blackberry97
Banned
- Tham gia
- 29/3/2012
- Bài viết
- 76
Gần 30 năm, chưa lúc nào người đàn ông ấy có một giấc ngủ yên với những di chứng từ cuộc chiến tranh khốc liệt và những thương tật trên người. Những ám ảnh luôn ở sâu trong tâm trí ông cho tới khi ông tìm thấy điều tuyệt vời nhất của cuộc đời mình – một người phụ nữ từ chính mảnh đất Việt Nam mang nhiều những ký ức đau thương của quá khứ…
Ám ảnh tội lỗi trong tâm trí
Ngày chàng trai có cái tên Larry Small trúng một viên đạn vào đầu trên chiến trường Việt Nam, khi ấy Larry mới tròn 21 tuổi. Ông vẫn nhớ rõ đó là ngày 25/9/1969, khi trung đội của mình bị phục kích, ông nằm đó, bất động và ý nghĩ cuối cùng trước khi lịm đi đó là tại sao mình lại ở đây, trong một cuộc chiến tranh mà chính ông chưa bao giờ mong muốn có.
Ngỡ tưởng Larry đã bỏ mạng tại Việt Nam, điều mà chính sau này trong những cơn ác mộng, nhiều lần ông từng mong muốn đó là sự thật. Nếu giờ này Larry không còn sống, chắc chắn ông sẽ không phải chịu những đau đớn về cả thể xác lẫn tâm hồn.
Nhưng Larry đã sống sót, viên đạn không bay thẳng vào đầu ông mà bật tung chiếc mũ bảo hiểm trên đầu nhưng một mảnh đã găm vào não của Larry. Máu chảy ra và ông nằm bất động, những ý thức trong đầu cứ mơ hồ dần và phải tới một vài giờ sau, Larry mới được đưa tới một bệnh viện quân sự.
Bà Tố Khanh đang chơi đàn cho Larry nghe.
Phải mất tới 1 năm sau đó với những sự điều trị tích cực, Larry mới có thể nói chuyện và đứng dậy. Ông trở về đất nước của mình với những thương tích nặng và những ám ảnh không thể nào quên.
Trở về nhà với phần thân người bên phải bị liệt, Larry đối mặt với cuộc chiến mới với sự cố gắng kiên trì tập luyện để hồi phục. Cũng chính bởi thế, ông đã đi lại được mặc dù phải khập khiễng một cách khó khăn.
Đi lại và nói được, đó là điều đã tưởng như không thể đối với Larry. Mặc dù vậy, các bác sĩ chỉ dự đoán rằng cuộc sống của Larry chỉ kéo dài nhiều nhất là 10 năm nữa với chứng đau đầu khủng khiếp cùng với những cơn ác mộng ám ảnh hàng đêm, di chứng của mảnh đạn nằm sâu trong đầu của Larry.
Chiến tranh Việt Nam – cuộc chiến đã trở thành nỗi ám ảnh không chỉ với riêng Larry mà còn đối với rất nhiều cựu binh Mỹ khác. Năm 1972, Larry tìm tới nhà thờ và tham gia vào các hoạt động của nhà thờ, giảng dạy các lớp học ngày chủ nhật và cầu nguyện tới những điều tốt đẹp nhất.
Ông muốn cầu nguyện và mong muốn tìm được sự yên bình trong tâm hồn và con tim mình. Hơn ai hết, ông hiểu rằng chiến tranh không mang lại cho con người ta điều gì ngoài đau đớn và ám ảnh.
Cuộc chiến tranh đã cướp đi của Larry không chỉ một th.ân thể khoẻ mạnh mà còn cả một tuổi thanh xuân, và thậm chí cả cuộc hôn nhân của chính mình.
Tính tới thời điểm này đã hơn 40 năm, ông sống cùng mảnh đạn trong đầu với không dưới 2 lần cận kề với những cơn nguy kịch. Ấy thế nhưng thật may mắn, ông vẫn sống sót.
Trước đây có những giây phút Larry đã từng mong rằng thà mình chết đi trong trận phục kích năm ấy hay mất hoàn toàn trí nhớ để quên đi quá khứ thì giờ đây điều lo sợ nhất với ông lại là cái chết, là sự mất dần đi ý thức khi tuổi ngày một già.
Chỉ có một lý do duy nhất khiến ông thay đổi như vậy đó là người vợ hàng đêm vẫn luôn túc trực bên cạnh ông, chăm sóc cho ông. Người mà chỉ hơn 10 năm gần đây xuất hiện trong cuộc đời của Larry và mang một cơn gió trong lành làm dịu đi những đau đớn trong tâm hồn ông – một người phụ nữ Việt Nam.
“Bởi vì em yêu anh”
Khi trở về từ Việt Nam, Larry luôn mong rằng những ký ức về cuộc chiến tranh khốc liệt sẽ mau chóng trôi vào quên lãng, nhưng mảnh đạn trong đầu như luôn nhắc lại điều mà ông muốn trốn chạy. Chưa bao giờ ông muốn nhắc tới cái tên Việt Nam chứ đừng nói tới ý nghĩ quay trở lại Việt Nam.
Ấy vậy mà gần 30 năm sau ngày định mệnh, năm 1998, ông nhận được một lời mời của nhà thờ trong việc quay trở lại Việt Nam theo một chương trình tình nguyện. Lúc này suy nghĩ của ông như chia ra làm hai thái cực:
Một bên là muốn thử trở lại Việt Nam, khi chiến tranh đã qua đi rất lâu để hi vọng những điều mới mẻ sẽ làm thay đổi những cơn ác mộng hàng đêm. Nhưng mặt khác, trong thâm tâm Larry vẫn còn những lo sợ mơ hồ, rằng Việt Nam sẽ lại làm dậy lên những ký ức đau đớn mà ông tìm cách quên đi trong suốt cuộc đời còn lại của mình.
Sau khi suy nghĩ nhiều ngày, Larry đưa ra một quyết định, mà sau này ông nhận ra rằng đó là quyết định thay đổi cuộc đời ông lần nữa: ông sẽ quay trở lại Việt Nam.
Nhưng kể từ giây phút đặt chân tới Việt Nam, Larry mới hiểu rằng mọi chuyện không như ông mong muốn. Ngỡ tưởng rằng quay trở lại đây với những thay đổi của đất nước, của con người Việt Nam sẽ làm trái tim ông được an ủi thì chính những sự thân thiện bên cạnh những hoàn cảnh khó khăn từ di chứng chiến tranh lại khiến trái tim ông rỉ máu.
Cảm giác tội lỗi cùng với những ý nghĩ phức tạp tìm đến với Larry khiến ông đã từng hối hận khi quyết định quay trở lại Việt Nam. Nhưng cũng chính những ý nghĩ ấy khiến ông hoạt động tích cực hơn, cầu nguyện và giúp đỡ những người còn gặp khó khăn ở nơi đây nhiều hơn nữa. Chính vì điều đó, một cô gái đã chú ý tới Larry.
Ngay từ đầu gặp Larry, Tố Khanh, cô phiên dịch của ông đã không có cảm tình với Larry chút nào. Larry luôn không vui vẻ và đều làm mọi việc có đôi chút “nghiêm trọng hoá vấn đề”.
Nhưng sau này trong quá trình theo ông đi tới nhiều nơi, Tố Khanh đã nhận ra trái tim bị tổn thương ẩn sâu bên trong người đàn ông hơn cô 20 tuổi ấy. Cô chứng kiến ông giúp đỡ người khác, cầu nguyện cho họ.
Chính sự chân thành của Larry đã khiến Tố Khanh yêu mến và có cảm tình. Chiến tranh đã trôi qua và cũng như những người Việt Nam khác, cô hiểu giờ không phải là lúc nói lại ai là người có tội.
Trước mặt cô là một người đàn ông, đằng sau vẻ bề ngoài ấy là một người phải chịu nhiều đau đớn và ám ảnh. Và hơn nữa, cô là người chứng kiến những giọt nước mắt của Larry, những giọt nước mắt chảy ra không chỉ từ đôi mắt mà từ chính trái tim ông.
Giờ đây trong căn nhà nhỏ ở Thomasville, không chỉ Tố Khanh và chính Larry cũng không tin được sự thật rằng mình phải lòng một cô gái Việt Nam.
“Đó là điều kỳ diệu”- Larry nói với ánh mắt long lanh – “Không chỉ những ám ảnh về chiến tranh đã trôi qua mà thậm chí tôi đã tìm được một nửa còn lại của cuộc đời mình ở Việt Nam”.
Đã hơn chục năm Tố Khanh đổi họ của mình thành Tố Khanh Small, cũng bằng ấy thời gian bà ở bên Larry, chăm sóc và yêu thương ông hết mực. Những năm gần đây, sức khoẻ của Larry trở nên xấu đi rất nhiều.
Ông thậm chí còn không thể đi lại và trí nhớ cũng bắt đầu kém đi. Từ năm 2006, đã hai lần Larry phải đối mặt với các cơn nguy kịch nhưng nhờ sự chăm sóc của vợ, ông đã quay trở lại với cuộc sống.
Khi Larry yếu và không thể tự mình sinh hoạt, các bác sĩ đã khuyên bà Tố Khanh đưa ông vào nhà điều dưỡng như những người khác nhưng bà từ chối. Bà muốn mình là người tự tay chăm sóc chồng. Bà giúp ông ngồi vào xe lăn, giúp ông tắm và vệ sinh cá nhân.
Bà lo cho ông từng bữa ăn giấc ngủ. Khi ông muốn nghe một bài hát cũ, bà tự tìm tòi học đánh đàn ghi ta để bài hát có ý nghĩa hơn. Larry nói với tôi bằng một giọng đầy xúc đông rằng: “Bà ấy quá tốt với tôi. Tôi không hiểu tại sao bà ấy luôn ân cần và chăm sóc tôi như vậy”.
Bà Tố Khanh mỉm cười và nắm lấy bàn tay ông khe khẽ vuốt ve: “Tại sao nữa, bởi vì em yêu anh chứ sao”, rồi bà quay sang tâm sự: “Mỗi lần nhìn thấy nụ cười trên gương mặt của ông ấy tôi đều cảm thấy hạnh phúc. Làm ông ấy hạnh phúc đã trở thành điều quan trọng nhất trên cuộc đời này”.
Sau bao biến cố thăng trầm của cuộc đời, Larry tự nhận mình là người may mắn. Từ một vận động viên xuất sắc thời trung học, chiến tranh đã cướp đi gần như toàn bộ cuộc đời của ông, nhưng chỉ cần hơn 10 năm qua ông đã như được bù đắp tất cả, với tình yêu và sự yêu thương chăm sóc của người vợ Việt Nam.
Và Larry hiểu rằng đến tận giây phút cuối của cuộc đời, dù ông có thể mất trí nhớ và không còn nhận ra người vợ của mình, thì bà vẫn sẽ ở bên cạnh ông mãi mãi.
Có lẽ chính vì thế trong những giây phút còn minh mẫn, Larry vẫn nắm tay người bạn đời của mình và nói lời cám ơn chân thành và ngọt ngào nhất mà ông có thể và nhớ về Việt Nam như một định mệnh được đặt sẵn cho cuộc đời mình.
Hoàng Phương
Ám ảnh tội lỗi trong tâm trí
Ngày chàng trai có cái tên Larry Small trúng một viên đạn vào đầu trên chiến trường Việt Nam, khi ấy Larry mới tròn 21 tuổi. Ông vẫn nhớ rõ đó là ngày 25/9/1969, khi trung đội của mình bị phục kích, ông nằm đó, bất động và ý nghĩ cuối cùng trước khi lịm đi đó là tại sao mình lại ở đây, trong một cuộc chiến tranh mà chính ông chưa bao giờ mong muốn có.
Ngỡ tưởng Larry đã bỏ mạng tại Việt Nam, điều mà chính sau này trong những cơn ác mộng, nhiều lần ông từng mong muốn đó là sự thật. Nếu giờ này Larry không còn sống, chắc chắn ông sẽ không phải chịu những đau đớn về cả thể xác lẫn tâm hồn.
Nhưng Larry đã sống sót, viên đạn không bay thẳng vào đầu ông mà bật tung chiếc mũ bảo hiểm trên đầu nhưng một mảnh đã găm vào não của Larry. Máu chảy ra và ông nằm bất động, những ý thức trong đầu cứ mơ hồ dần và phải tới một vài giờ sau, Larry mới được đưa tới một bệnh viện quân sự.
Bà Tố Khanh đang chơi đàn cho Larry nghe.
Phải mất tới 1 năm sau đó với những sự điều trị tích cực, Larry mới có thể nói chuyện và đứng dậy. Ông trở về đất nước của mình với những thương tích nặng và những ám ảnh không thể nào quên.
Trở về nhà với phần thân người bên phải bị liệt, Larry đối mặt với cuộc chiến mới với sự cố gắng kiên trì tập luyện để hồi phục. Cũng chính bởi thế, ông đã đi lại được mặc dù phải khập khiễng một cách khó khăn.
