- Tham gia
- 11/5/2011
- Bài viết
- 117
Nguồn: Studyinfinland.info
Đi du học đồng nghĩa với việc phải sống tự lập, tự tìm kiếm nhà ở và làm quen với việc thích nghi, chia sẻ không gian chung với bạn cùng phòng. Chuyện sống chung với bất cứ ai trong bất cứ xã hội nào cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khác nhau do những khác biệt về tính cách, lối sống và cả văn hóa nữa.
Đôi khi bạn may mắn tìm được nhà có toàn người Việt, bạn học cùng trường, chuyện ở chung nhà sẽ thật tiện lợi biết bao. Nhưng đôi khi bạn sẽ được phân nhà ở cùng với bạn bè quốc tế. Vậy cần chuẩn bị như thế nào để tránh những “tình huống khó xử”.
Lúc mới tới Phần Lan, tôi sống trong một căn hộ ba phòng ngủ với một chị người Việt Nam và một chị người Trung Quốc. Lần đầu tiên chân ướt chân ráo tới Phần Lan, vừa từ công ty nhà lấy chìa khóa về, tôi sung sướng về ngay căn hộ rồi mở cửa mà vô tình không nghĩ rằng mọi người vẫn đang ở nhà và sẽ bất ngờ thế nào khi đột nhiên có người mở cửa nhà mình?! Cũng may hai chị rất thoải mái, sau mấy phút ngại ngùng ban đầu thì mọi người cũng làm quen nhau. Nhưng đấy cũng là bài học nhớ đời cho tôi vì cái tội “nhanh nhảu thiếu suy nghĩ”. Giờ đã rút ra bài học, cũng như trải nghiệm ít nhiều, xin rút ra một số bài học để chia sẻ với các bạn:
1. Luôn trao đổi thẳng thắn với nhau – nhất là về những kỳ vọng, yêu cầu của bạn đối với không gian chung ngay từ ban đầu
Bạn biết đấy, mỗi người có một lối sống khác nhau. Khi du học Phần Lan, bạn sẽ còn có sự khác biệt về văn hóa với người nước ngoài nữa. Vì thế, hãy trao đổi với bạn cùng phòng ngay từ đầu về sở thích, yêu cầu của bạn (ví dụ bạn ưu sạch sẽ, muốn phân công rõ ràng chuyện dọn dẹp nhà cửa hay chuyện người Việt Nam hay nấu ăn bằng mắm thì dễ gây mùi trong bếp chẳng hạn…)
Điều này sẽ tránh việc hiểu lầm không đáng có về sau!
2. Tôn trọng tài sản của nhau
Đôi khi dù bạn thuê một căn phòng unfurnished (không có nội thất) nhưng lại ở cùng các bạn sẵn sàng chia sẻ những thiết bị thiết yếu trong nhà như lò vi sóng, máy xay sinh tố hoặc những vật dụng chuyên môn cho sở thích như máy đánh trứng, dụng cụ nướng bánh… (bên cạnh những vật dụng mọi căn nhà đều có là lò nướng, bếp nấu, tủ lạnh…) vậy bạn nên khéo léo hỏi trước, thỏa thuận về việc sử dụng chung như thế nào để cùng giữ gìn hoặc khi hỏng hóc thì chịu trách nhiệm như thế nào nhé.
Hoặc khi bạn có việc cần kíp cần mượn đồ của bạn cùng phòng (ví dụ nhà vệ sinh hết giấy – nhớ nhé, đi du học có khi giấy vệ sinh cũng phải mua tự túc mà; mượn bát đĩa khi bạn mời thêm người đến nhà ăn mà không có đủ bát đĩa…) mà chủ nhân của món đồ đó không có nhà, bạn hãy gọi điện, nhắn tin hoặc ít nhất sử dụng xong để lại đúng chỗ cũ nguyên vẹn và báo cho bạn kia một tiếng, xin lỗi vì cần kíp quá không kịp báo trước.
