Có nên "cáo chung" hệ tại chức?

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.910
(Dân trí) - Hiện đang có một làn sóng tẩy chay hệ đại học tại chức ở nhiều địa phương trên cả nước. Mở đầu cho “làn sóng” này làTP. Đà Nẵng. Mới đây nhất, ngày 3/9/2012, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành qui định tương tự. Chắc chắn, đây không phải là địa phương cuối cùng…

mh_tai-chuc-6d6a3.jpg


Đầu tháng 12/2010, UBND TP. Đà Nẵng có văn bản gửi các sở, ban ngành, quận huyện chỉ đạo không tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước. Năm tháng sau (5/2011), đến lượt UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định thi tuyển công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Tháng 9/2011, hàng chục giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh tiểu học ở Nam Định phải nghỉ dạy vì chỉ có bằng tại chức. Tháng 10/2011, đến lượt Hải Dương thông báo không tuyển sinh viên tại chức.
Sang năm 2012, mở đầu trào lưu này là Sở GD&ĐT Hà Nam không tuyển những sinh viên tại chức và cả các hình thức đào tạo liên thông, liên kết, từ xa. Tháng 8/2012, tỉnh Quảng Nam thông báo tuyển gần 600 cán bộ công chức và cũng yêu cầu không tuyển ứng viên có bằng đại học tại chức. Ngày 29/8/2012, UBND Nam Định thông báo tuyển dụng công chức phải được đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn. Ngày 3/9/2012, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định quy định chính sách sử dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học (có hiệu lực hết năm 2015) cũng không tuyển dụng hệ tại chức vào các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước.

Vì sao lại có hiện tượng đồng loạt “tẩy chay” trên?


Công bằng mà nói do điều kiện lịch sử, hình thức đào tạo tại chức là sự sáng tạo mang dấu ấn rất rõ của giáo dục Việt Nam. Nó phù hợp với mô hình phát triển của một đất nước từng có tới hơn 90% dân số mù chữ, lại phải trải qua các cuộc chiến tranh liên miên để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ.

Trong các cuộc chiến tranh đó, hàng vạn những người con ưu tú vì chiến tranh phải dở dang việc học tập. Khi cuộc chiến kết thúc, nhiều người trong số họ theo học hệ tại chức. Trong bối cảnh đó, phương pháp đào tạo tại chức không chỉ giải quyết nhu cầu học tập mà nhiều nhà khoa học đã trưởng thành nhờ cách học này.

Tuy nhiên gần đây, nó đã bị biến tướng rất nhiều. Nhất là khi việc thi vào đại học chính qui khó khăn như một cuộc “vượt vũ môn” thì hệ đào tạo tại chức chính là nơi cứu cánh cho không ít sinh viên thi trượt. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, nó còn trở thành nơi “trú ngụ” của một số sinh viên thuộc dạng “con cháu”. Họ theo học hệ này cốt kiếm tấm bằng đại học để hợp thức hóa và làm “bùa ngải” tiến thân. Nó còn được nhân rộng bởi nhìn ở khía cạnh nhà trường, có thể nói không ít nơi coi đây như mảnh đất màu mỡ để tăng thu nhập cho giáo viên.

Năng lực hạn chế (không đỗ chính qui), đào tạo hời hợt nhưng bằng cấp vẫn “tương đương” nên nhiều sinh viên đã chọn con đường này là lẽ tất yếu.
Một “lá bùa” nữa để các trường mở rộng hệ này là theo con số thống kê, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tại chức có việc làm phù hợp với chuyên ngành học rất cao.
Tuy nhiên, đó là con số ảo bởi thực tế, nhiều người trong số họ nhờ các mối quan hệ đã có việc làm trước khi đào tạo. Thậm chí với nhiều người, đi học chỉ mang tính hình thức cho việc qui hoạch trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Trong tình hình đó, có thể nói phương pháp đào tạo tại chức giờ đây không chỉ lỗi thời mà nó còn là “bàn đạp” cho một số người lợi dụng tiến thân, tất nhiên không phải tất cả.

Thế nhưng xóa bỏ hệ đào tạo này không dễ bởi nó cũng mang tính “lợi ích nhóm”, động chạm đến quyền lợi của không ít người.

Song cuộc sống luôn có những qui luật đào thải rất khắt khe. Việc những địa phương trên (mà trong tương lai, con số chắc chắn không dừng ở đây) từ chối nhận bằng tại chức không đơn giản như một quyết định hành chính của Bộ GD&ĐT. Nó là phản ứng của thị trường trước một mặt hàng chất lượng thấp. Khi thị trường không chấp nhận, chắc chắn mặt hàng mang thương hiệu “madein tại chức” sẽ phá sản.

Vì vậy, hiện nay chỉ có hai sự lựa chọn. Một là nếu tiếp tục mô hình này, Bộ GD&ĐT phải có biện pháp nâng cao chất lượng mặc dù đây là vấn đề không dễ. Hai là dũng cảm bỏ hẳn phương pháp này. Đây cũng là vấn đề rất khó bởi nó động chạm đến quyền lợi của nhiều người.

Theo bạn, nên để hay nên bỏ hệ đào tạo tại chức và bạn có đồng tinh với phản ứng bằng cách “tẩy chay” như của các địa phương trên hay không?

Theo mình: ;)
- Hệ "chính qui", là chương trình đào tạo tập trung dành cho các thí sinh đạt kết quả tốt nhất ở các kỳ thi tuyển sinh chính thức hằng năm của các trường ĐH, CĐ, THCN,...

- Hệ "không chính qui" là chương trình đào tạo dành cho các đối tượng còn lại, trong đó có hệ "tại chức" ( vừa làm vừa học )
=> Nên bỏ nhưng làm gì thi cũng phải có lộ trình. Nếu nhà nước không công nhận bằng tại chức thì tại sao lại đồng ý cho đào tạo hệ này để các sinh viên hệ tại chức tôt nghiệp rồi thì mới có quyết định không nhận vào làm việc thế chẳng phải những người này học ra thì bằng cấp bỏ không a? rồi các doanh nghiệp cũng không nhân tại chức thì sao nhỉ?

Còn về liên thông cần siết chặt cơ sở được phép thi liên thông, không thể anh dh chính quy với anh liên thông từ cd và tc lên lại bằng cấp một đống như nhau thì...dễ dàng quá, vậy thi còn ý nghĩa gì. Đành là các bạn đi được vòng cần cơ hội học lên, mở mang kiến thức... đương nhiên cái giá cho nó là làm bài thi liên thông nghiêm túc và khách quan, không thiệt cho SV chính quy :D

Bạn nghĩ sao? :>
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom