- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Để giúp nữ sinh ĐH Sư phạm Hà Nội Trịnh Thị Thúy có tiền chữa bệnh và thực hiện ước mơ, Hội thanh niên - Sinh viên Xuân Trường (Nam Định) đã làm đồ handmade bán với giá 10.000 đồng.
Trong căn phòng trọ nhỏ bừa bộn vải vụn, Thu Huyền (sinh viên năm cuối ĐH Mỏ) cầm chiếc kéo sắc chăm chú cắt những mảnh vải nỉ và tỉ mỉ ghép chúng lại. Cô thoăn thoắt nhồi bông vào giữa hai lớp vải, cẩn thận vắt từng đường kim, mũi chỉ lên xuống đều đặn. Trời đã về khuya, cô bạn vẫn cần mẫn cắt, khâu và bỏ móc.
Lúc sau, những chiếc móc điện thoại hình sao, mặt thỏ, dâu tây, chiếc áo… đủ màu sắc lần lượt ra đời. Huyền cất chúng vào một chiếc hộp. Đây chính là một phần công việc của dự án "Chung tay - Chung niềm hy vọng" mà nhóm Huyền tạo ra nhằm giúp bạn Trịnh Thị Thúy, sinh viên khóa 59, ĐH Sư phạm I Hà Nội kéo dài sự sống và niềm đam mê.
Huyền cặm cụi làm các sản phẩm móc cheo chìa khóa xinh xinh tại phòng trọ. Ảnh: Yến Phùng.
Trịnh Thị Thúy là sinh viên khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Sư phạm Hà Nội I. Bố mất sớm, gia đình khó khăn nhưng cô bạn luôn mơ ước được đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức và lòng nhiệt huyết tới học sinh. Trớ trêu thay khi sắp ra trường, Thúy mắc căn bệnh rối loạn miễn dịch dẫn tới hội chứng phù thận.
Hiện tại, cô sinh viên sư phạm vẫn trong tình trạng nguy kịch. Để cứu Thúy, cứ 3 ngày gia đình em lại phải trả viện phí 25 triệu đồng và nhiều chi phí thuốc men khác. Gia đình cô gần như đã kiệt quệ, nợ nần khắp nơi. Người mẹ mỗi khi nghe con thều thào "mẹ ơi cứu con" chỉ còn biết chắp tay khấn người chồng mất sớm phù hộ cho con.
Ngay khi biết hoàn cảnh của Thúy, Hội Thanh niên - sinh viên Xuân Trường đã tổ chức quyên góp từ thiện. Phương án này ít được hưởng ứng vì mọi người chỉ ủng hộ được 1-2 lần, sau không đi đến đâu. Khi ấy, một thành viên đề ra ý tưởng kinh doanh handmade để lấy lãi, lập quỹ từ thiện mang tên "Phấn trắng" và xây dựng dự án kinh doanh đồ handmade giúp Thúy thực hiện ước mơ.
Sản phẩm của các bạn là những móc khóa, thiệp, bao điện thoại… bán với giá 10k (10.000 đồng). Toàn bộ lợi nhuận thu được đều dành cho quỹ từ thiệp giúp đỡ cô giáo tương lai đang mắc bệnh hiểm nghèo. Các thành viên trong nhóm hầu hết là sinh viên đang học tập tại Hà Nội, nhiều bạn học năm cuối khá bận rộn nhưng vẫn dành thời gian tham gia sản xuất và giao sản phẩm.
Thu Huyền tâm sự: "Việc học khá nặng nên mình phải sắp xếp thời gian thật khoa học, mỗi ngày dành 3-4 tiếng để khâu. Ngoài ra, mình kiêm luôn chân giao hàng trong khu vực này để mọi người trong nhóm đỡ vất vả".
Có những tối giao hàng xong lúc hơn 10h đêm, Huyền lại tranh thủ làm thêm sản phẩm rồi mới học bài. Khi được hỏi tại sao tự dưng "chuốc khổ vào thân", Huyền bộc bạch: "Mệt thì rất mệt nhưng nghĩ tới món quà nhỏ bé mà mình làm ra sẽ một phần giúp đỡ, sẻ chia và nâng cánh ước mơ cho Thúy mình lại quên hết nhọc nhằn".
Khi mới bắt đầu, nhóm của Huyền có trên 20 thành viên cùng góp tiền mua nguyên liệu làm đồ handmade. Do chưa từng kinh doanh nên nhóm đối mặt với nhiều khó khăn, trước tiên là về khâu vật liệu. Để có các loại vải, nhóm phải đi lùng từ phố cổ tới Thanh Xuân rồi Cổ Nhuế, Láng...
Sản phẩm của nhóm Tùng được bán với giá 10k. Ảnh: Yến Phùng.
Do chưa ai có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nên cả nhóm phải lên mạng, tìm kiếm mẫu mã rồi tự mày mò cách làm. Việc giới thiệu sản phẩm chỉ dừng lại ở trên facebook, yahoo nên khi làm sự kiện này mọi người đã xác định có thể đối mặt với lỗ. Vốn cũng là một vấn đề khiến các bạn đau đầu vì chi phí sản phẩm lớn nhưng phải bán rẻ hơn so với thị trường, chỉ cần không linh hoạt thì sẽ thất bại do không thu hồi được vốn để quay vòng.
Ngoài chào hàng trên mạng, nhóm còn trực tiếp đi bán. Ban đầu, các thành viên thấy ngại ngùng nên hàng bán được ít. Sau quen dần, nhóm chia 2-3 người thành một đội đi chào hàng, thấy ai đang vui vẻ là vào giới thiệu.
Đồ handmade do nhóm sản xuất có mẫu mã đa dạng, giá thành lại rẻ hơn hẳn so với thị trường nên rất được giới trẻ ưa chuộng. Móc khóa, móc điện thoại, thiệp, bao điện thoại... đều được bán với giá 10.000 đồng. Trừ hết các khoản mua đồ, xăng xe vận chuyển thì tiền lãi thu về khoảng 5.000 đồng/sản phẩm. Tất cả số lãi này đều dành cho quỹ từ thiện.
Bạn Hoàng Tùng, Hội trưởng Hội thanh niên - sinh viên huyện Xuân Trường cho hay, ý tưởng đầu tiên là mỗi sản phẩm sẽ ủng hộ 10.000 đồng vào quỹ. Tuy nhiên, lúc thực hiện, nhóm nhận ra thực tế giá sản phẩm cao ngang với giá thị trường nên rất khó cạnh tranh. Vì vậy, nhóm quyết định bán sản phẩm với giá 10.000 đồng.
Tùng cho biết thêm, đầu tiên khách tỏ vẻ không thích bị làm phiền nhưng khi hiểu rõ về sản phẩm và ý nghĩa của những món quà, mọi người đều ủng hộ nhiệt tình.
Hiện tại, dự án của nhóm thu hút nhiều thành viên mới, công việc kinh doanh cũng thuận lợi và dần đi vào quy củ. Hàng tuần, Đội Xuân Trường lại hẹn nhau một lần để tổng hợp sản phẩm, giao vật liệu và phân chia công việc cho từng thành viên và cũng cố gắng thu xếp một ngày tới thăm Thúy. Không chỉ dừng lại ở dự án handmade, cả nhóm đang chuẩn bị triển khai bán tăm cũng như nhiều sản phẩm khác. Nhóm Tùng đặt mục tiêu từ giờ cho tới Tết sẽ kiếm được từ 3 đến 5 triệu đồng để giúp Thúy và gia đình.
Theo Tùng, sự kiện handmade 10k không những góp phần giúp được bạn Thúy mà còn làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của hội đồng hương Xuân Trường nói riêng, của người dân Việt Nam nói chung.
Trong căn phòng trọ nhỏ bừa bộn vải vụn, Thu Huyền (sinh viên năm cuối ĐH Mỏ) cầm chiếc kéo sắc chăm chú cắt những mảnh vải nỉ và tỉ mỉ ghép chúng lại. Cô thoăn thoắt nhồi bông vào giữa hai lớp vải, cẩn thận vắt từng đường kim, mũi chỉ lên xuống đều đặn. Trời đã về khuya, cô bạn vẫn cần mẫn cắt, khâu và bỏ móc.
Lúc sau, những chiếc móc điện thoại hình sao, mặt thỏ, dâu tây, chiếc áo… đủ màu sắc lần lượt ra đời. Huyền cất chúng vào một chiếc hộp. Đây chính là một phần công việc của dự án "Chung tay - Chung niềm hy vọng" mà nhóm Huyền tạo ra nhằm giúp bạn Trịnh Thị Thúy, sinh viên khóa 59, ĐH Sư phạm I Hà Nội kéo dài sự sống và niềm đam mê.
Huyền cặm cụi làm các sản phẩm móc cheo chìa khóa xinh xinh tại phòng trọ. Ảnh: Yến Phùng.
Trịnh Thị Thúy là sinh viên khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Sư phạm Hà Nội I. Bố mất sớm, gia đình khó khăn nhưng cô bạn luôn mơ ước được đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức và lòng nhiệt huyết tới học sinh. Trớ trêu thay khi sắp ra trường, Thúy mắc căn bệnh rối loạn miễn dịch dẫn tới hội chứng phù thận.
Hiện tại, cô sinh viên sư phạm vẫn trong tình trạng nguy kịch. Để cứu Thúy, cứ 3 ngày gia đình em lại phải trả viện phí 25 triệu đồng và nhiều chi phí thuốc men khác. Gia đình cô gần như đã kiệt quệ, nợ nần khắp nơi. Người mẹ mỗi khi nghe con thều thào "mẹ ơi cứu con" chỉ còn biết chắp tay khấn người chồng mất sớm phù hộ cho con.
Ngay khi biết hoàn cảnh của Thúy, Hội Thanh niên - sinh viên Xuân Trường đã tổ chức quyên góp từ thiện. Phương án này ít được hưởng ứng vì mọi người chỉ ủng hộ được 1-2 lần, sau không đi đến đâu. Khi ấy, một thành viên đề ra ý tưởng kinh doanh handmade để lấy lãi, lập quỹ từ thiện mang tên "Phấn trắng" và xây dựng dự án kinh doanh đồ handmade giúp Thúy thực hiện ước mơ.
Sản phẩm của các bạn là những móc khóa, thiệp, bao điện thoại… bán với giá 10k (10.000 đồng). Toàn bộ lợi nhuận thu được đều dành cho quỹ từ thiệp giúp đỡ cô giáo tương lai đang mắc bệnh hiểm nghèo. Các thành viên trong nhóm hầu hết là sinh viên đang học tập tại Hà Nội, nhiều bạn học năm cuối khá bận rộn nhưng vẫn dành thời gian tham gia sản xuất và giao sản phẩm.
Thu Huyền tâm sự: "Việc học khá nặng nên mình phải sắp xếp thời gian thật khoa học, mỗi ngày dành 3-4 tiếng để khâu. Ngoài ra, mình kiêm luôn chân giao hàng trong khu vực này để mọi người trong nhóm đỡ vất vả".
Có những tối giao hàng xong lúc hơn 10h đêm, Huyền lại tranh thủ làm thêm sản phẩm rồi mới học bài. Khi được hỏi tại sao tự dưng "chuốc khổ vào thân", Huyền bộc bạch: "Mệt thì rất mệt nhưng nghĩ tới món quà nhỏ bé mà mình làm ra sẽ một phần giúp đỡ, sẻ chia và nâng cánh ước mơ cho Thúy mình lại quên hết nhọc nhằn".
Khi mới bắt đầu, nhóm của Huyền có trên 20 thành viên cùng góp tiền mua nguyên liệu làm đồ handmade. Do chưa từng kinh doanh nên nhóm đối mặt với nhiều khó khăn, trước tiên là về khâu vật liệu. Để có các loại vải, nhóm phải đi lùng từ phố cổ tới Thanh Xuân rồi Cổ Nhuế, Láng...
Sản phẩm của nhóm Tùng được bán với giá 10k. Ảnh: Yến Phùng.
Do chưa ai có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nên cả nhóm phải lên mạng, tìm kiếm mẫu mã rồi tự mày mò cách làm. Việc giới thiệu sản phẩm chỉ dừng lại ở trên facebook, yahoo nên khi làm sự kiện này mọi người đã xác định có thể đối mặt với lỗ. Vốn cũng là một vấn đề khiến các bạn đau đầu vì chi phí sản phẩm lớn nhưng phải bán rẻ hơn so với thị trường, chỉ cần không linh hoạt thì sẽ thất bại do không thu hồi được vốn để quay vòng.
Ngoài chào hàng trên mạng, nhóm còn trực tiếp đi bán. Ban đầu, các thành viên thấy ngại ngùng nên hàng bán được ít. Sau quen dần, nhóm chia 2-3 người thành một đội đi chào hàng, thấy ai đang vui vẻ là vào giới thiệu.
Đồ handmade do nhóm sản xuất có mẫu mã đa dạng, giá thành lại rẻ hơn hẳn so với thị trường nên rất được giới trẻ ưa chuộng. Móc khóa, móc điện thoại, thiệp, bao điện thoại... đều được bán với giá 10.000 đồng. Trừ hết các khoản mua đồ, xăng xe vận chuyển thì tiền lãi thu về khoảng 5.000 đồng/sản phẩm. Tất cả số lãi này đều dành cho quỹ từ thiện.
Bạn Hoàng Tùng, Hội trưởng Hội thanh niên - sinh viên huyện Xuân Trường cho hay, ý tưởng đầu tiên là mỗi sản phẩm sẽ ủng hộ 10.000 đồng vào quỹ. Tuy nhiên, lúc thực hiện, nhóm nhận ra thực tế giá sản phẩm cao ngang với giá thị trường nên rất khó cạnh tranh. Vì vậy, nhóm quyết định bán sản phẩm với giá 10.000 đồng.
Tùng cho biết thêm, đầu tiên khách tỏ vẻ không thích bị làm phiền nhưng khi hiểu rõ về sản phẩm và ý nghĩa của những món quà, mọi người đều ủng hộ nhiệt tình.
Hiện tại, dự án của nhóm thu hút nhiều thành viên mới, công việc kinh doanh cũng thuận lợi và dần đi vào quy củ. Hàng tuần, Đội Xuân Trường lại hẹn nhau một lần để tổng hợp sản phẩm, giao vật liệu và phân chia công việc cho từng thành viên và cũng cố gắng thu xếp một ngày tới thăm Thúy. Không chỉ dừng lại ở dự án handmade, cả nhóm đang chuẩn bị triển khai bán tăm cũng như nhiều sản phẩm khác. Nhóm Tùng đặt mục tiêu từ giờ cho tới Tết sẽ kiếm được từ 3 đến 5 triệu đồng để giúp Thúy và gia đình.
Theo Tùng, sự kiện handmade 10k không những góp phần giúp được bạn Thúy mà còn làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của hội đồng hương Xuân Trường nói riêng, của người dân Việt Nam nói chung.
Theo Vnexpress