Có nên cho hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa một con đường sống?

Có nên cho hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa một con đường sống

  • Có. Con người mà

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Không nên tha tên máu lạnh này

    Số phiếu: 5 100,0%

  • Số người tham gia
    5
  • Bình chọn đã đóng .

cacabala00

Cựu quản lý
Tham gia
26/5/2010
Bài viết
811
Dạo này, hết đọc báo rồi nghe những phương tiện truyền thông đại chúng về vụ án Nguyễn Đức Nghĩa. Dĩ nhiên, vụ án này đã trở thành một làn sóng vô cùng phẫn uất trong xã hội từ khi mới được phát hiện. Tôi sẽ chẳng nói thêm về vụ án này nữa, bởi vì những tình tiết quá dã man, tàn nhẫn và không thể nào tha thứ được. Nhưng, ngày 30/10 vừa qua, cha của Nguyễn Đức Nghĩa - ông Nguyễn Đức Hùng - tử nạn vì tai nạn giao thông. Dư luận xã hội lại giấy lên làn sóng khác, liệu có hay không cho Nghĩa một con đường sống?


t439473.jpg


Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên tòa sơ thẩm

Với tội trạng của mình, Nghĩa cũng đã từng nói: "Tôi có chết cũng không đền hết tội", bởi những gì mà Nghĩa đã làm cho thấy hắn mất hết nhân tính và lạnh lùng một cách đáng sợ. Một con người được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, tử tế, học trong ngôi trường có thể được coi là Top ten của Việt Nam mà có cách hành xử không khác người Trung cổ. Cộng với đó là việc mang chiếc xe máy, laptop, điện thoại của người bị hại đi cầm cố... chắc chắn một điều không ai, không xã hội nào có thể cho một con đường sống.
Trong điều luật của Việt Nam, chỉ ra rõ rằng:
Theo Điều 46 của Bộ luật Hình sự hiện hành thì các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; Phạm tội do lạc hậu; Người phạm tội là phụ nữ có thai; Người phạm tội là người già; Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Người phạm tội tự thú; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; Người phạm tội đã lập công chuộc tội; Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Tôi không phải là người biết rõ về luật hình sự, nhưng cũng đủ để tôi biết rằng, trong những tình tiết giảm nhẹ tội theo luật hình sự trên thì Nguyễn Đức Nghĩa không có lý do gì để được giảm nhẹ trọng tội của mình.
nghia%202.jpg


Trước nỗi đau của người mẹ
Nhưng cũng phải thấy rằng, nỗi đau đang chồng lên gia đình Nghĩa. Bi kịch chồng bi kịch. Nghĩa là con trai duy nhất trong một dòng họ, nếu Nghĩa ra đi, tức là dòng họ ấy "tuyệt tự". Không phải nói điều này ra để mang một chút thương xót cho dòng họ ấy, mà thực sự cũng thấy được những nỗ lực mà ông Nguyễn Đức Hùng cố gắng dành sự sống cho con mình thêm được ngày nào hay ngày đó là những nỗ lực đáng có. Có lẽ, cũng vì thương cha mẹ mà Nghĩa kháng án ngay khi nói "Có chết cũng không đền hết tội".
Đến giờ này có lẽ Nghĩa chưa biết được cha mình tử nạn. Trong tâm lý học tội phạm, khi tin đau buồn này đến với Nghĩa, chắc chắn tên tội phạm ấy sẽ "làm liều". Cơ hội sống sót cho Nghĩa là vô cùng nhỏ bé nhưng sự kháng án cũng cho thấy hắn còn nghĩ tới những người đã sinh ra mình.
nghia%201.jpg


Không biết khi hay tin bố mất, Nghĩa sẽ như thế nào?
Xét đi cũng phải xét lại. Tội của Nghĩa không đáng để sống, nhưng trong hoàn cảnh gia đình vô cùng thương tâm như vậy thì có nên cho Nghĩa một cơ hội mong manh để sống? Đứng trên góc độ của một người phụ nữ, đã có gia đình, chịu nỗi đau vừa mất chồng, vừa mất con trai độc nhất như bà Chuân - mẹ Nghĩa - thì làm sao có thể tiếp tục sống. Pháp luật Việt Nam, ngoài cái lý còn có cái tình. Với cái "tình" này, Nghĩa có cơ hội sống hay không?
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hắn có còn là người nữa đâu mà phải đối xử với hắn như đối xử với 1 con người chứ
thodai.gif
 
×
Quay lại
Top Bottom