- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay khó tin rằng vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên chưa thể sử dụng thành thạo các chương trình tin học cơ bản. Vậy mà điều đó đang tồn tại như một thực trạng đáng buồn.
Ảnh minh hoạ
“Chat nhiều nhưng học Tin tệ lắm!”
Đó là thú nhận của L. (học sinh lớp 10) khi cô bạn nổi tiếng ghiền chat này có điểm trung bình môn Tin quá thấp. Một điều tưởng chừng rất nghịch lí mà lại dễ hiểu. L kể: “Nhà em nối mạng nên hễ rảnh rỗi là em lên mạng chat với bạn bè. Có thể chị cho rằng em học tin phải cừ lắm. Nhưng mỗi lần đánh word là em đánh chậm rì à. Tại ngôn ngữ chat của bọn em khác xa với ngôn ngữ thường ngày. Vài đứa bạn của em cũng bị như vậy đó chị”.
Cậu em học lớp 8 của tôi là một trường hợp khác. Là một game thủ thuộc loại cừ khôi nhưng điểm môn Tin của cậu chỉ “thường thường bậc trung”. Mỗi ngày cậu có thể dán mắt vào máy vi tính chơi đến quên ăn quên ngủ. Nhưng vừa bật máy, chuẩn bị làm bài tập Tin thì cậu đã ngáp dài ngáp ngắn. Đơn giản vì game hấp dẫn hơn môn Tin tẻ ngắt, khô khan. Không phải cứ chat, lên mạng, chơi game nhiều là giỏi vi tính. Có chăng đó chỉ là những người giỏi gõ bàn phím mà thôi.
Sinh viên cũng chưa “sỏi”
Những tưởng chỉ có học sinh, ai ngờ không ít sinh viên cũng ngán Tin. Sinh viên muốn tốt nghiệp bắt buộc phải có bằng Tin học và Anh văn. Mỗi trường sẽ có quy định riêng nhưng đối với Tin học, tối thiểu nhất là bằng A. Điều đó làm nhiều sinh viên dù ngán Tin nhưng phải lo tìm chỗ luyện thi.
Đối với tân sinh viên, năm nhất thường có nhiều thời gian rảnh rỗi. S.L (sinh viên năm nhất, ĐH KHXH&NV) nghe lời khuyên của các anh chị năm trên liền đăng kí cùng lúc Anh văn và Tin học. Lịch học dày đặc khiến L. không có thời gian rảnh rỗi để vui chơi, giải trí. Chưa đầy ba tháng, cô bạn bỏ môn Tin vì không theo kịp các bạn cùng lớp. “Hồi phổ thông, cơ sở vật chất cho môn Tin ở trường rất thiếu thốn nên bọn mình không có thời gian thực hành. Thầy cô đành dạy chay, khó hiểu lắm. Bây giờ đi học Tin ở trung tâm, mình không thể theo kịp vì có biết gì đâu”. Được biết L. rất ít tiếp xúc với máy tính. Nhưng lên đại học, nghe nói sinh viên phải đăng kí tín chỉ trên mạng lại làm bài, gửi bài tiểu luận qua mail, nhất là phải có tấm bằng A Tin học để tốt nghiệp...khiến cô bạn lo sốt vó.
K.C. (ĐH KHXH&NV) đã là sinh viên năm ba nhưng các slide powerpoint vẫn chưa biết làm. Mỗi lần thuyết trình bằng powerpoint, C. phải nhờ người khác làm giùm. Thậm chí, một số thao tác đơn giản như cắt dán tập tin, văn bản, copy dữ liệu từ máy sang USB, C. cũng không thành thạo.
Học trước quên sau cũng là yếu tố làm nhiều sinh viên phải học lại Tin. Kiến thức học xong rồi để đó, không ôn lại khiến nhiều bạn lúng túng khi đối mặt bất ngờ với những điều mình đã được học. Ngay từ đầu năm nhất, U. (CĐ Công Thương) tốn 450.000 cho khóa học Tin trình độ B ở trung tâm gần nhà. Nhưng đến năm ba, U. quên gần hết kiến thức và thao tác đã học nên lại lật đật đăng kí học một khóa khác dù khá bận rộn với các môn học chính ở trường. Đa phần sinh viên kêu khó khi học Excel, Access. Các phần này nếu không thực hành thường xuyên thì rất dễ quên.
Tin học - điều kiện đảm bảo cho nghề nghiệp tương lai
Thầy Lê Khắc Cường (giảng viên khoa Báo chí - Truyền thông, ĐH KHXH&NV), luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tin học đối với sinh viên nói chung và sinh viên báo chí nói riêng. Theo thầy, nếu không thành thạo vi tính sẽ là một bất lợi lớn trong nghề nghiệp tương lai của sinh viên bởi không ngành nào không đòi hỏi tấm bằng Tin học. Giỏi vi tính nghĩa là bạn đã tự mở ra cơ hội thuận lợi cho nghề nghiệp mai sau.
Tin học cũng giống như Anh văn, phải luyện tập thường xuyên thì mới tiến bộ. Thật sai lầm khi cho rằng có tấm bằng trong tay là có thể thở phào nhẹ nhõm. Năng lực thực sự nằm ở con người bạn.
