- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Kì thi đã cận kề, nhiều teen cảm thấy hoang mang khi bài vở các môn ngày càng chồng chất. Thế là họ quyết định sáng tạo ra những cách học mới lạ để mong ôn luyện có hiệu quả.
Một trong những cách đó, chính là…mua sách tham khảo về tự học. Nhưng liệu phương pháp này có thật sự mang lại hiệu quả như họ mong đợi?
Sách tham khảo là…thầy
T.Thanh (lớp 12 trường THPT M) cho rằng kì thi học kì trước mắt không quá khó, thế nên việc tự học là một giải pháp giúp tiết kiệm tiền bạc, công sức và thời gian. “Thay vì mất 3 tiếng để đi học thêm, mình có thể tự mua sách về làm rồi học được lượng kiến thức nhiều gấp đôi” — Thanh cho biết.
Chính vì quan điểm đó mà anh chàng đã dùng tiền học thêm để mua rất nhiều sách tham khảo, vừa để ôn thi học kì, ôn thi tốt nghiệp, vừa dàng để luyện thi đại học về sau. Toàn những quyển dày cộm có những đề tốt nghiệp của năm trước, có câu hỏi và lời giải. “Biết là không thể giải hết nhưng mua về nhiều để…an tâm. Biết đâu thấy bạn bè chạy sô đi học thêm nhiều, mình lại cảm thấy sợ và tự học hăng hái hơn?”
Phương pháp học của anh chàng đó là: Tự giải bài tập, sau đó so sánh với đáp án, sửa lại, ghi chép để rút kinh nghiệm. Nghe có vẻ rất đúng đắn và chuyên nghiệp, nhưng sự thật thì…
Tạo sự ỷ lại
Những ngày đầu, Thanh còn hăng hái giải bài tập. Nhưng về sau, khi nhìn cuốn sách dày cộm, anh chàng bắt đầu…nản và cảm thấy việc tự học không còn cần thiết nữa, khi sách luôn có đáp án, chỉ cần đọc vào là biết cách làm. “Mình không nghĩ rằng chỉ trong một tháng ngắn ngủi mà mình có thể giải hết đống bài tập này. Chỉ là thi học kì thôi mà, đề chắc chắn dễ hơn những đề mình từng làm. Đợi học kì 2 rồi ôn lại vậy”.
M.Nga (lớp 12 trường THPT K) luôn có bài tập Toán, Hóa được giao về nhà. Nhưng thay vì ngồi tính toán để cho ra đáp án, cô nàng lại có thói quen…mở đáp án ra và chép lại. “Mình biết như vậy là sai và không tốt chút nào. Nhưng môn Hóa đâu cần trình bày? Chỉ là làm trắc nghiệm thôi, nên mình có thể xem cách họ giải bài tập để tự đúc kết lại mà” — đây là cách mà Nga cũng như những bạn dùng sách tham khảo khác, tự “bào chữa” cho chính mình.
Thực tế, mua sách tham khảo không thể giúp bạn khá hơn lên nếu như chính bạn không tự học, tự chủ động được thời gian. “Chiến thắng” sự lười biếng và ỷ lại đã là một điều rất khó, và điều này bạn phải làm được nếu như quyết định tự học theo cách này.
Điều cần lưu ý
Một trong những cách đó, chính là…mua sách tham khảo về tự học. Nhưng liệu phương pháp này có thật sự mang lại hiệu quả như họ mong đợi?
Sách tham khảo là…thầy
T.Thanh (lớp 12 trường THPT M) cho rằng kì thi học kì trước mắt không quá khó, thế nên việc tự học là một giải pháp giúp tiết kiệm tiền bạc, công sức và thời gian. “Thay vì mất 3 tiếng để đi học thêm, mình có thể tự mua sách về làm rồi học được lượng kiến thức nhiều gấp đôi” — Thanh cho biết.
