- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Một chiều mưa nặng hạt đổ dồn trên mặt đường, những con gió thổi mạnh tạt những giọt nước mưa trắng xóa và lạnh ngắt vào người, tôi vẫn ngồi đó không muốn di chuyển. Từ vị trí này, tôi hứng vào mình những hạt mưa lạnh ngắt, lạnh nhưng khiến đầu óc tôi thanh thản và tỉnh táo lạ thường.
Từ trong quán nhìn ra đường, tất cả ngập trong một màu trắng xóa của cơn mưa, người người cứ thi nhau lướt qua tầm nhìn của tôi một cách vội vã, ai cũng mong muốn về đến nhà thật nhanh trong thời tiết như thế này. Riêng tôi vẫn ngồi im lặng trong quán nước mía, bên cạnh là thằng bạn, trước mặt là hai ly cà phê đã uống hết từ đời tám hoánh nào, thằng bạn thì tai đeo headphone ngồi nhẩm theo những bài hát được phát ra từ chiếc iPod của nó. Còn tôi chỉ ngồi im lặng ngắm từng đợt mưa rơi và suy nghĩ.
Điện thoại rung, một đứa bạn khác nhắn tin vừa mới đi tắm mưa về. Tôi mỉm cười và chợt nhớ mình cũng đã có một thời như thế, thời tôi vẫn còn là một đứa trẻ…
Trong đầu tôi hình dung ra hình ảnh người bạn của tôi, toàn thân ướt đẫm vì mưa bước chân vào nhà và đối diện với những vị phụ huynh đáng kính, chắc chắn là cậu chàng sẽ bị sạc cho một trận vì tắm mưa. Vẫn biết ba mẹ “la mắng” mình cũng vì xót con, thương con nhưng nhiều khi tôi tự hỏi ở trong họ - những người mà họ cho là đã lớn - có còn hiện diện những cảm xúc muốn khám phá, cảm xúc muốn làm một cái gì đó vượt giới hạn, cảm giác được sống một cuộc sống của tuổi trẻ nữa hay không?
Bạn có nhớ không? Có những lần khi bạn chỉ là những đứa trẻ, có những việc bạn không thể hiểu tại sao người lớn lại làm như thế này hoặc như thế nọ, có những việc bạn được họ dạy rằng đó là những việc không đúng và bạn không được phép làm như vậy, thế rồi cuối cùng bạn tận mắt chứng kiến họ làm những việc đó, bạn thắc mắc, bạn ngạc nhiên và câu trả lời bạn nhận được là “sau này lớn lên con sẽ hiểu” hoặc là “đó là việc người lớn phải làm”, vậy cụ thể “những việc người lớn phải làm” là những việc gì?
Có những việc, đặc biệt là những việc về tình cảm, con nít cư xử theo bản năng, thích cái gì là nói thích cái ấy, yêu ai là nói yêu người ấy. Người lớn thì sao? Thích cái này thì lại nói là thích cái kia, yêu người này thì lại nói là thích người kia có khi chính bản thân họ cũng không biết mình yêu ai, thích ai hoặc tình cảm của họ đang ở đâu?
- Người lớn nói: “Con nít không được hút thuốc”
- Con nít hỏi lại: “Tại sao người lớn lại hút?”
- Người lớn sẽ trả lời “Có những việc người lớn phải làm!”
- Người lớn nói “Con nít không được yêu quá sớm”
- Con nít hỏi lại: “Tại sao lại không ạ?”
- Người lớn sẽ trả lời: “Có những việc chỉ khi lớn mới được làm!”.
- Người lớn nói: “Con nít phải làm theo những gì người lớn bảo con nít làm”
- Con nít hỏi: “Thế nếu con nít muốn làm theo những gì con nít muốn thì sao?”
- Người lớn sẽ trả lời: “Những gì người lớn chỉ bảo cho con nít đều tốt cả và con nít phải nghe theo người lớn!”.
Tôi tự hỏi, vậy quay lại thời gian trước kia, khoảng thời gian thật lâu là lâu lúc mà: “Trời sinh ra trước nhất, chỉ toàn là trẻ con”, lúc đó trẻ con đâu có “người lớn” ở đó để mà chỉ cho trẻ con phải làm cái này, phải làm cái kia hay là làm những việc mà “người lớn phải làm”. Lúc đó chẳng phải là trẻ con phải tự mình suy nghĩ, tự mình đam mê, tự mình cảm nhận, tự mình sống đó sao, tất cả đều phải “tự mình” cả mà thôi. Vào khoảng thời gian đó đâu có “người lớn” nào ở đó thế nhưng trẻ con vẫn lớn lên, vẫn trưởng thành để trở thành “những người lớn”.