Ảnh minh hoạ
“Chat nhiều nhưng học Tin tệ lắm!”
Đó là thú nhận của L. (học sinh lớp 10) khi cô bạn nổi tiếng ghiền chat này có điểm trung bình môn Tin quá thấp. Một điều tưởng chừng rất nghịch lí mà lại dễ hiểu. L kể: “Nhà em nối mạng nên hễ rảnh rỗi là em lên mạng chat với bạn bè. Có thể chị cho rằng em học tin phải cừ lắm. Nhưng mỗi lần đánh word là em đánh chậm rì à. Tại ngôn ngữ chat của bọn em khác xa với ngôn ngữ thường ngày. Vài đứa bạn của em cũng bị như vậy đó chị”.
Cậu em học lớp 8 của tôi là một trường hợp khác. Là một game thủ thuộc loại cừ khôi nhưng điểm môn Tin của cậu chỉ “thường thường bậc trung”. Mỗi ngày cậu có thể dán mắt vào máy vi tính chơi đến quên ăn quên ngủ. Nhưng vừa bật máy, chuẩn bị làm bài tập Tin thì cậu đã ngáp dài ngáp ngắn. Đơn giản vì game hấp dẫn hơn môn Tin tẻ ngắt, khô khan. Không phải cứ chat, lên mạng, chơi game nhiều là giỏi vi tính. Có chăng đó chỉ là những người giỏi gõ bàn phím mà thôi.
Sinh viên cũng chưa “sỏi”
Những tưởng chỉ có học sinh, ai ngờ không ít sinh viên cũng ngán Tin. Sinh viên muốn tốt nghiệp bắt buộc phải có bằng Tin học và Anh văn. Mỗi trường sẽ có quy định riêng nhưng đối với Tin học, tối thiểu nhất là bằng A. Điều đó làm nhiều sinh viên dù ngán Tin nhưng phải lo tìm chỗ luyện thi.
Đối với tân sinh viên, năm nhất thường có nhiều thời gian rảnh rỗi. S.L (sinh viên năm nhất, ĐH KHXH&NV) nghe lời khuyên của các anh chị năm trên liền đăng kí cùng lúc Anh văn và Tin học. Lịch học dày đặc khiến L. không có thời gian rảnh rỗi để vui chơi, giải trí. Chưa đầy ba tháng, cô bạn bỏ môn Tin vì không theo kịp các bạn cùng lớp. “Hồi phổ thông, cơ sở vật chất cho môn Tin ở trường rất thiếu thốn nên bọn mình không có thời gian thực hành. Thầy cô đành dạy chay, khó hiểu lắm. Bây giờ đi học Tin ở trung tâm, mình không thể theo kịp vì có biết gì đâu”. Được biết L. rất ít tiếp xúc với máy tính. Nhưng lên đại học, nghe nói sinh viên phải đăng kí tín chỉ trên mạng lại làm bài, gửi bài tiểu luận qua mail, nhất là phải có tấm bằng A Tin học để tốt nghiệp...khiến cô bạn lo sốt vó.
K.C. (ĐH KHXH&NV) đã là sinh viên năm ba nhưng các slide powerpoint vẫn chưa biết làm. Mỗi lần thuyết trình bằng powerpoint, C. phải nhờ người khác làm giùm. Thậm chí, một số thao tác đơn giản như cắt dán tập tin, văn bản, copy dữ liệu từ máy sang USB, C. cũng không thành thạo.
Học trước quên sau cũng là yếu tố làm nhiều sinh viên phải học lại Tin. Kiến thức học xong rồi để đó, không ôn lại khiến nhiều bạn lúng túng khi đối mặt bất ngờ với những điều mình đã được học. Ngay từ đầu năm nhất, U. (CĐ Công Thương) tốn 450.000 cho khóa học Tin trình độ B ở trung tâm gần nhà. Nhưng đến năm ba, U. quên gần hết kiến thức và thao tác đã học nên lại lật đật đăng kí học một khóa khác dù khá bận rộn với các môn học chính ở trường. Đa phần sinh viên kêu khó khi học Excel, Access. Các phần này nếu không thực hành thường xuyên thì rất dễ quên.
Tin học - điều kiện đảm bảo cho nghề nghiệp tương lai
Thầy Lê Khắc Cường (giảng viên khoa Báo chí - Truyền thông, ĐH KHXH&NV), luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tin học đối với sinh viên nói chung và sinh viên báo chí nói riêng. Theo thầy, nếu không thành thạo vi tính sẽ là một bất lợi lớn trong nghề nghiệp tương lai của sinh viên bởi không ngành nào không đòi hỏi tấm bằng Tin học. Giỏi vi tính nghĩa là bạn đã tự mở ra cơ hội thuận lợi cho nghề nghiệp mai sau.
Tin học cũng giống như Anh văn, phải luyện tập thường xuyên thì mới tiến bộ. Thật sai lầm khi cho rằng có tấm bằng trong tay là có thể thở phào nhẹ nhõm. Năng lực thực sự nằm ở con người bạn.
Mực Tím
Hiệu chỉnh: