- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Chú mèo tên Nhợn
Câu chuyện bắt đầu khi mẹ tôi đem về nhà một em mèo trắng muốt, điểm một vài đốm nâu nhạt ở đầu và trên lưng, đuôi dài ngoe nguẩy cũng một màu nâu nhạt. Mèo cuộn tròn bé xinh, nằm vừa trong lòng hai bàn tay khum khum của Tèo, thằng nhóc em cứng đầu của tôi.
- Chú mèo con lông trắng tinh. Mắt tròn xoe và trông rất xinh… – Tèo hát váng.
- Ái chà, phải cho mèo ăn thôi! – Tôi cố nói to cho Tèo nghe thấy.
- Tèo cho Tèo cho!
Nó ngừng hát, lăng xăng chạy đi rồi quay lại với… bim bim, kẹo mút. Ối giời.
- Mèo không ăn mấy thứ đấy Tèo ơi. – Mẹ vội vã can ngăn.
- A. Mèo ăn chuột! – Tèo hét lên phấn khích.
Bố vội giữ Tèo lại trong lúc Mẹ đi lấy cơm trộn với tí ruốc con mèo ăn.
- Đặt tên mèo là gì nhỉ Tèo nhỉ? – Bố hỏi.
Lúc này mèo đã nhỏn nhẻn ăn sạch chỗ cơm trộn ruốc và liếm mép, nằm nem nép trong tay Tèo.
- Chú mèo con lông trắng tinh lá là la là la lá la… – Tèo tiếp tục hát.
- Đặt tên mèo là… Kitty!
Tôi trợn mắt. Không ngờ người thốt ra cái tên ấy là… Mẹ. Mà Kitty thì nghĩa là gì? Hồng rực! Trời ơi, tưởng tượng em mèo thắt quả nơ hồng to tổ chảng trên đầu… tôi chạy tung dép mất!
- Không được đâu! – Tôi hét lên ngay.
- Xí, mèo của ai? – Mẹ nhấc mèo ôm vào lòng. – Tôi đem về, tất nhiên là của tôi rồi!
Tèo gào lên:
- Mèo của Tèoooooooooo.
“Tôi trợn mắt. Không ngờ người thốt ra cái tên ấy là… Mẹ. Mà Kitty thì nghĩa là gì? Hồng rực! Trời ơi, tưởng tượng em mèo thắt quả nơ hồng to tổ chảng trên đầu… tôi chạy tung dép mất!…”
Con mèo cũng gào lên nheo nhéo.
Con mèo nhởn nhơ sống ở nhà tôi được hơn một tuần, giữa những giằng co về tên và “quyền sở hữu”. Ngoài ra còn hai vấn đề mới nảy sinh là cho nó ăn và cho nó ị.
Mèo thường, như con Mỡ hồi xưa nhà tôi nuôi, thì ngày ăn hai – ba bữa. Còn con nhợn này thì ngày cho nó ăn bao nhiêu bữa không biết! Lúc nào nó cũng kêu toáng lên như kiểu đói khát vô cùng, vậy là ai chịu không nổi thì phải kiếm cái gì đấy nhét vào mồm nó. Mà cái người không thể chịu nổi nó thì thường là… tôi. Tôi cũng không thể tiếp tục ăn vụng như trước kia được, vì con Nhợn cứ thấy tôi ăn cái gì là nó lại ton tót chạy ra và léo nhéo kêu. Mì tôm nó cũng ăn. Bánh quy nó cũng ăn. Khoai nướng nó cũng ăn tuốt.
Thôi được. Dù sao thì việc đó cũng vẫn đơn giản chán. Cho nó ị mới lắm chuyện!
Mèo Mỡ của chúng tôi hồi xưa rất thông minh. Nó đã đạt đến cái trình độ tự tìm được chỗ ị và chôn ở bên ngoài.
Con mèo lần này phải nói là ngu hết sảy! Đã chả chịu ị vào chậu xỉ than thì chớ, hôm ấy, nó ị ngay vào giữa… tủ quần áo của Tèo.
Tèo quả thực là chưa hề có kinh nghiệm đối diện với… cục ị của mèo. Nó sốc ghê lắm. Tại sao một con vật dễ thương như thế lại có thể sản xuất ra thứ chất thải kinh khủng như vậy? Và Tèo… chạy mất dép khỏi con mèo. Lúc trước thì suốt ngày ôm ấp hôn hít, giờ cứ nhìn thấy mèo là ré lên. Đã thế, nó lại còn không chịu ngủ trong phòng của nó nữa mà ăn vạ ở phòng Bố Mẹ cả tuần.
Thế là Bố Mẹ cũng anti con mèo.
Khổ tôi chưa. Giờ thì tất cả đều đổ lên đầu tôi, từ cho mèo ăn tới cho mèo ị.
- Con nhợn. Con nhợn. Con nhợn.
Tôi vừa cho nó ăn vừa lầm bầm chửi rủa.
Từ đấy con mèo tên là Nhợn.
Khóa huấn luyện mèo Nhợn
Bây giờ thì Nhợn đã biết ăn đúng giờ và ị đúng chỗ. Để có được thành quả này thì tôi đây đã phải cắn răng mang tiếng ngu đần.
- Cậu đần quá. Có con mèo mà dạy không xong!
Xin giới thiệu cuốn bách khoa toàn thư sống của tôi – Kính!
- Khi nó ị lung tung, phải hốt cục ị đó đổ vào chậu xỉ, rồi dí mũi nó vào đấy. Từ sau nó sẽ ị đúng chỗ. Còn ăn thì đúng bữa hãy cho nó ăn. Nó kêu lung tung kệ nó. – “Bách khoa toàn thư” nói thế.
Tôi cun cút nghe lời. Một tuần sau, Nhợn đã ngoan ngoãn đúng như dự kiến. Cộng đồng (tức là Bố, Mẹ và Tèo) dần dần cũng cho nó hòa nhập trở lại.
Nhưng, Nhợn là cái đồ phá đám. Nó nảy ra cái trò nghịch như quỷ sứ. Mỗi ngày, một đôi lần, nó lên cơn, chạy huỳnh huỵch khắp nhà và chọc phá các thứ. Nhợn phát cuồng với những gì tua rua đung đưa chuyển động. Khăn len của tôi, nó vờn cho xù xơ xác hết cả. Bông hoa cài áo của mẹ lỡ để rơi, nó tha đi quăng quật cho “tàn một đời hoa”. Dép xốp đi trong nhà được nó lấy để… mài móng, thủng lỗ chỗ.
Thế rồi, một lần nữa, nó gây ra sự kiện kinh thiên động địa số một trong lịch sử gia đình.
Chả là, ở đoạn khúc quanh cầu thang, Bố đặt một cái tượng ngựa gỗ trang trí. Không phải một con đâu, đó là một cái tượng dài và nặng, khắc hình một bầy ngựa đang tung vó chạy. Một cái tượng hết sức công phu và tinh xảo mà ai đến nhà Bố cũng khoe.
Trên cái tượng có một cái đèn, cũng để trang trí. Tôi có mấy cái chuông gió treo trong phòng không hết nên… đem ra đấy treo.
Giời xui đất khiến thế nào, hôm ấy, gió mùa về. Chuông gió leng keng đung đưa làm “thú tính” của Nhợn nổi lên. Sáu rưỡi sáng, tôi đang cuộn trong chăn, bỗng nghe rầm. Lộp cộp lộp cộp. Rầm.
Hôm đó Bố đi công tác, chỉ có Mẹ, Tèo và tôi cùng nhảy bật ra khỏi phòng, xanh mặt. Những chú ngựa đã “phi” qua sáu bậc cầu thang, giờ nằm ngửa ở sàn tầng hai, chân gãy lìa khỏi đế.
Chúng tôi quay ra nhìn Nhợn. Nó đang đứng kêu meo meo đòi… ăn sáng. Aaaaaaaaaa!!!
Mẹ đổ tại tôi treo cái chuông ở đó nên Nhợn mới nghịch. Tèo không biết làm gì cứ nhảy tưng tưng tưng. Tôi thì chỉ muốn bóp cổ con Nhợn mất dạy!
“Cũng có thể tôi nói nó “tiến bộ” vì tôi đã yêu nó thêm mấy tí, từ hồi nó mon men chui vào ngủ cùng tôi. Bố và Mẹ cho rằng như thế là rất bẩn thỉu nhưng mà, mùa đông, tôi thì chăn ấm nệm êm, lại đuổi nó ra nằm trơ trọi, chả tội nghiệp nó sao. Đã thế, qua một hôm nằm cùng, tôi phát hiện ra nó ấm như cục than!”
