Có nên đi làm thêm!? - Nỗi băn khoăn muôn thuở của SV năm nhất

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Các bạn nên thử xem qua để biết được quyết định của mình sẽ như thế nào nhé.

Trong khi nhiều SV đang bù đầu về bài học, chi phí sinh hoạt… thì không ít bạn đã tính chuyện đi làm thêm. Tuy nhiên, khi mới “chân ướt chân ráo” lên thành phố, bạn có nên đi làm thêm không? Hãy cùng mình điểm qua những mặt lợi và hại của việc partime nhé!

Lợi - Kiếm thêm thu nhập

Đây là nguyên nhân chính để SV đi làm thêm. Khi đi làm thêm, bạn sẽ có một khoản thu nhập nho nhỏ để trang trải thêm sinh hoạt phí đắt đỏ. Trong túi lại rủng rỉnh để mua sắm một số đồ dùng, quần áo mà không cần xin tiền phụ huynh.

Nguyễn Thị Hương (k53, Báo chí & Truyền thông, ĐH KHXH&NV) chia sẻ: “Khi đi làm thêm, hàng tháng mình chỉ dùng thêm một nửa số tiền bố mẹ cho. Có thêm thu nhập nên việc mua sắm, hay sinh nhật bạn bè cũng thoải mái hơn rất nhiều”.

Rèn luyện kỹ năng, mở rộng quan hệ

Một trong những lợi ích không nhỏ của việc làm thêm là chính môi trường làm việc sẽ giúp bạn có kỹ năng giao tiếp, ứng xử, có thêm kinh nghiệm sống... Không những thế, bạn còn có thể mở rộng mối quan hệ xã hội của mình. Điều này sẽ rất có lợi cho bạn trong cuộc sống và công việc sau này.

Đi dạy thêm cho 1 trung tâm xuất khẩu lao động trên đường Lê Văn Lương, Đỗ Thị Duyên (k52 - Đông Phương, ĐH KHXH&NV) đã được ban lãnh đạo ở trung tâm ngỏ ý mời Duyên khi ra trường sẽ chính thức kỹ hợp đồng dạy tại trung tâm.

Mình đi dạy thêm ở đây từ năm thứ 3, cũng chỉ nghĩ đi làm thêm kiếm thêm thi nhập thôi. Không ngờ, chính việc làm thêm này lại giúp mình không phải lo tìm việc khi ra trường” - Duyên hớn hở nói.

Không để thời gian "chết"

Làm partime, bạn sẽ tận dụng được tối đa thời gian rảnh rỗi của mình. ĐH là tự học, thời gian trên giảng đường của bạn không nhiều. Vì thế ngoài thời gian ở nhà, trên giảng đường bạn có thể làm thêm để sử dụng hết quỹ thời gian 24h thật ý nghĩa.

Thời gian học chính của mình vào buổi sáng và có thêm 2 buổi học chiều mỗi tuần. Vì thế mình đã chọn đi gia sư để có thêm thu nhập, lại đỡ được thời gian nhàn rỗi. Đi gia sư, mình có thể chủ động thời gian xin nghỉ khi có việc đột xuất trên lớp” - Quang (k54 - Hóa, ĐH KHTN) chia sẻ.

647274-111211hdlamthem01.jpg

Hại - Thời gian eo hẹp


Khi đi làm thêm, quỹ thời gian rảnh của bạn sẽ bị thu hẹp lại. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải cắt giảm thời gian đầu tư cho việc học, các hoạt động của lớp, đoàn thể… Vì đi làm thêm, hầu như bạn phải dành nửa ngày cho nó.

“Việc partime của mình vào buổi chiều. Đôi khi các bạn gọi họp nhóm làm bài tập buổi chiều, mình toàn phải viện lý do nghỉ và nhận bất cứ công việc nào được phân công. Đành chấp nhận thôi, mình cũng không thể bỏ việc mà đi được” - Nguyễn Hoàng Lan (ĐH Mỏ) nhăn nhó nói.

Dễ thay đổi

Bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường mình làm thêm. Không những thay đổi về ngoại hình mà tính cách cũng sẽ đổi khác.

Từ khi Nga (ĐH Nhạc họa Trung ương) đi hát thêm ở các quán cafe vào buổi tối, mọi người trong xóm trọ ai cũng ngại ngùng khi thấy Nga thay đổi quá nhiều từ đầu tóc tới ăn mặc và cách nói năng. Bạn cũng rất dễ mang một vài vấn đề trong công việc vào giảng đường và mất tập trung vào việc học tập. Bạn lỡ tính tiền nhầm cho khách, là cả ngày bạn sẽ lo nghĩ xem mình phải đền bao nhiêu, có bị trừ lương không…

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Áp lực từ công việc làm thêm, cộng với áp lực học hành, lo lắng cho cuộc sống trong môi trường mới sẽ làm bạn căng thẳng và nhanh chóng suy sụp. Kết quả là tinh thần sa sút dẫn tới hàng loạt hệ quả khác trong cuộc sống và học tập.

Bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó. Làm thêm sẽ rất tốt vì nó trau dồi, hỗ trợ cho bạn nhiều điều cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ, việc đầu tiên và quan trọng nhất của SV là học tập. Hãy biết cân nhắc khi học tập, nghiên cứu và làm partime bạn nhé!

Theo Kenh14
 
×
Quay lại
Top Bottom