI SHOGI
- Do luật bắt quân và thả quân nên các quân không chết mà bị đổi bên, càng đổi quân thì ván cờ càng phức tạp. Khai cuộc diễn biến chậm, trung cuộc tăng tốc và tàn cuộc là một cuộc chạy đua ác liệt xem ai chiếu hết trước đối phương. (có giống diễn biến Conan không nhỉ?)
- Luật thả quân khiến người chơi phải tập trung phòng thủ nhiều hơn. Vì thế chiến thuật “phòng thủ-phản công” thường được áp dụng
- Thả quân Bộ Binh thế nào cho hợp lí là việc khá được chú trọng
- “có nên trao đổi quân Giác Hành” khi khai cuộc hay không cũng là một vấn đề cần suy nghĩ
- Một loại tấn công phổ biến là kết hợp quân Ngân Tướng và Phi Xa. Còn quân Kim Tướng chủ yếu dùng cho phòng thủ
- Di chuyển Phi Xa vào giữa và bên trái bàn cờ để hỗ trợ tấn công, nếu Phi Xa bị tổng tấn công thì đặt nó và Vương Tướng/Ngọc Tướng ở 2 cánh khác nhau để đảm bảo an toàn cho Vương Tướng/Ngọc Tướng
- Đưa Bộ Binh ở biên tiến tới để phát động tấn công từ 2 cánh.
* những ai muốn chơi cờ Shogi, hoặc đi sâu về chiến thuật ở cuộc chiến cuối trong Conan thì tìm hiểu thêm về cái này nhé.
Hiện tại, giả thuyết “bàn cờ vua là hình ảnh biểu trưng cho cuộc chiến cuối” vững hơn.
Có thể nói phe Conan muốn đánh theo luật cờ shogi với tổ chức (vì phe Conan muốn bắt quân của tổ chức và “chiếu hết” ông trùm), nhưng tổ chức muốn đánh theo luật cờ vua với phe Conan (vì tổ chức muốn “ăn” hết quân của phe Conan)
=========================================
4/ PHÂN CẤP KỲ THỦ, CÁC DANH HIỆU LỚN & THU NHẬP TRONG CỜ SHOGI
4.1 Phân cấp kỳ thủ shogi (thứ tự từ thấp tới cao, kyu = cấp, dan = đẳng)
- Bán chuyên nghiệp
15-kyu, 14-kyu, 13-kyu,…, 6-kyu
6-kyu, 5-kyu, 4-kyu, 3-kyu, 2-kyu, 1-kyu
1-dan, 2-dan, 3-dan
- Chuyên nghiệp
4-dan, 5-dan, 6-dan, 7-dan, 8-dan, 9-dan
4.2 8 danh hiệu lớn trong shogi
Meijin (名人) - Danh Nhân (người nổi tiếng).
Kisei (棋聖) - Kỳ Thánh (thánh cờ)
Ōshō (王将) - Vương Tướng (tướng của vua)
Ōza (王座) - Vương Tọa (chỗ ngồi của vua)
Ōi (王位) - Vương Vị (vị trí của vua)
Ryūō (竜王) - Long Vương (vua rồng)
Kiō (棋王) - Kỳ Vương (vua cờ)
* Eiō (叡王) – Duệ Vương (vua thấu hiểu, vua sáng suốt) – được thêm vào năm 2017
- Ryūō và Meijin được xem là 2 danh hiệu uy tín nhất (khi chưa tính Eiō)
- Các cuộc thi giành danh hiệu được tổ chức hàng năm với hình thức người thắng cuộc hàng năm thách đấu với người vô địch năm ngoái theo phương thức 5 hoặc 7 ván. Ai thắng trước 3 hoặc 4 ván sẽ trở thành nhà vô địch mới.
4.3 Thu nhập của các kỳ thủ shogi:
- Kỳ thủ shogi chuyên nghiệp (đạt 4-dan) có thể kiếm thu nhập cao qua:
+ lương do hiệp hội shogi trả theo tháng (cấp càng mạnh lương càng cao)
+ dạy cờ (qua mạng hoặc tại hội quán)
+ thi đấu các giải shogi như: Nhật Bản tướng kỳ giáp cấp liên tái, giải Vô địch Nhật Bản, Thương Thạch Bôi
+ dự sự kiện và viết sách
- Càng đạt nhiều danh hiệu, thu nhập càng cao
III/ NHỮNG BỘ MANGA-ANIME CÓ NHẮC ĐẾN CỜ SHOGI
(từ gamen.vn)
Shion No Ou
Câu chuyện bắt đầu từ một vụ án mạng thảm khốc, không ai tìm thấy tung tích của thủ phạm ngoại trừ bàn cờ Shogi đẫm máu, được sắp đặt một cách ngẫu hứng ở hiện trường. Cô bé Yasuoka Shion trở thành người sống sót duy nhất.
3-Gatsu No Lion (Lion Of March)
là một tác phẩm xuất sắc về cờ tướng Nhật, từng đạt nhiều giải thưởng danh giá ở Nhật Bản như giải Tezuka Osamu lần thứ 18 và Kodansha Manga (2011).
Nhân vật chính của truyện là Rei, một tuyển thủ cờ tướng 17 tuổi, mồ côi cha mẹ tử nhỏ và có một cuộc sống cô độc, đầy áp lực. Ban đầu Rei được một kỷ thủ cờ tướng nhận nuôi nhưng cậu không thể hòa nhập với gia đình của cha nuôi, thậm chí còn bị đố kỵ.
81diver (Hachi-One Diver)
là một manga thể thao trí tuệ hài do họa sĩ Yokusaru Shibata sáng tác vào năm 2006. Ngay khi xuất bản, truyện thu hút sự quan tâm không nhỏ của các fan và chuyển thể thành phim truyền hình cùng tên (2008).
Phim có sự tham gia của diễn viên Mizobata Junpei và người mẫu Naka Riisa. Nội dung kể về một tuyển thủ cờ tướng Nhật tên Sugata Kentaro, người đã thất bại trong cuộc thi lên hạng chuyên nghiệp. Khi bị loại ở trận cuối, anh từ bỏ đam mê và đắm mình trong thế giới cờ bạc.
IV/ NHỮNG VỤ ÁN TRONG MANGA CONAN CÓ NHẮC ĐẾN CỜ SHOGI
(dù chỉ là chi tiết nhỏ về Shogi nhưng mình vẫn kể ra cho đầy đủ)
1/ Vụ án giết giáo sư y khoa tại biệt thự trên núi tuyết (99-101/vol10-11)
4/ Vụ án mạng tại căn hộ hàng xóm của Haneda Shukichi (847-849/vol80)
5/ Vụ bắt cóc Yumi giữa cuộc thi đấu shogi (899-902/vol85)
6/ Vụ tìm kiếm phong thư của Shukichi (945-947/vol89)
7/ Vụ án chiếc kéo bị nắm chặt (948-950/vol89-90)
8/ Cuộc gặp gỡ tại bãi biển (972-974/vol92)
9/ Vụ săn tin về Kudo Shinichi (1006-1008/vol95)
10/ Vụ sát hại hàng loạt các nữ cảnh sát (1015-1017/vol96)
11/ Vụ hái rau dại cùng cô Wakasa (1032-1034/vol97)
ps: mấy vụ chưa có ảnh đợi Hell down về rồi up sau :p
Mời các bạn bổ sung và sửa chữa nếu thấy bài viết còn thiếu sót.