Chính vì quan điểm đó mà anh chàng đã dùng tiền học thêm để mua rất nhiều sách tham khảo, vừa để ôn thi học kì, ôn thi tốt nghiệp, vừa dàng để luyện thi đại học về sau. Toàn những quyển dày cộm có những đề tốt nghiệp của năm trước, có câu hỏi và lời giải. “Biết là không thể giải hết nhưng mua về nhiều để…an tâm. Biết đâu thấy bạn bè chạy sô đi học thêm nhiều, mình lại cảm thấy sợ và tự học hăng hái hơn?”
Phương pháp học của anh chàng đó là: Tự giải bài tập, sau đó so sánh với đáp án, sửa lại, ghi chép để rút kinh nghiệm. Nghe có vẻ rất đúng đắn và chuyên nghiệp, nhưng sự thật thì…
Tạo sự ỷ lại
Những ngày đầu, Thanh còn hăng hái giải bài tập. Nhưng về sau, khi nhìn cuốn sách dày cộm, anh chàng bắt đầu…nản và cảm thấy việc tự học không còn cần thiết nữa, khi sách luôn có đáp án, chỉ cần đọc vào là biết cách làm. “Mình không nghĩ rằng chỉ trong một tháng ngắn ngủi mà mình có thể giải hết đống bài tập này. Chỉ là thi học kì thôi mà, đề chắc chắn dễ hơn những đề mình từng làm. Đợi học kì 2 rồi ôn lại vậy”.
M.Nga (lớp 12 trường THPT K) luôn có bài tập Toán, Hóa được giao về nhà. Nhưng thay vì ngồi tính toán để cho ra đáp án, cô nàng lại có thói quen…mở đáp án ra và chép lại. “Mình biết như vậy là sai và không tốt chút nào. Nhưng môn Hóa đâu cần trình bày? Chỉ là làm trắc nghiệm thôi, nên mình có thể xem cách họ giải bài tập để tự đúc kết lại mà” — đây là cách mà Nga cũng như những bạn dùng sách tham khảo khác, tự “bào chữa” cho chính mình.
Thực tế, mua sách tham khảo không thể giúp bạn khá hơn lên nếu như chính bạn không tự học, tự chủ động được thời gian. “Chiến thắng” sự lười biếng và ỷ lại đã là một điều rất khó, và điều này bạn phải làm được nếu như quyết định tự học theo cách này.
Điều cần lưu ý
- Với những môn cần học bài như Sử, Địa và môn dựa vào năng khiếu như Văn, việc mua sách tham khảo là lãng phí. Bạn chỉ cần học kĩ bài với Sử, Địa và có kĩ năng diễn đạt tốt với môn Văn là đủ.
- Bạn không thể nhớ được cách làm, không thể nhớ được kiến thức nêu như chỉ đọc đáp án và xem sơ qua cách làm. Thà bạn tự làm một bài rồi sửa những lỗi sai, còn hơn là xem đáp án của 10 bài mà không có hiệu quả gì cả.
- Chỉ khi nào tự làm bài hoặc có sự giảng giải của thầy cô, bạn mới phát hiện ra rằng mình đã sai gì, cần sửa như thế nào. Thầy cô cũng sẽ ôn cho bạn những phần trọng tâm nhất, dễ ra thi nhất. Mua quá nhiều sách, bạn có chắc là làm được hết mọi bài tập, hay bạn đang lãng phí thời gian vì ôn không đúng những phần cơ bản?
- Thi học kì sẽ không quá khó, đề thi chỉ xoay quanh những phần cơ bản. Vì vậy, chỉ cần nắm vững khung sườn lí thuyết là đủ, không nên ôn lan man, dàn trải. Lý thuyết sẽ giúp bạn làm bài tập dễ dàng.
- Đừng phụ thuộc vào sách tham khảo. Đúng như tên gọi của nó, đây là những quyển sách chỉ nên dùng để “tham khảo”. Nếu bạn quá tin vào nó và chỉ làm những bài tập trong đó, có thể chính bạn tự khiến mình đi vào lối mòn. Việc học không hiệu quả mà bạn còn hay nhầm lẫn những kiến thức căn bản.
Theo Mực Tím