Có một thương nhân Việt trên đất Nhật

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
(Dân trí) - Còn mấy hôm nữa là đến ngày Doanh nhân Việt Nam, nên khi nghe Đại sứ Nguyễn Phú Bình dành ngày nghỉ để đi dự lễ khai trương Trung tâm kinh doanh hoa tươi của một doanh nhân Việt tại Chiba tôi theo ngay.
Thấy Tokyo đất chật người đông tôi cứ hình dung, khang trang lắm thì Trung tâm này cũng chỉ như cái siêu thị hoa trên đê Nghi Tàm mà mỗi lần ra sân bay tôi thường để ý. Té ra, đây cũng là siêu thị hoa trên đường ra sân bay quốc tế Narita, được xây dựng trên khuôn viên rộng tới 4.000m2, giữa khu phố buôn bán khá khang trang.

photo_54a9d.jpg

Đại sứ Nguyễn Phú Bình (giữa) cùng ông bà Ngô Hùng Lâm cắt băng khai trương siêu thị thứ hai.

Ngôi nhà bán hoa rộng tới hơn 1.500m2. Ông chủ trung tâm Fuji Toujiki Garden Center có tên Nhật là Fuji Minoru nhưng chính là một người Viêt tên khai sinh là Ngô Hùng Lâm, quê ở Vũng Tàu.

Gặp quan khách và bạn bè Việt, Nhật... lạ và quen, ông không giấu giếm: Ông là người vượt biên năm 1980, ông sang Nhật với bàn tay trắng, cùng với việc kiếm ăn hằng ngày thì mỗi khi nhớ về quê hương ông tìm sách báo để đọc.

Và, từ đất Nhật ông tìm thấy một người thanh niên Viêt Nam đã ra đi cách ông nửa thế kỷ, một mình giữa trời tây lạnh giá không chỉ vật lộn để kiếm sống mà làm một việc vĩ đại đó là tìm đường cứu nước.

Không làm được việc lớn lao như Bác Hồ thì ít nhất mình cũng phải lo được cho mình cuộc sống không để người địa phương họ khinh thường. Nghĩ thế, ông lao vào học tiếng, học nghề. Không có cái chữ, không bằng cấp ông bắt đầu cái nghề thợ mộc.

Và đến bây giờ khi vốn liếng có hàng chục triệu đôla Mỹ, khi bỏ ra không ít tiền làm ra để làm từ thiện,thì ông vẫn tự tay mình cùng bạn bè dựng lên ngôi nhà rộng 1.500 mét vuông để kinh doanh mà không cần thuê mướn.

Lấy Bác Hồ làm niềm tự hào, làm thần tượng để học tập vượt qua khó khăn từ lúc bôn ba kiếm sống, nên ông quý những gì mà bác Hồ để lại. Bởi vậy, vượt qua định kiến của những người di tản, ông tìm đến với những người đi theo Bác trên đất Nhật, và hướng về Hà Nội.

Và thật may mắn cho ông khi gặp người bạn đời lớn lên từ miền bắc, Hà Nội. Nghĩ gì có
lợi cho quê hương là ông làm. Nhìn cờ đỏ sao vàng, cờ ngũ hành Việt Nam, rồi phong cảnh Hạ Long và hàng gốm sứ Bát Tràng bày ở những nơi bắt mắt nhất trong hôm khai trương siêu thị, đại sứ Nguyễn Phú Bình cho rằng đây sẽ là một điểm đến của cộng đồng người Việt trên đất Nhật.

Cái siêu thị rộng 4.000 mét vuông này, là siêu thị thứ 2. Thật là vui, khi ông bà đang tiếp chúng tôi, thì điện thoại của cô con gái - cô chủ của siêu thị số 1 điện tới tấp yêu cầu chi viện vì trên đó đang khan hàng. Bán hàng mà "cháy hàng" đó là niềm vui.

Ông kể, đúng dịp này năm ngoái, kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, ông làm các món đặc sản Viêt Nam mời một nghìn khách. Không ngờ ông được bạn bè Nhật, Việt hưởng ứng đến đông hơn nhiều so với dự tính, dẫu có lúng túng tí chút nhưng niềm vui được nhân lên gấp bội. Lễ, tết, Quốc khánh ông thường làm như vậy để giới thiệu Việt Nam với bạn bè.

Để có được cơ ngơi hôm nay, ông phải làm việc cật lực, vì vậy hai con ông sau khi tốt nghiệp Đại học, muốn vào làm việc ở cơ sở của ông, ông yêu cầu phải làm đơn xin việc và khi xét thấy đủ điều kiện nhận vào làm việc thì trong hợp đồng lương có một điều khoản là hàng tháng phải dành 10 phần trăm tiền lương để làm từ thiên.

Làm từ thiện là niềm vui, là chí nguyện của ông. Khoản lớn thì có kế hoạch trích từ doanh thu, khoản nhỏ thì bằng tiết kiệm chi tiêu. Khi ông đi công việc hay về Viêt Nam vợ thu xếp cho khoản tiền ăn nghỉ ở khách sạn hạng sang, ông ở hạng thường để dành tiền gặp những trường hợp lang thang cơ nhỡ thì giúp.

Ông không giấu giếm ý định sẽ cố gắng giúp xây một ngôi trường cho trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa quê nhà. Bởi vậy, khi gặp tôi - một người công tác ở báo Dân trí - ông xin ngay địa chỉ để giúp ông thực hiện ý nguyện của mình một cách hiệu quả.

Khai trương đúng dịp ngày Doanh nhân Viêt Nam, với mong muốn thông qua Trung tâm cây cảnh này để giới thiệu Việt Nam với bạn bè thế giới, ông đang nhập những loại hoa đẹp từ Việt Nam để bổ sung cho hơn hai trăm mặt hàng hoa mà ông đang bán.

Đúng là cưỡi ngựa xem hoa, trong vài tiếng đồng hồ, tôi không thể nào thưởng lãm vẻ đẹp từ giản dị đến kiêu sa của các loài hoa ở đây, bởi có mặt hàng giá chỉ một vài trăm yen, nhưng cũng có những cây hoa có giá tới hàng vạn yen. Cùng với hoa sẽ có thêm văn hoá phẩm và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ của các miền Việt Nam.

Thăm siêu thị thứ hai của Ngô Hùng Lâm bất giác hình ảnh trong bộ phim Ôsin của Nhật đã chiếu ở Việt Nam khá lâu lại trở về trong tôi. Những thương nhân bắt đầu khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng và sự đùm bọc cộng đồng, họ đã đi lên đi lên từng bước một. Ôsin có cả một hệ thống siêu thị khắp nước Nhật. Ngô Hùng Lâm chắc cũng sẽ không dừng lại...

Nguyễn Lương Phán
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom