- Tham gia
- 4/6/2011
- Bài viết
- 1.570
Tôi bước vào quán ăn sáng khá sớm. Trong quán không có nhiều người. Đối diện chỗ tôi ngồi là một cặp vợ chồng và đứa con gái nhỏ. Điều khiến tôi chú ý đến người vợ, là dù khuôn mặt trang điểm kỹ càng quần áo xinh xắn thì mái tóc lại được buộc túm rối bù tạm bợ ra đằng sau bằng một cái cặp nho nhỏ trăng trắng. Cô vừa ăn bữa sáng của mình, vừa cho con ăn, thi thoảng ngẩng vội lên trả lời những câu nói có vẻ bâng quơ của chồng, rồi lại cúi xuống đứa con gái nhỏ, dịu dàng.
Anh chồng đủng đỉnh ăn, tay phải cầm đũa, tay trái cầm điện thoại, chăm chú. Đôi lúc, trong vài giây, anh ta lại ngẩng lên khỏi điện thoại, liếc nhìn mấy người đàn bà ăn mặc thời thượng, có vẻ còn son rỗi trong quán.
Tôi thấy thoáng cau mày của người vợ.
Tôi thấy những đầu móng tay đã bắt đầu tróc sơn của cô.
Tôi thấy có đôi khi, anh chồng liếc nhìn những đầu ngón tay tróc sơn của vợ, nhưng chỉ đôi khi, hoặc có thể ánh mắt của anh ta chỉ tiện đường lia qua đôi bàn tay ấy khi đang trên đường ngó nghiêng sang những bàn tay khác.
Tôi thấy những sợi tóc rối loà xoà được vén vội ra sau tai ngại ngần.
Tôi thấy xót xa!
Đa số đàn ông Việt coi cái việc chăm con, cho con ăn, cho con ngủ và ti tỉ thứ khác dính dáng đến con mặc nhiên là việc của vợ. Đàn bà cũng gần như đa số coi đấy là việc của mình, thậm chí đôi lúc còn tự dằn vặt bản thân nếu không thể làm vừa đi làm, vừa lo việc nhà, vừa chăm con cho thật tốt. Bởi, xã hội thì tung hô phụ nữ đảm đang, đàn ông mặc nhiên có quyền ngồi ăn, ngồi nhìn, ngồi liếc những người chẳng phải vợ con mình.
Trong vài lần liếc ấy, có bao nhiêu lần anh ta tự so sánh vợ mình với những người đàn bà khác? Trong vài lần liếc ấy, có lần nào anh ta ngán ngẩm vì mái tóc rối hay những đầu ngón tay đã tróc sơn của vợ?
Tôi không rõ, cũng không dám khẳng định, chỉ thấy suốt gần nửa tiếng, anh ta nói với vợ được vài ba câu, không đút cho con gái ăn lấy một thìa dù bản thân ăn đã xong từ lâu và đĩa bánh cuốn của vợ đã nguội ngắt. Anh ta có vẻ không mấy vui vì phải đợi chờ con ăn, vì vợ đầu bù tóc rối. Vợ anh ta có vẻ không vui, có thể chỉ vì suy nghĩ mình làm vẫn chưa tốt nhiệm vụ cao cả của người vợ. Tóc mình vẫn rối, móng tay vẫn chưa được sơn. Đứa con có vẻ không vui vì không được bố chú ý tới, nó quay sang mè nheo mẹ cật lực. Họ đều không vui.
Khi đứa con ăn gần hết, người vợ quay lại với đĩa bánh cuốn nguội ngắt của mình, anh chồng vội đứng dậy, ra ngoài trả tiền, mặc sẵn áo mưa rồi ngồi đợi.
Chị vợ ăn vội vài miếng, dắt đứa con gái nhỏ đi theo ra ngoài sau hai phút.
Ngoài trời đang mưa.
Giá mà anh chồng đút cho con vài miếng. Có thể anh ta chẳng nề hà gì. Chỉ là anh ta không nghĩ mình cần làm thế.
Giá mà anh chồng ngồi đợi vợ thêm vài phút.
Giá mà sáng nay trước khi ra khỏi nhà, anh chồng mặc quần áo cho con, hay lấy áo mưa cho đứa trẻ, chắc mái tóc vợ anh không rối bù tạm bợ, và ắt hẳn anh chẳng phải liếc nhìn mấy người đàn bà khác, chẳng phải ngán ngẩm. Khéo chính anh ta sẽ vui vẻ hơn rất nhiều.