Nhà của tôi mọi người hay tự gọi là “Nhà hay làm bánh” hay “Nhà đầy đủ” vì đồ đạc món gì cũng có, người nọ bù người kia và cả nhà chia sẻ với nhau. Chúng tôi học cách tôn trọng không gian của nhau, luôn giữ nhà hết sức ngăn nắp, gọn gàng, tuy đồ dùng chung (như lò vi sóng, máy đánh trứng…) nhưng luôn bảo quản cẩn thận để tôn trọng người chủ của đồ dùng, sòng phẳng khi làm hỏng hóc. Nhờ vậy mà cả nhà rất đoàn kết, cứ mỗi tối đến cả ba cô gái lại tụ tập cả vào bếp thử nghiệm hết món nọ món kia, từ pizza tới bánh gateaux hay bánh choux truyền thống, thơm nức cả phòng.
Tôn trọng lẫn nhau là điều kiện cơ bản để có một cuộc sống dễ chịu trong căn hộ chung.
3. Luôn lên tiếng giải quyết vấn đề - dù là nhỏ nhất
Bạn ưa sạch sẽ nhưng bạn cùng nhà thường nấu ăn xong để bát đĩa cả ngày không rửa? Bạn thích ngủ sớm nhưng bạn cùng nhà hay mở nhạc to vào đêm khuya? Bạn thích nhà ngăn nắp nhưng bạn cùng phòng thường dùng đồ xong thì để đâu vứt đó?... Những về đó hãy luôn lên tiếng trao đổi thẳng thắn và tìm ra giải pháp, đừng để “quả bom” của sự khó chịu tích tụ lâu ngày rồi “nổ bùm” trong một trận cãi vã nảy lửa nhé.
Hồi ở Phần Lan, bạn cùng phòng của mình cũng có thói quen để bát đĩa cả ngày không rửa hay nhiều hôm để món ăn ở bàn qua đêm mà không dọn, mình cũng đã nói chuyện ngay để tránh khó chịu. Vì vậy mà nhà mình luôn rất vui vẻ với nhau, có giận cũng chỉ 1-2 ngày lại thoải mái trở lại. Cái sự trao đổi này chúng tôi hay tự gọi vui là “họp nhà” vậy, nghe hơi nghiêm trọng nhưng thực tế khá thoải mái. Thực sự đó là điều khiến cho tất cả thành viên trong nhà luôn thông cảm và tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ với nhau bất kỳ khó khăn nào trong học tập và cuộc sống.
Đối với tôi, đó là 3 bí quyết vàng để sống hòa thuận với cả nhà.
Ngoài ra, ở chung nhà với người nước ngoài bạn còn 02 lợi thế này nữa cơ:
1. Sử dụng tiếng Anh thường xuyên
Vì ở chung với bạn nước ngoài, tôi và chị người Việt luôn cố gắng nói tiếng Anh trong nhà để tất cả mọi người có thể cùng tham gia vào câu chuyện (cũng là lý do giúp chúng tôi sử dụng tiếng Anh nhiều hơn thay vì chỉ dính vào tiếng Việt khi gặp nhau). Nếu ở Việt Nam, một nhóm chung có vài người nước ngoài, đôi khi bạn thấy mọi người vẫn nói chuyện tiếng Việt khi đùa vui rồi dịch lại cho người bạn quốc tế kia thì ở nước ngoài, mọi người sẽ luôn cố gắng nói tiếng Anh để tất cả các bạn có thể cùng giao lưu chia sẻ.
2. Học được nhiều điều về nền văn hóa khác
Vì ở cùng nhà với người bạn Trung Quốc, tôi không chỉ hiểu hơn về văn hóa ẩm thực mà còn cả các đón các ngày lễ truyền thống của họ như Trung Thu, Tết Nguyên Đán hay có những buổi trò chuyện sôi nổi về các bộ phim hay âm nhạc Trung Quốc.
Cô bạn tôi ở cùng người Phần Lan cũng hiểu hơn rất nhiều về cách sinh viên Phần Lan học nhàn rỗi mà hiệu quả thế nào.
Việc tìm hiểu này là tự thân trong lúc tìm cách để hiểu và chia sẻ với nhau hơn về cách sống. Nếu chúng tôi ở cùng người Việt Nam, có lẽ đang không có nhiều thứ thôi thúc mình tìm hiểu về văn hóa nước ngoài tới vậy.
Chuyện sống chung với người nước ngoài, nói cho cùng, chính là một bài học về sự khéo léo hòa nhập và giao lưu văn hóa, điều mà nhiều người trong chúng ta đã tảng lờ khi sống ở môi trường thuận với đa số là người Việt Nam. Vì vậy trải nghiệm này thật quý giá biết bao nhiêu.
Hãy trân trọng nếu như bạn có cơ hội trải nghiệm nhé.
Đi du học đồng nghĩa với việc phải sống tự lập, tự tìm kiếm nhà ở và làm quen với việc thích nghi, chia sẻ không gian chung với bạn cùng phòng. Chuyện sống chung với bất cứ ai trong bất cứ xã hội nào cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khác nhau do những khác biệt về tính cách, lối sống và cả văn hóa nữa.
Đôi khi bạn may mắn tìm được nhà có toàn người Việt, bạn học cùng trường, chuyện ở chung nhà sẽ thật tiện lợi biết bao. Nhưng đôi khi bạn sẽ được phân nhà ở cùng với bạn bè quốc tế. Vậy cần chuẩn bị như thế nào để tránh những “tình huống khó xử”.
Lúc mới tới Phần Lan, tôi sống trong một căn hộ ba phòng ngủ với một chị người Việt Nam và một chị người Trung Quốc. Lần đầu tiên chân ướt chân ráo tới Phần Lan, vừa từ công ty nhà lấy chìa khóa về, tôi sung sướng về ngay căn hộ rồi mở cửa mà vô tình không nghĩ rằng mọi người vẫn đang ở nhà và sẽ bất ngờ thế nào khi đột nhiên có người mở cửa nhà mình?! Cũng may hai chị rất thoải mái, sau mấy phút ngại ngùng ban đầu thì mọi người cũng làm quen nhau. Nhưng đấy cũng là bài học nhớ đời cho tôi vì cái tội “nhanh nhảu thiếu suy nghĩ”. Giờ đã rút ra bài học, cũng như trải nghiệm ít nhiều, xin rút ra một số bài học để chia sẻ với các bạn:
1. Luôn trao đổi thẳng thắn với nhau – nhất là về những kỳ vọng, yêu cầu của bạn đối với không gian chung ngay từ ban đầu
Bạn biết đấy, mỗi người có một lối sống khác nhau. Khi du học Phần Lan, bạn sẽ còn có sự khác biệt về văn hóa với người nước ngoài nữa. Vì thế, hãy trao đổi với bạn cùng phòng ngay từ đầu về sở thích, yêu cầu của bạn (ví dụ bạn ưu sạch sẽ, muốn phân công rõ ràng chuyện dọn dẹp nhà cửa hay chuyện người Việt Nam hay nấu ăn bằng mắm thì dễ gây mùi trong bếp chẳng hạn…)
Điều này sẽ tránh việc hiểu lầm không đáng có về sau!
2. Tôn trọng tài sản của nhau
Đôi khi dù bạn thuê một căn phòng unfurnished (không có nội thất) nhưng lại ở cùng các bạn sẵn sàng chia sẻ những thiết bị thiết yếu trong nhà như lò vi sóng, máy xay sinh tố hoặc những vật dụng chuyên môn cho sở thích như máy đánh trứng, dụng cụ nướng bánh… (bên cạnh những vật dụng mọi căn nhà đều có là lò nướng, bếp nấu, tủ lạnh…) vậy bạn nên khéo léo hỏi trước, thỏa thuận về việc sử dụng chung như thế nào để cùng giữ gìn hoặc khi hỏng hóc thì chịu trách nhiệm như thế nào nhé.
Hoặc khi bạn có việc cần kíp cần mượn đồ của bạn cùng phòng (ví dụ nhà vệ sinh hết giấy – nhớ nhé, đi du học có khi giấy vệ sinh cũng phải mua tự túc mà; mượn bát đĩa khi bạn mời thêm người đến nhà ăn mà không có đủ bát đĩa…) mà chủ nhân của món đồ đó không có nhà, bạn hãy gọi điện, nhắn tin hoặc ít nhất sử dụng xong để lại đúng chỗ cũ nguyên vẹn và báo cho bạn kia một tiếng, xin lỗi vì cần kíp quá không kịp báo trước.
Nhà của tôi mọi người hay tự gọi là “Nhà hay làm bánh” hay “Nhà đầy đủ” vì đồ đạc món gì cũng có, người nọ bù người kia và cả nhà chia sẻ với nhau. Chúng tôi học cách tôn trọng không gian của nhau, luôn giữ nhà hết sức ngăn nắp, gọn gàng, tuy đồ dùng chung (như lò vi sóng, máy đánh trứng…) nhưng luôn bảo quản cẩn thận để tôn trọng người chủ của đồ dùng, sòng phẳng khi làm hỏng hóc. Nhờ vậy mà cả nhà rất đoàn kết, cứ mỗi tối đến cả ba cô gái lại tụ tập cả vào bếp thử nghiệm hết món nọ món kia, từ pizza tới bánh gateaux hay bánh choux truyền thống, thơm nức cả phòng.
