- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
-Thôi được rồi, mẹ nghĩ mẹ con mình sẽ không tranh luận nữa cho tới khi cả hai thật bình tĩnh và thông suốt, thế nhé con!
-Vâng mẹ!-Tôi đáp, xuôi xị. Mẹ đóng cửa phòng, tôi vùi mặt vào gối. Như mọi lần, tôi biết mẹ cố kiềm chế. Đây không phải lần đầu tiên tôi và mẹ tranh cãi về chuyện này. Nhưng liệu bao giờ mới là lần cuối cùng khi mà có hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau được đưa ra cho việc giải quyết chỉ một vấn đề? Mà đó lại là "tìm hướng đi cho một cuộc đời", chính là đời tôi.
Xỏ tay vội vào cái áo sơ mi trắng, quơ thêm bộ đồng phục của quán nhét vào cặp, tôi phóng ra cửa.
-Mẹ ơi, con đến lớp tiếng Nhật xong đi làm luôn, mẹ với anh Thịnh cứ ăn cơm trước nhé!- Tôi nói vọng vào.
********************
Fire Bird hôm nay đông hơn ngày thường. Quán cà phê được một chị học kiến trúc bên Ý về mở ra. Khắp quán là ba tông màu chủ đạo đỏ trắng và đen, những hoa văn họa tiết nổi uốn lượn trên tường làm không gian mang một màu sắc gì đó thật huyền bí, vì thế nên thường rất đông khách, đặc biệt là giới trẻ. Nhân viên được tuyển vào đây, theo đúng lời của chị ấy, là phải "đặc biệt từ trong hồ sơ mới được nhận". Vừa cất được cái xe đạp, chui vào phòng thay đồ, cái Trà ném cho tôi quyển truyện " Này, "Lãng khách Kenshin" tập mới nhất đấy, tao biết mày đi học tiếng không mua được thế nào cũng cuống lên, nhanh rồi ra ngoài ngay đi nhá! Đang đông khách lắm!"
Tôi thầm cảm ơn con bạn "đồng nghiệp" . Nó là dân chuyên Tổng hợp từ Thanh Hóa ra đây trọ học, đi làm thêm với mong muốn tiết kiệm đủ tiền theo học lớp Tiếng Anh luyện thi và mua cho đứa em gái khiếm thị một cây đàn ghi ta. Cuộc sống cấp 3 xa nhà làm nó mạnh mẽ, lì lợm và gan góc, sẵn sàng cho một tên thanh niên choai choai trên đường về nhà một phát guốc vào mặt nếu bị trêu chọc. Xa nhà và tự lập, nhưng giữ được mình khỏi cám dỗ của thành phố sầm uất, bỏ xa những náo nhiệt đầy màu sắc, và tạo cho mình một cái vỏ xù lông nhím. Thế mà tôi thích chơi với Trà và ngược lại, chắc cũng bởi tôi là con người kì quặc, khác với đa số người.
Tôi có một niềm đam mê bất tận với truyện tranh.
Tôi bắt đầu biết nhịn ăn sáng dành tiền mua truyện từ năm lớp 2, biết sưu tầm truyện theo bộ một cách bài bản từ lúc hết tiểu học và biết săn lùng từng tập truyện nóng hổi mới ra lò từ năm lớp 8. Không gì quyến rũ tôi hơn những cuốn truyện tranh màu sắc, những thế giới nội tâm nhân vật phong phú lôi cuốn qua từng nét vẽ. Tôi mê truyện tranh, những câu chuyện với những chi tiết, tình huống, sự việc thậm chí "rất không thực" mà truyện chữ hay tiểu thuyết cũng không hề có. Ngày nhỏ tôi đam mê bất chấp việc phải "chiến đấu" với mẹ để gia tài của tôi khồng bị mẹ bán đồng nát. Lớn lên một chút, tôi bọc từng quyển truyện trong giấy trắng, chú thích bìa rõ ràng và sẵn sàng nổi giận với bất cứ đứa bạn nào dám cả gan...làm sờn giấy bọc hay nhăn gáy. Tôi đọc truyện, khóc, cười, buồn, vui với nhân vật. Với những trang truyện, tôi đắm chìm trong thế giới của riêng mình, mặc sức tưởng tượng, mơ mộng, hạnh phúc, khổ đau, và tôi mãn nguyện. Bạn bè bắt đầu cho rằng tôi lập dị và khác người, xa tôi dần. Mặc, tôi không quan tâm, vì nếu ngăn đôi trái tim tôi ra, thì nửa già đã dành cho truyện tranh, không thể thay đổi.
Từ khi bắt đầu vào cấp 3, tôi có một giấc mơ của riêng mình.
Tôi quyết định sẽ sang Nhật theo học ngành ngôn ngữ học, cũng chính từ niềm đam mê với truyện tranh.
Tôi bắt đầu cày tiếng Nhật như điên, mày mò tự dịch truyện trên các trang tiếng Nhật. Viêc tôi làm gặp phải sự phản đối quyết liệt của mẹ. Mẹ muốn tôi theo một ngành học nào đó nhẹ nhàng, không quá sức với con gái, có một cuộc sống ổn định sau này, không cần giàu có. Tôi lại hoàn toàn không đồng ý quan điểm về cách sồng yên vị mà mẹ đã định vạch sẵn ra cho mình. Trên tất cả, tôi khao khát được đến đất nước Mặt trời, được đi bộ trên những con phố sầm uất, được tới những ngôi chùa cổ kính, được trực tiếp diễu hành trong lễ hội hoa anh đào, treo đèn lồng cá chép trong lễ Kodomonohi, múa những điệu múa truyền thống mà tôi đã tập hàng trăm lần. Tôi muốn tận tay, chạm, lật giở, đọc những quyển truyện nguyên gốc, viết bằng thứ ngôn ngữ tượng hình đang dần trở nên không còn xa lạ. Thời gian gần đây giữa mẹ con tôi thường là các cuộc tranh luận không có hồi kết về việc " Mẹ không thể để con dồn toàn tâm toàn ý vào học tiếng Nhật mà quyết định không thi đại học, chẳng có cơ sở vững chắc nào đảm bảo cho việc con sẽ dành được học bổng và tồn tại được trong một môi trường đòi hỏi sự hoàn hảo như ở nước Nhật". Mẹ cho rằng đấy chỉ là những suy nghĩ bốc đồng của một con nhóc thiếu va chạm và quá giàu trí tưởng tượng . Nhưng đối với tôi, điều này thực sự có ý nghĩa, như là từ khi sinh ra , một phần trong tôi, đã thuộc về nơi ấy, không giả tạo, không thay đổi.
Cầm hồ sơ xin việc của tôi trên tay, chị Thu Anh hơi nhíu mày:
-"Muốn được làm ở khu vực bếp vì cho rằng làm mấy món ăn nhanh chẳng có gì khó, và vì muốn kiếm được nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất có thể " ư?
-Dạ vâng, có gì không ổn ạ?
-"Muốn kiếm tiền vì tự ý đi học tiếng Nhật không hỏi mẹ dẫn đến chiến tranh lạnh. Ước mơ sang Nhật vì cảm thấy nó như một phần của mình"?-Chị ấy bắt đầu buồn cười
-Thế có phải là đặc biệt không ạ?
-Nghe này, ở Firebird, chị đã thuê những đầu bếp có chuyên môn đảm nhận công việc trong nhà bếp rồi. Nếu em muốn vào làm, thì hoặc là chạy bàn, hoặc không gì cả!
Tôi bắt đầu đi làm ở Firebird, và gặp ở đây một đội ngũ nhân viên "đặc biệt". Anh Bách, 18 tuổi, là pianist của quán với thâm niên mười hai năm chơi piano, sắp sang Úc theo học...Vật lí nguyên tử-một ngành rất “không liên quan”. Chị Phương, 21 tuổi, dân kinh tế, với mơ ước mở một quán "cà phê-gốm" cho teen, đi làm để học hỏi kinh nghiệm và tích lũy vốn. Anh Phong, 19 tuổi, sinh viên Mĩ thuật công nghiệp có biệt tài vẽ lên...vỏ trứng đẹp long lanh. Trà, và cuối cùng là con bé ngông cuồng-tôi, bằng tuổi nhau, 17. Trên gác xép quán có một khoảng trống nhỏ có cái cửa chớp gắn kính nhiều màu. Khi rảnh rỗi, tôi rủ Trà lên đó, mang theo cốc capuchino “chùa”, hé cái cửa chớp nhỏ ra, nhìn xuống đường. ngắm xe cộ đi lại qua những tán xanh của một cái cây to. Trà kể cho tôi về trường lớp, bạn bè, về những xích mích trong cuộc sống chung đụng phức tạp ở nhà trọ, về một cậu bạn Hà Nội tốt bụng hay đèo Trà đi học về. Đôi lúc, một cách yếu ớt, Trà khóc, khóc vì nhớ nhà, nhớ đứa em gái kém may mắn và giấc mơ nhỏ nhoi về cây đàn ghi ta, khóc vì những áp lực học hành của một môi trường mà vào được đã khó, tranh đấu để tồn tại và giữ vững vị trí lại càng khó hơn. Những lúc như thế, chẳng gì thoải mái hơn là dựa vào vai nhau ngủ ngon lành sau khi khóc thật đã đời, để rồi cảm thấy mình thật mạnh mẽ và trưởng thành, vì ít nhất đã dám chọn những con đường "không bằng phẳng" mà ít người dám đi.
-Bắt quả tang hai đứa trốn việc lên đây nhé, có biết dưới kia đông như nào không?-Tôi giật mình quay lại "Chị Thu Anh, sao chị biết bọn em ở đây?"
-Có gì mà qua được mắt chị, các em không thấy lạ là mỗi lần trốn lên đây chẳng thấy ai gọi xuống à? Là cố tình để hai nhóc tha hồ "tự kỉ" đấy, và bởi, mỗi khi lên đây rồi xuống, hai đứa đều tự tin và mạnh mẽ hơn nữa!
-Chị ơi! Tại sao chị nhận em vào làm?-Tôi hỏi
-Là bởi vì em, cũng giống những thành viên ở đây, "đặc biệt từ trong hồ sơ" chứ sao? Vì em thực sự kì lạ, và can đảm, khi chọn đi một con đường khác, thay vì lối mòn!
-Chỉ là, trong em lúc nào cũng vang lên một giọng nói, rất thúc giục, rằng "Đúng, phải là như thế!" không thể khác, từ quyết định, tới nỗ lực để thực hiện, như là em đã được "lập trình để làm như thế" vậy!
-Uh, ngày xưa, khi học năm thứ hai kinh tế, chị đã cảm thấy mình như bị đặt nhầm chỗ, cả về thể xác, cả tâm trí, nên chị quyết định học, thi, đi, và thực hiện lại từ đầu, giấc mơ của riêng mình, không lệ thuộc, không âu lo, chỉ vì mình làm điều mà mình đam mê, nhất định sẽ hạnh phúc. Chỉ cần có một cái đích để hướng tới trong cuộc chạy đua cuộc sống, thế là đủ.
****************************
Tối muộn, tôi về nhà, chạy thẳng sang phòng mẹ, tôi ôm mẹ.
-Mẹ ơi, mẹ hãy tin con nhé! Con có riêng cho mình một cái đích để hướng tới mẹ ạ!
-Con biết không? Ngày còn trẻ khi mẹ quyết định theo ngành pháp Y, mẹ cũng đã có những suy nghĩ về những ngã rẽ của cuộc đời, về những con đường chông gai của đam mê và về những lối mòn. Nhưng rồi mẹ không hối hận, vì đã gặp, quen, và yêu bố con. Thời gian sau khi bố con mất là vô cùng khó khăn với mẹ, khi phải nuôi dạy một bé trai lên bảy và một bé gái mới chào đời. Đôi khi trong cuộc sống hằng ngày, mẹ cảm thấy như con còn quá bé nhỏ, mẹ lo sợ, sợ những quyết định của con sẽ khiến con vấp ngã trên những bước đi vào cuộc sống đây màu sắc rộng lớn ngoài kia. Nhưng mẹ cố gắng nuôi dạy con của mẹ, trở thành những người biết theo đuổi đến cùng một ước mơ. Có lẽ mẹ cũng “sắp” làm được con à!
-Đấy có phải là một lời đồng ý dài và diễn cảm không hả mẹ?- tôi lau nước mắt trên má mẹ.
-Thôi con đi ăn cơm đi, mai ngày nghỉ, mẹ bảo anh Thịnh đóng thêm cho cái giá, để truyện lên đấy, giữ sau này cho con cái nó đọc!
-Mẹ ơi, con yêu mẹ!