Thế thì những việc mà “người lớn phải làm” đó chẳng phải là những việc mà trẻ con làm được lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày nọ, từ năm này qua tháng nọ mà thôi ư? Hay “người lớn” thực chất chỉ là những “đứa trẻ” được giấu trong những thân xác to lớn và những “đứa trẻ” đó bị cuộc đời làm tổn thương, bị cuộc đời đem đến những màu đen vào những giấc mơ hồng đầu đời. Để rồi từ đó “những đứa trẻ” đó bị thất vọng, thế rồi chúng khép kín lại, chúng sống trong những thân xác lớn hơn, làm những công việc ít bị tổn thương hơn, hy vọng những điều nhỏ hơn hay thậm chí là không hy vọng, sống một cuộc sống ít đam mê hơn thế rồi dần dần, những “đứa trẻ” ấy trở thành những “người lớn” và rồi những “người lớn” ấy với một tình thương tràn ngập với con cái của mình.
Họ rồi cũng biến con cái thành những “đứa trẻ” như họ, sống một cuộc đời như họ. Hay “người lớn” quá e sợ trước những điều thất vọng để rồi không sống được một cuộc đời đầy hào hứng và một khi đã quá quen với cuộc sống đó họ lại e sợ con cái họ sống một cách quá hào hứng, thế là họ tìm mọi cách để ngăn cản cách sống đó từ khi nó mới manh nha bắt đầu bằng những lý do như “đó là những việc chỉ người lớn mới làm”, tuy nhiên có nhiều việc “người lớn” nói là chỉ có họ mới làm mà thật chất họ cũng có làm được đâu. Có thật là mọi thứ đang diễn ra như vậy không?
Vậy rốt cuộc, “lớn lên” là một quá trình đau thương và đầy đau khổ đến nỗi mà có một số “đứa trẻ” không bao giờ có thể trở thành người lớn, hay đó là một trải niệm đầy tuyệt vời mà chỉ một số trẻ nhỏ biết cách nắm bắt để trở thành người lớn thật sự? Liệu thật sự có ranh giới giữa “người lớn” và “trẻ con” hay không? Và thật sự thì, ai phải học hỏi từ ai đây, trẻ con hay người lớn?
...Nguồn: ZingBlog
Từ trong quán nhìn ra đường, tất cả ngập trong một màu trắng xóa của cơn mưa, người người cứ thi nhau lướt qua tầm nhìn của tôi một cách vội vã, ai cũng mong muốn về đến nhà thật nhanh trong thời tiết như thế này. Riêng tôi vẫn ngồi im lặng trong quán nước mía, bên cạnh là thằng bạn, trước mặt là hai ly cà phê đã uống hết từ đời tám hoánh nào, thằng bạn thì tai đeo headphone ngồi nhẩm theo những bài hát được phát ra từ chiếc iPod của nó. Còn tôi chỉ ngồi im lặng ngắm từng đợt mưa rơi và suy nghĩ.
Điện thoại rung, một đứa bạn khác nhắn tin vừa mới đi tắm mưa về. Tôi mỉm cười và chợt nhớ mình cũng đã có một thời như thế, thời tôi vẫn còn là một đứa trẻ…
Trong đầu tôi hình dung ra hình ảnh người bạn của tôi, toàn thân ướt đẫm vì mưa bước chân vào nhà và đối diện với những vị phụ huynh đáng kính, chắc chắn là cậu chàng sẽ bị sạc cho một trận vì tắm mưa. Vẫn biết ba mẹ “la mắng” mình cũng vì xót con, thương con nhưng nhiều khi tôi tự hỏi ở trong họ - những người mà họ cho là đã lớn - có còn hiện diện những cảm xúc muốn khám phá, cảm xúc muốn làm một cái gì đó vượt giới hạn, cảm giác được sống một cuộc sống của tuổi trẻ nữa hay không?
Bạn có nhớ không? Có những lần khi bạn chỉ là những đứa trẻ, có những việc bạn không thể hiểu tại sao người lớn lại làm như thế này hoặc như thế nọ, có những việc bạn được họ dạy rằng đó là những việc không đúng và bạn không được phép làm như vậy, thế rồi cuối cùng bạn tận mắt chứng kiến họ làm những việc đó, bạn thắc mắc, bạn ngạc nhiên và câu trả lời bạn nhận được là “sau này lớn lên con sẽ hiểu” hoặc là “đó là việc người lớn phải làm”, vậy cụ thể “những việc người lớn phải làm” là những việc gì?
Có những việc, đặc biệt là những việc về tình cảm, con nít cư xử theo bản năng, thích cái gì là nói thích cái ấy, yêu ai là nói yêu người ấy. Người lớn thì sao? Thích cái này thì lại nói là thích cái kia, yêu người này thì lại nói là thích người kia có khi chính bản thân họ cũng không biết mình yêu ai, thích ai hoặc tình cảm của họ đang ở đâu?
- Người lớn nói: “Con nít không được hút thuốc”
- Con nít hỏi lại: “Tại sao người lớn lại hút?”
- Người lớn sẽ trả lời “Có những việc người lớn phải làm!”
- Người lớn nói “Con nít không được yêu quá sớm”
- Con nít hỏi lại: “Tại sao lại không ạ?”
- Người lớn sẽ trả lời: “Có những việc chỉ khi lớn mới được làm!”.
- Người lớn nói: “Con nít phải làm theo những gì người lớn bảo con nít làm”
- Con nít hỏi: “Thế nếu con nít muốn làm theo những gì con nít muốn thì sao?”
- Người lớn sẽ trả lời: “Những gì người lớn chỉ bảo cho con nít đều tốt cả và con nít phải nghe theo người lớn!”.
Tôi tự hỏi, vậy quay lại thời gian trước kia, khoảng thời gian thật lâu là lâu lúc mà: “Trời sinh ra trước nhất, chỉ toàn là trẻ con”, lúc đó trẻ con đâu có “người lớn” ở đó để mà chỉ cho trẻ con phải làm cái này, phải làm cái kia hay là làm những việc mà “người lớn phải làm”. Lúc đó chẳng phải là trẻ con phải tự mình suy nghĩ, tự mình đam mê, tự mình cảm nhận, tự mình sống đó sao, tất cả đều phải “tự mình” cả mà thôi. Vào khoảng thời gian đó đâu có “người lớn” nào ở đó thế nhưng trẻ con vẫn lớn lên, vẫn trưởng thành để trở thành “những người lớn”.
Thế thì những việc mà “người lớn phải làm” đó chẳng phải là những việc mà trẻ con làm được lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày nọ, từ năm này qua tháng nọ mà thôi ư? Hay “người lớn” thực chất chỉ là những “đứa trẻ” được giấu trong những thân xác to lớn và những “đứa trẻ” đó bị cuộc đời làm tổn thương, bị cuộc đời đem đến những màu đen vào những giấc mơ hồng đầu đời. Để rồi từ đó “những đứa trẻ” đó bị thất vọng, thế rồi chúng khép kín lại, chúng sống trong những thân xác lớn hơn, làm những công việc ít bị tổn thương hơn, hy vọng những điều nhỏ hơn hay thậm chí là không hy vọng, sống một cuộc sống ít đam mê hơn thế rồi dần dần, những “đứa trẻ” ấy trở thành những “người lớn” và rồi những “người lớn” ấy với một tình thương tràn ngập với con cái của mình.
Họ rồi cũng biến con cái thành những “đứa trẻ” như họ, sống một cuộc đời như họ. Hay “người lớn” quá e sợ trước những điều thất vọng để rồi không sống được một cuộc đời đầy hào hứng và một khi đã quá quen với cuộc sống đó họ lại e sợ con cái họ sống một cách quá hào hứng, thế là họ tìm mọi cách để ngăn cản cách sống đó từ khi nó mới manh nha bắt đầu bằng những lý do như “đó là những việc chỉ người lớn mới làm”, tuy nhiên có nhiều việc “người lớn” nói là chỉ có họ mới làm mà thật chất họ cũng có làm được đâu. Có thật là mọi thứ đang diễn ra như vậy không?
Vậy rốt cuộc, “lớn lên” là một quá trình đau thương và đầy đau khổ đến nỗi mà có một số “đứa trẻ” không bao giờ có thể trở thành người lớn, hay đó là một trải niệm đầy tuyệt vời mà chỉ một số trẻ nhỏ biết cách nắm bắt để trở thành người lớn thật sự? Liệu thật sự có ranh giới giữa “người lớn” và “trẻ con” hay không? Và thật sự thì, ai phải học hỏi từ ai đây, trẻ con hay người lớn?
...Nguồn: ZingBlog