Tôn trọng lẫn nhau là điều kiện cơ bản để có một cuộc sống dễ chịu trong căn hộ chung.
3. Luôn lên tiếng giải quyết vấn đề - dù là nhỏ nhất
Bạn ưa sạch sẽ nhưng bạn cùng nhà thường nấu ăn xong để bát đĩa cả ngày không rửa? Bạn thích ngủ sớm nhưng bạn cùng nhà hay mở nhạc to vào đêm khuya? Bạn thích nhà ngăn nắp nhưng bạn cùng phòng thường dùng đồ xong thì để đâu vứt đó?... Những về đó hãy luôn lên tiếng trao đổi thẳng thắn và tìm ra giải pháp, đừng để “quả bom” của sự khó chịu tích tụ lâu ngày rồi “nổ bùm” trong một trận cãi vã nảy lửa nhé.
Hồi ở Phần Lan, bạn cùng phòng của mình cũng có thói quen để bát đĩa cả ngày không rửa hay nhiều hôm để món ăn ở bàn qua đêm mà không dọn, mình cũng đã nói chuyện ngay để tránh khó chịu. Vì vậy mà nhà mình luôn rất vui vẻ với nhau, có giận cũng chỉ 1-2 ngày lại thoải mái trở lại. Cái sự trao đổi này chúng tôi hay tự gọi vui là “họp nhà” vậy, nghe hơi nghiêm trọng nhưng thực tế khá thoải mái. Thực sự đó là điều khiến cho tất cả thành viên trong nhà luôn thông cảm và tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ với nhau bất kỳ khó khăn nào trong học tập và cuộc sống.
Đối với tôi, đó là 3 bí quyết vàng để sống hòa thuận với cả nhà.
Ngoài ra, ở chung nhà với người nước ngoài bạn còn 02 lợi thế này nữa cơ:
1. Sử dụng tiếng Anh thường xuyên
Vì ở chung với bạn nước ngoài, tôi và chị người Việt luôn cố gắng nói tiếng Anh trong nhà để tất cả mọi người có thể cùng tham gia vào câu chuyện (cũng là lý do giúp chúng tôi sử dụng tiếng Anh nhiều hơn thay vì chỉ dính vào tiếng Việt khi gặp nhau). Nếu ở Việt Nam, một nhóm chung có vài người nước ngoài, đôi khi bạn thấy mọi người vẫn nói chuyện tiếng Việt khi đùa vui rồi dịch lại cho người bạn quốc tế kia thì ở nước ngoài, mọi người sẽ luôn cố gắng nói tiếng Anh để tất cả các bạn có thể cùng giao lưu chia sẻ.
2. Học được nhiều điều về nền văn hóa khác
Vì ở cùng nhà với người bạn Trung Quốc, tôi không chỉ hiểu hơn về văn hóa ẩm thực mà còn cả các đón các ngày lễ truyền thống của họ như Trung Thu, Tết Nguyên Đán hay có những buổi trò chuyện sôi nổi về các bộ phim hay âm nhạc Trung Quốc.
Cô bạn tôi ở cùng người Phần Lan cũng hiểu hơn rất nhiều về cách sinh viên Phần Lan học nhàn rỗi mà hiệu quả thế nào.
Việc tìm hiểu này là tự thân trong lúc tìm cách để hiểu và chia sẻ với nhau hơn về cách sống. Nếu chúng tôi ở cùng người Việt Nam, có lẽ đang không có nhiều thứ thôi thúc mình tìm hiểu về văn hóa nước ngoài tới vậy.
Chuyện sống chung với người nước ngoài, nói cho cùng, chính là một bài học về sự khéo léo hòa nhập và giao lưu văn hóa, điều mà nhiều người trong chúng ta đã tảng lờ khi sống ở môi trường thuận với đa số là người Việt Nam. Vì vậy trải nghiệm này thật quý giá biết bao nhiêu.
Hãy trân trọng nếu như bạn có cơ hội trải nghiệm nhé.