Tất nhiên là tôi không làm thế được, chỉ có thể tìm Kính mếu máo ăn vạ.
- Giời ơi, đần quá! Có con mèo mà dạy mãi không nên hồn! – Nó cứ phải làu nhàu rồi mới chịu “tư vấn”. – Như này. Cậu túm con Nhợn đặt lên chỗ đấy. Rồi bợp nhẹ cho nó phải nhảy xuống. Rồi lại túm nó đặt lên và bợp…
- Dã man!
- Ừ vì cậu không dã man nên nó mới hư đốn thế đấy! Dạy dỗ là phải nghiêm khắc!
- Ờ… cũng đúng. Thế đánh nó đến bao giờ?
- Bao giờ cậu đặt nó lên, nó cuống cuồng lao xuống thì nghĩa là xong rồi đấy. Từ sau nó sẽ không bao giờ dám trèo lên đấy nữa.
- A. Ra thế.
Tôi nhìn Kính ngưỡng mộ. Sao cái gì nó cũng biết thế nhỉ! Bỗng tôi nghĩ ra.
- Này, hồi xưa chắc cậu bị ăn đòn nát đít nên giờ mới giỏi giang thế này phải không?
Tí nữa thì nó bóp cổ tôi.
“Xử lí sinh học”
Thấm thoắt, Nhợn đã ở với chúng tôi ba tháng. Trước kia chỉ bằng một nắm tay, giờ nó đã to bằng bốn nắm tay. Nó vẫn còn bệnh “dư thừa năng lượng”, một ngày mấy bận chạy rầm rầm khắp nhà và… lười tắm. Ầy, nói chung thế là cũng tiến bộ rồi.
Cũng có thể tôi nói nó “tiến bộ” vì tôi đã yêu nó thêm mấy tí, từ hồi nó mon men chui vào ngủ cùng tôi. Bố và Mẹ cho rằng như thế là rất bẩn thỉu nhưng mà, mùa đông, tôi thì chăn ấm nệm êm, lại đuổi nó ra nằm trơ trọi, chả tội nghiệp nó sao. Đã thế, qua một hôm nằm cùng, tôi phát hiện ra nó ấm như cục than!
Thế là phớt lờ lời Bố Mẹ, tôi vẫn lén lút cho nó ngủ cùng. Nhợn hâm lại còn có bệnh sợ ma, đang yên đang lành mà thấy tôi đứng lên là nó phải lập cập chạy trước cho bằng được!
Một hôm, trong bữa ăn, Mẹ bảo:
- Nhợn nhớn rồi, phải thiến nó đi thôi!
Tôi trợn mắt, rơi cả đũa.
Mẹ tiếp tục:
- Nó là mèo đực, lớn rồi nó sẽ đi hoang. Nó mà lớ rớ sang bên hàng rào là chó cắn chết! Hôm qua mèo nhà bác Năng bị cắn chết rồi đấy. Ba con chó xông vào, nghe “ngoeo” một tiếng đã thấy chết rồi.
Gần nhà tôi có một xí nghiệp, họ nuôi chó để canh phòng. Bọn đấy có tiền sử giết mèo, tôi biết.
Bố lên tiếng:
- Như thế thì dã man quá. Thiến nó đi thì nó còn gì là người nữa!
Tôi nhìn Bố đầy cảm kích. Mặc dù Bố có thù oán với Nhợn vì vụ ngựa gỗ, vậy mà Bố vẫn thương xót nó thế!
- Thế không thì để chó cắn chết nó à. – Mẹ rơm rớm.
- Sống chết có số! (Bố luôn có cái giọng điệu đấy!)
- Thế thì bị thiến cũng là do số! – Mẹ cãi cùn.
- Em thật là vớ vẩn. Kia là tự dưng nó bị như thế, đằng này đang yên đang lành vật nó ra…
“Nó cũng sẽ không nghịch như quỷ nữa, cậu khỏi lo nó ra ngoài bị chó cắn chết. Nó cũng đần nữa, nên sớm muộn sẽ béo ịch đúng như một con nhợn, mùa đông cậu tha hồ ôm!”
Bố Mẹ hấm hứ cự nự nhau. Tèo quay ra hỏi tôi:
- Thiến là gì hả chị?
- À ờ ờ… là “xử lý sinh học”.
Tèo một chữ đã không hiểu, tôi còn bồi thêm bốn chữ cao siêu nữa, nó càng ngác ngơ. Nhợn thì có biết gì đâu, rau ráu nhai xương.
- Đồ phá đám! – Tôi thở dài. – Tao lại phải giải quyết vụ này cho mày!
Tôi nói thế thôi chứ cái người giải quyết những sự vụ khó khăn như thế này, đương nhiên, là Kính.
Chúng tôi tạt vào nhà tôi sau cua học thêm, ngồi uống ca cao nóng trong bếp và xuýt xoa vì lạnh. Kính cầm cái cốc trong tay cho ấm, nghe tôi kể lể đầu đuôi. Tôi thấy Bố không sai mà Mẹ thì cũng không phải là không có lý. Con Nhợn vô duyên chả biết gì, trèo vào nằm gừ gừ trong lòng tôi và ư ử nhai bánh quy.
- “Xử lý” nó đi! – Kính đáp gọn lỏn.
- Tại sao? – Tôi giật thót.
- Vì “xử lý” xong rồi nó sẽ không đi hoang nữa, cậu khỏi lo mất. Nó cũng sẽ không nghịch như quỷ nữa, cậu khỏi lo nó ra ngoài bị chó cắn chết. Nó cũng đần nữa, nên sớm muộn sẽ béo ịch đúng như một con nhợn, mùa đông cậu tha hồ ôm!
- Nhưng mà, như thế có phải với con mèo không?
- Cậu sợ nó xuống Âm Phủ thì sẽ méc với Diêm Vương là cậu “xử lý” nó chứ gì!
- Khồng, tớ sẽ nói tất cả là do cậu xúi!
- Tớ sẽ nói với Diêm Vương là, tớ làm thế vì cậu.
- Hả?
- Nói dại chứ, Nhợn mà có mệnh hệ gì cậu lại chả khóc cho lụt cả thành phố!
- Thế thì liên quan gì?
Kính nhìn tôi một cái, rồi cầm cốc ca cao của nó lên uống và ngó ra cửa sổ. Nhợn bỏ tôi sang nghịch cái khăn quàng cổ có tua rua của Kính, thế là hai đứa vờn vờn gừ gừ nhau bằng tiếng mèo. Nhợn quả là ngu hết sảy, vẫn chả biết chuyện hệ trọng cả đời nó đang xảy ra!
- Cậu là bạn tớ, tớ không muốn cậu buồn đâu. – Kính nói rất nhanh.
Tôi nhìn Kính và Nhợn, mắt không chớp.
Rốt cục Nhợn có bị “xử lý” hay không, tôi vẫn chưa biết. Nhưng biết rằng, cho dù Nhợn có phá đám đến đâu và số phận của nó rốt cục là thế nào, thì Kính vẫn luôn ở bên cạnh và lo lắng tôi. Đấy là điều không có gì phải bàn cãi nữa.
Nghĩ đến đó, ồ, tay tôi vẫn chưa hết lạnh mà tự dưng mặt tôi nóng bừng.
Câu chuyện bắt đầu khi mẹ tôi đem về nhà một em mèo trắng muốt, điểm một vài đốm nâu nhạt ở đầu và trên lưng, đuôi dài ngoe nguẩy cũng một màu nâu nhạt. Mèo cuộn tròn bé xinh, nằm vừa trong lòng hai bàn tay khum khum của Tèo, thằng nhóc em cứng đầu của tôi.
- Chú mèo con lông trắng tinh. Mắt tròn xoe và trông rất xinh… – Tèo hát váng.
- Ái chà, phải cho mèo ăn thôi! – Tôi cố nói to cho Tèo nghe thấy.
- Tèo cho Tèo cho!
Nó ngừng hát, lăng xăng chạy đi rồi quay lại với… bim bim, kẹo mút. Ối giời.
- Mèo không ăn mấy thứ đấy Tèo ơi. – Mẹ vội vã can ngăn.
- A. Mèo ăn chuột! – Tèo hét lên phấn khích.
Bố vội giữ Tèo lại trong lúc Mẹ đi lấy cơm trộn với tí ruốc con mèo ăn.
- Đặt tên mèo là gì nhỉ Tèo nhỉ? – Bố hỏi.
Lúc này mèo đã nhỏn nhẻn ăn sạch chỗ cơm trộn ruốc và liếm mép, nằm nem nép trong tay Tèo.
- Chú mèo con lông trắng tinh lá là la là la lá la… – Tèo tiếp tục hát.
- Đặt tên mèo là… Kitty!
Tôi trợn mắt. Không ngờ người thốt ra cái tên ấy là… Mẹ. Mà Kitty thì nghĩa là gì? Hồng rực! Trời ơi, tưởng tượng em mèo thắt quả nơ hồng to tổ chảng trên đầu… tôi chạy tung dép mất!
- Không được đâu! – Tôi hét lên ngay.
- Xí, mèo của ai? – Mẹ nhấc mèo ôm vào lòng. – Tôi đem về, tất nhiên là của tôi rồi!
Tèo gào lên:
- Mèo của Tèoooooooooo.
Con mèo cũng gào lên nheo nhéo.
Con mèo nhởn nhơ sống ở nhà tôi được hơn một tuần, giữa những giằng co về tên và “quyền sở hữu”. Ngoài ra còn hai vấn đề mới nảy sinh là cho nó ăn và cho nó ị.
Mèo thường, như con Mỡ hồi xưa nhà tôi nuôi, thì ngày ăn hai – ba bữa. Còn con nhợn này thì ngày cho nó ăn bao nhiêu bữa không biết! Lúc nào nó cũng kêu toáng lên như kiểu đói khát vô cùng, vậy là ai chịu không nổi thì phải kiếm cái gì đấy nhét vào mồm nó. Mà cái người không thể chịu nổi nó thì thường là… tôi. Tôi cũng không thể tiếp tục ăn vụng như trước kia được, vì con Nhợn cứ thấy tôi ăn cái gì là nó lại ton tót chạy ra và léo nhéo kêu. Mì tôm nó cũng ăn. Bánh quy nó cũng ăn. Khoai nướng nó cũng ăn tuốt.
Thôi được. Dù sao thì việc đó cũng vẫn đơn giản chán. Cho nó ị mới lắm chuyện!
Mèo Mỡ của chúng tôi hồi xưa rất thông minh. Nó đã đạt đến cái trình độ tự tìm được chỗ ị và chôn ở bên ngoài.
Con mèo lần này phải nói là ngu hết sảy! Đã chả chịu ị vào chậu xỉ than thì chớ, hôm ấy, nó ị ngay vào giữa… tủ quần áo của Tèo.
Tèo quả thực là chưa hề có kinh nghiệm đối diện với… cục ị của mèo. Nó sốc ghê lắm. Tại sao một con vật dễ thương như thế lại có thể sản xuất ra thứ chất thải kinh khủng như vậy? Và Tèo… chạy mất dép khỏi con mèo. Lúc trước thì suốt ngày ôm ấp hôn hít, giờ cứ nhìn thấy mèo là ré lên. Đã thế, nó lại còn không chịu ngủ trong phòng của nó nữa mà ăn vạ ở phòng Bố Mẹ cả tuần.
Thế là Bố Mẹ cũng anti con mèo.
Khổ tôi chưa. Giờ thì tất cả đều đổ lên đầu tôi, từ cho mèo ăn tới cho mèo ị.
- Con nhợn. Con nhợn. Con nhợn.
Tôi vừa cho nó ăn vừa lầm bầm chửi rủa.
Từ đấy con mèo tên là Nhợn.
Khóa huấn luyện mèo Nhợn
Bây giờ thì Nhợn đã biết ăn đúng giờ và ị đúng chỗ. Để có được thành quả này thì tôi đây đã phải cắn răng mang tiếng ngu đần.
- Cậu đần quá. Có con mèo mà dạy không xong!
Xin giới thiệu cuốn bách khoa toàn thư sống của tôi – Kính!
- Khi nó ị lung tung, phải hốt cục ị đó đổ vào chậu xỉ, rồi dí mũi nó vào đấy. Từ sau nó sẽ ị đúng chỗ. Còn ăn thì đúng bữa hãy cho nó ăn. Nó kêu lung tung kệ nó. – “Bách khoa toàn thư” nói thế.
Tôi cun cút nghe lời. Một tuần sau, Nhợn đã ngoan ngoãn đúng như dự kiến. Cộng đồng (tức là Bố, Mẹ và Tèo) dần dần cũng cho nó hòa nhập trở lại.