Mình làm điều mà mình đam mê, nhất định sẽ hạnh phúc. Chỉ cần có một cái đích để hướng tới trong cuộc chạy đua cuộc sống, thế là đủ.
-Vâng mẹ!-Tôi đáp, xuôi xị. Mẹ đóng cửa phòng, tôi vùi mặt vào gối. Như mọi lần, tôi biết mẹ cố kiềm chế. Đây không phải lần đầu tiên tôi và mẹ tranh cãi về chuyện này. Nhưng liệu bao giờ mới là lần cuối cùng khi mà có hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau được đưa ra cho việc giải quyết chỉ một vấn đề? Mà đó lại là "tìm hướng đi cho một cuộc đời", chính là đời tôi.
Xỏ tay vội vào cái áo sơ mi trắng, quơ thêm bộ đồng phục của quán nhét vào cặp, tôi phóng ra cửa.
-Mẹ ơi, con đến lớp tiếng Nhật xong đi làm luôn, mẹ với anh Thịnh cứ ăn cơm trước nhé!- Tôi nói vọng vào.
********************
Fire Bird hôm nay đông hơn ngày thường. Quán cà phê được một chị học kiến trúc bên Ý về mở ra. Khắp quán là ba tông màu chủ đạo đỏ trắng và đen, những hoa văn họa tiết nổi uốn lượn trên tường làm không gian mang một màu sắc gì đó thật huyền bí, vì thế nên thường rất đông khách, đặc biệt là giới trẻ. Nhân viên được tuyển vào đây, theo đúng lời của chị ấy, là phải "đặc biệt từ trong hồ sơ mới được nhận". Vừa cất được cái xe đạp, chui vào phòng thay đồ, cái Trà ném cho tôi quyển truyện " Này, "Lãng khách Kenshin" tập mới nhất đấy, tao biết mày đi học tiếng không mua được thế nào cũng cuống lên, nhanh rồi ra ngoài ngay đi nhá! Đang đông khách lắm!"
Tôi thầm cảm ơn con bạn "đồng nghiệp" . Nó là dân chuyên Tổng hợp từ Thanh Hóa ra đây trọ học, đi làm thêm với mong muốn tiết kiệm đủ tiền theo học lớp Tiếng Anh luyện thi và mua cho đứa em gái khiếm thị một cây đàn ghi ta. Cuộc sống cấp 3 xa nhà làm nó mạnh mẽ, lì lợm và gan góc, sẵn sàng cho một tên thanh niên choai choai trên đường về nhà một phát guốc vào mặt nếu bị trêu chọc. Xa nhà và tự lập, nhưng giữ được mình khỏi cám dỗ của thành phố sầm uất, bỏ xa những náo nhiệt đầy màu sắc, và tạo cho mình một cái vỏ xù lông nhím. Thế mà tôi thích chơi với Trà và ngược lại, chắc cũng bởi tôi là con người kì quặc, khác với đa số người.
Tôi có một niềm đam mê bất tận với truyện tranh.
Tôi bắt đầu biết nhịn ăn sáng dành tiền mua truyện từ năm lớp 2, biết sưu tầm truyện theo bộ một cách bài bản từ lúc hết tiểu học và biết săn lùng từng tập truyện nóng hổi mới ra lò từ năm lớp 8. Không gì quyến rũ tôi hơn những cuốn truyện tranh màu sắc, những thế giới nội tâm nhân vật phong phú lôi cuốn qua từng nét vẽ. Tôi mê truyện tranh, những câu chuyện với những chi tiết, tình huống, sự việc thậm chí "rất không thực" mà truyện chữ hay tiểu thuyết cũng không hề có. Ngày nhỏ tôi đam mê bất chấp việc phải "chiến đấu" với mẹ để gia tài của tôi khồng bị mẹ bán đồng nát. Lớn lên một chút, tôi bọc từng quyển truyện trong giấy trắng, chú thích bìa rõ ràng và sẵn sàng nổi giận với bất cứ đứa bạn nào dám cả gan...làm sờn giấy bọc hay nhăn gáy. Tôi đọc truyện, khóc, cười, buồn, vui với nhân vật. Với những trang truyện, tôi đắm chìm trong thế giới của riêng mình, mặc sức tưởng tượng, mơ mộng, hạnh phúc, khổ đau, và tôi mãn nguyện. Bạn bè bắt đầu cho rằng tôi lập dị và khác người, xa tôi dần. Mặc, tôi không quan tâm, vì nếu ngăn đôi trái tim tôi ra, thì nửa già đã dành cho truyện tranh, không thể thay đổi.