Tôi tự hỏi đến bao giờ cái ngán ngẩm dài ngày của anh chồng biến thành nỗi chán vợ? Đến bao giờ người vợ cho phép mình được bắt đầu mệt mỏi?
Đôi khi, hạnh phúc gia đình tiêu tan chỉ bởi những lặt vặt như thế!
(Vietbao)
Anh chồng đủng đỉnh ăn, tay phải cầm đũa, tay trái cầm điện thoại, chăm chú. Đôi lúc, trong vài giây, anh ta lại ngẩng lên khỏi điện thoại, liếc nhìn mấy người đàn bà ăn mặc thời thượng, có vẻ còn son rỗi trong quán.
Tôi thấy thoáng cau mày của người vợ.
Tôi thấy những đầu móng tay đã bắt đầu tróc sơn của cô.
Tôi thấy có đôi khi, anh chồng liếc nhìn những đầu ngón tay tróc sơn của vợ, nhưng chỉ đôi khi, hoặc có thể ánh mắt của anh ta chỉ tiện đường lia qua đôi bàn tay ấy khi đang trên đường ngó nghiêng sang những bàn tay khác.
Tôi thấy những sợi tóc rối loà xoà được vén vội ra sau tai ngại ngần.
Tôi thấy xót xa!
Đa số đàn ông Việt coi cái việc chăm con, cho con ăn, cho con ngủ và ti tỉ thứ khác dính dáng đến con mặc nhiên là việc của vợ. Đàn bà cũng gần như đa số coi đấy là việc của mình, thậm chí đôi lúc còn tự dằn vặt bản thân nếu không thể làm vừa đi làm, vừa lo việc nhà, vừa chăm con cho thật tốt. Bởi, xã hội thì tung hô phụ nữ đảm đang, đàn ông mặc nhiên có quyền ngồi ăn, ngồi nhìn, ngồi liếc những người chẳng phải vợ con mình.
Trong vài lần liếc ấy, có bao nhiêu lần anh ta tự so sánh vợ mình với những người đàn bà khác? Trong vài lần liếc ấy, có lần nào anh ta ngán ngẩm vì mái tóc rối hay những đầu ngón tay đã tróc sơn của vợ?
Tôi không rõ, cũng không dám khẳng định, chỉ thấy suốt gần nửa tiếng, anh ta nói với vợ được vài ba câu, không đút cho con gái ăn lấy một thìa dù bản thân ăn đã xong từ lâu và đĩa bánh cuốn của vợ đã nguội ngắt. Anh ta có vẻ không mấy vui vì phải đợi chờ con ăn, vì vợ đầu bù tóc rối. Vợ anh ta có vẻ không vui, có thể chỉ vì suy nghĩ mình làm vẫn chưa tốt nhiệm vụ cao cả của người vợ. Tóc mình vẫn rối, móng tay vẫn chưa được sơn. Đứa con có vẻ không vui vì không được bố chú ý tới, nó quay sang mè nheo mẹ cật lực. Họ đều không vui.
Khi đứa con ăn gần hết, người vợ quay lại với đĩa bánh cuốn nguội ngắt của mình, anh chồng vội đứng dậy, ra ngoài trả tiền, mặc sẵn áo mưa rồi ngồi đợi.
Chị vợ ăn vội vài miếng, dắt đứa con gái nhỏ đi theo ra ngoài sau hai phút.
Ngoài trời đang mưa.
Giá mà anh chồng đút cho con vài miếng. Có thể anh ta chẳng nề hà gì. Chỉ là anh ta không nghĩ mình cần làm thế.
Giá mà anh chồng ngồi đợi vợ thêm vài phút.
Giá mà sáng nay trước khi ra khỏi nhà, anh chồng mặc quần áo cho con, hay lấy áo mưa cho đứa trẻ, chắc mái tóc vợ anh không rối bù tạm bợ, và ắt hẳn anh chẳng phải liếc nhìn mấy người đàn bà khác, chẳng phải ngán ngẩm. Khéo chính anh ta sẽ vui vẻ hơn rất nhiều.
Tôi tự hỏi đến bao giờ cái ngán ngẩm dài ngày của anh chồng biến thành nỗi chán vợ? Đến bao giờ người vợ cho phép mình được bắt đầu mệt mỏi?
Đôi khi, hạnh phúc gia đình tiêu tan chỉ bởi những lặt vặt như thế!
(Vietbao)