Có mẹ nào uống thuốc đau răng khi đang cho con bú không?

thuongchip

Thành viên
Tham gia
2/12/2022
Bài viết
29
Trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm sữa có thể gặp phải một tình huống bất lợi, đó là răng bị đau. Vậy đang cho con bú uống thuốc đau răng được không? Chúng tôi sẽ có những chia sẻ chính xác để giúp các mẹ bỉm biết cách chăm sóc sau sinh tại nhà an toàn đúng cách.

Có mẹ nào uống thuốc đau răng khi đang cho con bú không?

Thực tế, tác động của thuốc giảm đau răng đối với trẻ bú mẹ vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết, ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc uống một lần nên được ưu tiên, sử dụng sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất, có thể là lần bú cuối ngày trước khi trẻ đi ngủ.

Mẹ cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ như buồn ngủ, khó chịu, và tránh các thuốc tác dụng kéo dài. Tuân thủ các khuyến cáo đối với những loại thuốc có nhiều vấn đề tiềm ẩn. Một số thuốc có thể được kê đơn để giảm đau trong giai đoạn cho con bú gồm:

Thuốc giảm đau Paracetamol:

Được xem là an toàn trong giai đoạn cho con bú, liều thuốc mà trẻ nhận được qua sữa mẹ chỉ khoảng 6% liều dùng của mẹ.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs):

Ibuprofen và diclofenac có thể dùng được trong thời kỳ cho con bú. Liều vào sữa mẹ của chúng lần lượt là 0,65% và 1% so với liều dùng của mẹ, ngay cả khi mẹ dùng liều cao.

Mách bạn cách chữa đau răng cho bà mẹ cho con bú

Chữa đau răng tại nhà:

Việc chữa đau răng cho bà mẹ cho con bú phụ thuộc vào nguyên nhân gây ê nhức răng. Nếu ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc răng miệng để khắc phục như sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Chải răng đủ và đúng cách sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối sinh lý.
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, tránh dùng tăm xỉa răng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi…).
Tránh thức ăn quá nóng, lạnh, chua, cay, có gas hoặc chứa nhiều axit.
Hạn chế thức ăn quá cứng, dai; nên cắt nhỏ thức ăn.
Dùng tỏi:

Lột vỏ, cắt lát mỏng hoặc đập dập tỏi, chà trực tiếp lên răng trong 2-3 phút, thực hiện 3 lần/ngày.
Nhai lá trà xanh:

Nhai vài lá trà xanh trong 5 phút rồi chải răng sạch. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
Các biện pháp này giúp làm sạch, bảo vệ và phục hồi răng, giảm cảm giác ê buốt và đau răng hiệu quả

Chữa đau răng tại cơ sở y tế
Nếu ê buốt răng sau khi sinh kéo dài, chị em cần đi khám nha khoa ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị thích hợp.
Mòn men răng: Nếu răng bị mòn men và ê buốt quá mức, nha sĩ có thể chỉ định tái khoáng, phương pháp này bổ sung men răng nhân tạo vào phần răng ê buốt.
Sâu răng nặng: Nếu nguyên nhân gây ê buốt là do sâu răng, cách chữa đau răng tốt nhất là hàn trám răng. Hàn trám răng đắp vật liệu lên thay thế các mô răng đã mất nhằm bảo vệ và phục hồi tính thẩm mỹ cho răng. Nếu sâu răng đã ăn vào tủy, bác sĩ sẽ chữa tủy và bọc răng sứ lại. Vì chữa tủy cần sử dụng thuốc tê, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của mẹ trước khi điều trị.
Mọc răng khôn: Mọc răng khôn sau sinh ít gặp hơn, nhưng nếu răng mọc lệch gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ có thể cân nhắc việc nhổ răng.
Đau răng trong thời gian cho con bú không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến trẻ. Khi mẹ đau răng, quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng, dẫn đến việc ăn uống không đảm bảo, thiếu sữa và không đủ chất dinh dưỡng cho con, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ hãy có kế hoạch chăm sóc răng miệng thật tốt và đến gặp nha sĩ nếu tình trạng đau răng không thuyên giảm để được xử lý kịp thời nhé!

Bên cạnh đó, đừng quên chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ canxi, axit folic, DHA và sắt cho mẹ sau sinh và các dưỡng chất cần thiết khác để đảm bảo sức khỏe của mẹ và nguồn sữa mẹ dinh dưỡng cho bé!
 
×
Quay lại
Top Bottom