Từ khi bắt đầu vào cấp 3, tôi có một giấc mơ của riêng mình.
Tôi quyết định sẽ sang Nhật theo học ngành ngôn ngữ học, cũng chính từ niềm đam mê với truyện tranh.
Tôi bắt đầu cày tiếng Nhật như điên, mày mò tự dịch truyện trên các trang tiếng Nhật. Viêc tôi làm gặp phải sự phản đối quyết liệt của mẹ. Mẹ muốn tôi theo một ngành học nào đó nhẹ nhàng, không quá sức với con gái, có một cuộc sống ổn định sau này, không cần giàu có. Tôi lại hoàn toàn không đồng ý quan điểm về cách sồng yên vị mà mẹ đã định vạch sẵn ra cho mình. Trên tất cả, tôi khao khát được đến đất nước Mặt trời, được đi bộ trên những con phố sầm uất, được tới những ngôi chùa cổ kính, được trực tiếp diễu hành trong lễ hội hoa anh đào, treo đèn lồng cá chép trong lễ Kodomonohi, múa những điệu múa truyền thống mà tôi đã tập hàng trăm lần. Tôi muốn tận tay, chạm, lật giở, đọc những quyển truyện nguyên gốc, viết bằng thứ ngôn ngữ tượng hình đang dần trở nên không còn xa lạ. Thời gian gần đây giữa mẹ con tôi thường là các cuộc tranh luận không có hồi kết về việc " Mẹ không thể để con dồn toàn tâm toàn ý vào học tiếng Nhật mà quyết định không thi đại học, chẳng có cơ sở vững chắc nào đảm bảo cho việc con sẽ dành được học bổng và tồn tại được trong một môi trường đòi hỏi sự hoàn hảo như ở nước Nhật". Mẹ cho rằng đấy chỉ là những suy nghĩ bốc đồng của một con nhóc thiếu va chạm và quá giàu trí tưởng tượng . Nhưng đối với tôi, điều này thực sự có ý nghĩa, như là từ khi sinh ra , một phần trong tôi, đã thuộc về nơi ấy, không giả tạo, không thay đổi.
Cầm hồ sơ xin việc của tôi trên tay, chị Thu Anh hơi nhíu mày:
-"Muốn được làm ở khu vực bếp vì cho rằng làm mấy món ăn nhanh chẳng có gì khó, và vì muốn kiếm được nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất có thể " ư?
-Dạ vâng, có gì không ổn ạ?
-"Muốn kiếm tiền vì tự ý đi học tiếng Nhật không hỏi mẹ dẫn đến chiến tranh lạnh. Ước mơ sang Nhật vì cảm thấy nó như một phần của mình"?-Chị ấy bắt đầu buồn cười
-Thế có phải là đặc biệt không ạ?
-Nghe này, ở Firebird, chị đã thuê những đầu bếp có chuyên môn đảm nhận công việc trong nhà bếp rồi. Nếu em muốn vào làm, thì hoặc là chạy bàn, hoặc không gì cả!
Tôi bắt đầu đi làm ở Firebird, và gặp ở đây một đội ngũ nhân viên "đặc biệt". Anh Bách, 18 tuổi, là pianist của quán với thâm niên mười hai năm chơi piano, sắp sang Úc theo học...Vật lí nguyên tử-một ngành rất “không liên quan”. Chị Phương, 21 tuổi, dân kinh tế, với mơ ước mở một quán "cà phê-gốm" cho teen, đi làm để học hỏi kinh nghiệm và tích lũy vốn. Anh Phong, 19 tuổi, sinh viên Mĩ thuật công nghiệp có biệt tài vẽ lên...vỏ trứng đẹp long lanh. Trà, và cuối cùng là con bé ngông cuồng-tôi, bằng tuổi nhau, 17. Trên gác xép quán có một khoảng trống nhỏ có cái cửa chớp gắn kính nhiều màu. Khi rảnh rỗi, tôi rủ Trà lên đó, mang theo cốc capuchino “chùa”, hé cái cửa chớp nhỏ ra, nhìn xuống đường. ngắm xe cộ đi lại qua những tán xanh của một cái cây to. Trà kể cho tôi về trường lớp, bạn bè, về những xích mích trong cuộc sống chung đụng phức tạp ở nhà trọ, về một cậu bạn Hà Nội tốt bụng hay đèo Trà đi học về. Đôi lúc, một cách yếu ớt, Trà khóc, khóc vì nhớ nhà, nhớ đứa em gái kém may mắn và giấc mơ nhỏ nhoi về cây đàn ghi ta, khóc vì những áp lực học hành của một môi trường mà vào được đã khó, tranh đấu để tồn tại và giữ vững vị trí lại càng khó hơn. Những lúc như thế, chẳng gì thoải mái hơn là dựa vào vai nhau ngủ ngon lành sau khi khóc thật đã đời, để rồi cảm thấy mình thật mạnh mẽ và trưởng thành, vì ít nhất đã dám chọn những con đường "không bằng phẳng" mà ít người dám đi.