Đi lại và nói được, đó là điều đã tưởng như không thể đối với Larry. Mặc dù vậy, các bác sĩ chỉ dự đoán rằng cuộc sống của Larry chỉ kéo dài nhiều nhất là 10 năm nữa với chứng đau đầu khủng khiếp cùng với những cơn ác mộng ám ảnh hàng đêm, di chứng của mảnh đạn nằm sâu trong đầu của Larry.
Chiến tranh Việt Nam – cuộc chiến đã trở thành nỗi ám ảnh không chỉ với riêng Larry mà còn đối với rất nhiều cựu binh Mỹ khác. Năm 1972, Larry tìm tới nhà thờ và tham gia vào các hoạt động của nhà thờ, giảng dạy các lớp học ngày chủ nhật và cầu nguyện tới những điều tốt đẹp nhất.
Ông muốn cầu nguyện và mong muốn tìm được sự yên bình trong tâm hồn và con tim mình. Hơn ai hết, ông hiểu rằng chiến tranh không mang lại cho con người ta điều gì ngoài đau đớn và ám ảnh.
Cuộc chiến tranh đã cướp đi của Larry không chỉ một th.ân thể khoẻ mạnh mà còn cả một tuổi thanh xuân, và thậm chí cả cuộc hôn nhân của chính mình.
Tính tới thời điểm này đã hơn 40 năm, ông sống cùng mảnh đạn trong đầu với không dưới 2 lần cận kề với những cơn nguy kịch. Ấy thế nhưng thật may mắn, ông vẫn sống sót.
Trước đây có những giây phút Larry đã từng mong rằng thà mình chết đi trong trận phục kích năm ấy hay mất hoàn toàn trí nhớ để quên đi quá khứ thì giờ đây điều lo sợ nhất với ông lại là cái chết, là sự mất dần đi ý thức khi tuổi ngày một già.
Chỉ có một lý do duy nhất khiến ông thay đổi như vậy đó là người vợ hàng đêm vẫn luôn túc trực bên cạnh ông, chăm sóc cho ông. Người mà chỉ hơn 10 năm gần đây xuất hiện trong cuộc đời của Larry và mang một cơn gió trong lành làm dịu đi những đau đớn trong tâm hồn ông – một người phụ nữ Việt Nam.
“Bởi vì em yêu anh”
Khi trở về từ Việt Nam, Larry luôn mong rằng những ký ức về cuộc chiến tranh khốc liệt sẽ mau chóng trôi vào quên lãng, nhưng mảnh đạn trong đầu như luôn nhắc lại điều mà ông muốn trốn chạy. Chưa bao giờ ông muốn nhắc tới cái tên Việt Nam chứ đừng nói tới ý nghĩ quay trở lại Việt Nam.
Ấy vậy mà gần 30 năm sau ngày định mệnh, năm 1998, ông nhận được một lời mời của nhà thờ trong việc quay trở lại Việt Nam theo một chương trình tình nguyện. Lúc này suy nghĩ của ông như chia ra làm hai thái cực:
Một bên là muốn thử trở lại Việt Nam, khi chiến tranh đã qua đi rất lâu để hi vọng những điều mới mẻ sẽ làm thay đổi những cơn ác mộng hàng đêm. Nhưng mặt khác, trong thâm tâm Larry vẫn còn những lo sợ mơ hồ, rằng Việt Nam sẽ lại làm dậy lên những ký ức đau đớn mà ông tìm cách quên đi trong suốt cuộc đời còn lại của mình.
Sau khi suy nghĩ nhiều ngày, Larry đưa ra một quyết định, mà sau này ông nhận ra rằng đó là quyết định thay đổi cuộc đời ông lần nữa: ông sẽ quay trở lại Việt Nam.
Nhưng kể từ giây phút đặt chân tới Việt Nam, Larry mới hiểu rằng mọi chuyện không như ông mong muốn. Ngỡ tưởng rằng quay trở lại đây với những thay đổi của đất nước, của con người Việt Nam sẽ làm trái tim ông được an ủi thì chính những sự thân thiện bên cạnh những hoàn cảnh khó khăn từ di chứng chiến tranh lại khiến trái tim ông rỉ máu.
Cảm giác tội lỗi cùng với những ý nghĩ phức tạp tìm đến với Larry khiến ông đã từng hối hận khi quyết định quay trở lại Việt Nam. Nhưng cũng chính những ý nghĩ ấy khiến ông hoạt động tích cực hơn, cầu nguyện và giúp đỡ những người còn gặp khó khăn ở nơi đây nhiều hơn nữa. Chính vì điều đó, một cô gái đã chú ý tới Larry.
Ngay từ đầu gặp Larry, Tố Khanh, cô phiên dịch của ông đã không có cảm tình với Larry chút nào. Larry luôn không vui vẻ và đều làm mọi việc có đôi chút “nghiêm trọng hoá vấn đề”.
Nhưng sau này trong quá trình theo ông đi tới nhiều nơi, Tố Khanh đã nhận ra trái tim bị tổn thương ẩn sâu bên trong người đàn ông hơn cô 20 tuổi ấy. Cô chứng kiến ông giúp đỡ người khác, cầu nguyện cho họ.
Chính sự chân thành của Larry đã khiến Tố Khanh yêu mến và có cảm tình. Chiến tranh đã trôi qua và cũng như những người Việt Nam khác, cô hiểu giờ không phải là lúc nói lại ai là người có tội.
Trước mặt cô là một người đàn ông, đằng sau vẻ bề ngoài ấy là một người phải chịu nhiều đau đớn và ám ảnh. Và hơn nữa, cô là người chứng kiến những giọt nước mắt của Larry, những giọt nước mắt chảy ra không chỉ từ đôi mắt mà từ chính trái tim ông.
Giờ đây trong căn nhà nhỏ ở Thomasville, không chỉ Tố Khanh và chính Larry cũng không tin được sự thật rằng mình phải lòng một cô gái Việt Nam.
“Đó là điều kỳ diệu”- Larry nói với ánh mắt long lanh – “Không chỉ những ám ảnh về chiến tranh đã trôi qua mà thậm chí tôi đã tìm được một nửa còn lại của cuộc đời mình ở Việt Nam”.
Đã hơn chục năm Tố Khanh đổi họ của mình thành Tố Khanh Small, cũng bằng ấy thời gian bà ở bên Larry, chăm sóc và yêu thương ông hết mực. Những năm gần đây, sức khoẻ của Larry trở nên xấu đi rất nhiều.
Ông thậm chí còn không thể đi lại và trí nhớ cũng bắt đầu kém đi. Từ năm 2006, đã hai lần Larry phải đối mặt với các cơn nguy kịch nhưng nhờ sự chăm sóc của vợ, ông đã quay trở lại với cuộc sống.
Khi Larry yếu và không thể tự mình sinh hoạt, các bác sĩ đã khuyên bà Tố Khanh đưa ông vào nhà điều dưỡng như những người khác nhưng bà từ chối. Bà muốn mình là người tự tay chăm sóc chồng. Bà giúp ông ngồi vào xe lăn, giúp ông tắm và vệ sinh cá nhân.
Bà lo cho ông từng bữa ăn giấc ngủ. Khi ông muốn nghe một bài hát cũ, bà tự tìm tòi học đánh đàn ghi ta để bài hát có ý nghĩa hơn. Larry nói với tôi bằng một giọng đầy xúc đông rằng: “Bà ấy quá tốt với tôi. Tôi không hiểu tại sao bà ấy luôn ân cần và chăm sóc tôi như vậy”.
Bà Tố Khanh mỉm cười và nắm lấy bàn tay ông khe khẽ vuốt ve: “Tại sao nữa, bởi vì em yêu anh chứ sao”, rồi bà quay sang tâm sự: “Mỗi lần nhìn thấy nụ cười trên gương mặt của ông ấy tôi đều cảm thấy hạnh phúc. Làm ông ấy hạnh phúc đã trở thành điều quan trọng nhất trên cuộc đời này”.
Sau bao biến cố thăng trầm của cuộc đời, Larry tự nhận mình là người may mắn. Từ một vận động viên xuất sắc thời trung học, chiến tranh đã cướp đi gần như toàn bộ cuộc đời của ông, nhưng chỉ cần hơn 10 năm qua ông đã như được bù đắp tất cả, với tình yêu và sự yêu thương chăm sóc của người vợ Việt Nam.
Và Larry hiểu rằng đến tận giây phút cuối của cuộc đời, dù ông có thể mất trí nhớ và không còn nhận ra người vợ của mình, thì bà vẫn sẽ ở bên cạnh ông mãi mãi.
Có lẽ chính vì thế trong những giây phút còn minh mẫn, Larry vẫn nắm tay người bạn đời của mình và nói lời cám ơn chân thành và ngọt ngào nhất mà ông có thể và nhớ về Việt Nam như một định mệnh được đặt sẵn cho cuộc đời mình.
Hoàng Phương
Nguồn : Phunutoday