-Bắt quả tang hai đứa trốn việc lên đây nhé, có biết dưới kia đông như nào không?-Tôi giật mình quay lại "Chị Thu Anh, sao chị biết bọn em ở đây?"
-Có gì mà qua được mắt chị, các em không thấy lạ là mỗi lần trốn lên đây chẳng thấy ai gọi xuống à? Là cố tình để hai nhóc tha hồ "tự kỉ" đấy, và bởi, mỗi khi lên đây rồi xuống, hai đứa đều tự tin và mạnh mẽ hơn nữa!
-Chị ơi! Tại sao chị nhận em vào làm?-Tôi hỏi
-Là bởi vì em, cũng giống những thành viên ở đây, "đặc biệt từ trong hồ sơ" chứ sao? Vì em thực sự kì lạ, và can đảm, khi chọn đi một con đường khác, thay vì lối mòn!
-Chỉ là, trong em lúc nào cũng vang lên một giọng nói, rất thúc giục, rằng "Đúng, phải là như thế!" không thể khác, từ quyết định, tới nỗ lực để thực hiện, như là em đã được "lập trình để làm như thế" vậy!
-Uh, ngày xưa, khi học năm thứ hai kinh tế, chị đã cảm thấy mình như bị đặt nhầm chỗ, cả về thể xác, cả tâm trí, nên chị quyết định học, thi, đi, và thực hiện lại từ đầu, giấc mơ của riêng mình, không lệ thuộc, không âu lo, chỉ vì mình làm điều mà mình đam mê, nhất định sẽ hạnh phúc. Chỉ cần có một cái đích để hướng tới trong cuộc chạy đua cuộc sống, thế là đủ.
****************************
Tối muộn, tôi về nhà, chạy thẳng sang phòng mẹ, tôi ôm mẹ.
-Mẹ ơi, mẹ hãy tin con nhé! Con có riêng cho mình một cái đích để hướng tới mẹ ạ!
-Con biết không? Ngày còn trẻ khi mẹ quyết định theo ngành pháp Y, mẹ cũng đã có những suy nghĩ về những ngã rẽ của cuộc đời, về những con đường chông gai của đam mê và về những lối mòn. Nhưng rồi mẹ không hối hận, vì đã gặp, quen, và yêu bố con. Thời gian sau khi bố con mất là vô cùng khó khăn với mẹ, khi phải nuôi dạy một bé trai lên bảy và một bé gái mới chào đời. Đôi khi trong cuộc sống hằng ngày, mẹ cảm thấy như con còn quá bé nhỏ, mẹ lo sợ, sợ những quyết định của con sẽ khiến con vấp ngã trên những bước đi vào cuộc sống đây màu sắc rộng lớn ngoài kia. Nhưng mẹ cố gắng nuôi dạy con của mẹ, trở thành những người biết theo đuổi đến cùng một ước mơ. Có lẽ mẹ cũng “sắp” làm được con à!
-Đấy có phải là một lời đồng ý dài và diễn cảm không hả mẹ?- tôi lau nước mắt trên má mẹ.
-Thôi con đi ăn cơm đi, mai ngày nghỉ, mẹ bảo anh Thịnh đóng thêm cho cái giá, để truyện lên đấy, giữ sau này cho con cái nó đọc!
-Mẹ ơi, con yêu mẹ!
Mình làm điều mà mình đam mê, nhất định sẽ hạnh phúc. Chỉ cần có một cái đích để hướng tới trong cuộc chạy đua cuộc sống, thế là đủ.