Nhưng, Nhợn là cái đồ phá đám. Nó nảy ra cái trò nghịch như quỷ sứ. Mỗi ngày, một đôi lần, nó lên cơn, chạy huỳnh huỵch khắp nhà và chọc phá các thứ. Nhợn phát cuồng với những gì tua rua đung đưa chuyển động. Khăn len của tôi, nó vờn cho xù xơ xác hết cả. Bông hoa cài áo của mẹ lỡ để rơi, nó tha đi quăng quật cho “tàn một đời hoa”. Dép xốp đi trong nhà được nó lấy để… mài móng, thủng lỗ chỗ.
Thế rồi, một lần nữa, nó gây ra sự kiện kinh thiên động địa số một trong lịch sử gia đình.
Chả là, ở đoạn khúc quanh cầu thang, Bố đặt một cái tượng ngựa gỗ trang trí. Không phải một con đâu, đó là một cái tượng dài và nặng, khắc hình một bầy ngựa đang tung vó chạy. Một cái tượng hết sức công phu và tinh xảo mà ai đến nhà Bố cũng khoe.
Trên cái tượng có một cái đèn, cũng để trang trí. Tôi có mấy cái chuông gió treo trong phòng không hết nên… đem ra đấy treo.
Giời xui đất khiến thế nào, hôm ấy, gió mùa về. Chuông gió leng keng đung đưa làm “thú tính” của Nhợn nổi lên. Sáu rưỡi sáng, tôi đang cuộn trong chăn, bỗng nghe rầm. Lộp cộp lộp cộp. Rầm.
Hôm đó Bố đi công tác, chỉ có Mẹ, Tèo và tôi cùng nhảy bật ra khỏi phòng, xanh mặt. Những chú ngựa đã “phi” qua sáu bậc cầu thang, giờ nằm ngửa ở sàn tầng hai, chân gãy lìa khỏi đế.
Chúng tôi quay ra nhìn Nhợn. Nó đang đứng kêu meo meo đòi… ăn sáng. Aaaaaaaaaa!!!
Mẹ đổ tại tôi treo cái chuông ở đó nên Nhợn mới nghịch. Tèo không biết làm gì cứ nhảy tưng tưng tưng. Tôi thì chỉ muốn bóp cổ con Nhợn mất dạy!
Tất nhiên là tôi không làm thế được, chỉ có thể tìm Kính mếu máo ăn vạ.
- Giời ơi, đần quá! Có con mèo mà dạy mãi không nên hồn! – Nó cứ phải làu nhàu rồi mới chịu “tư vấn”. – Như này. Cậu túm con Nhợn đặt lên chỗ đấy. Rồi bợp nhẹ cho nó phải nhảy xuống. Rồi lại túm nó đặt lên và bợp…
- Dã man!
- Ừ vì cậu không dã man nên nó mới hư đốn thế đấy! Dạy dỗ là phải nghiêm khắc!
- Ờ… cũng đúng. Thế đánh nó đến bao giờ?
- Bao giờ cậu đặt nó lên, nó cuống cuồng lao xuống thì nghĩa là xong rồi đấy. Từ sau nó sẽ không bao giờ dám trèo lên đấy nữa.
- A. Ra thế.
Tôi nhìn Kính ngưỡng mộ. Sao cái gì nó cũng biết thế nhỉ! Bỗng tôi nghĩ ra.
- Này, hồi xưa chắc cậu bị ăn đòn nát đít nên giờ mới giỏi giang thế này phải không?
Tí nữa thì nó bóp cổ tôi.
“Xử lí sinh học”
Thấm thoắt, Nhợn đã ở với chúng tôi ba tháng. Trước kia chỉ bằng một nắm tay, giờ nó đã to bằng bốn nắm tay. Nó vẫn còn bệnh “dư thừa năng lượng”, một ngày mấy bận chạy rầm rầm khắp nhà và… lười tắm. Ầy, nói chung thế là cũng tiến bộ rồi.
Cũng có thể tôi nói nó “tiến bộ” vì tôi đã yêu nó thêm mấy tí, từ hồi nó mon men chui vào ngủ cùng tôi. Bố và Mẹ cho rằng như thế là rất bẩn thỉu nhưng mà, mùa đông, tôi thì chăn ấm nệm êm, lại đuổi nó ra nằm trơ trọi, chả tội nghiệp nó sao. Đã thế, qua một hôm nằm cùng, tôi phát hiện ra nó ấm như cục than!
Thế là phớt lờ lời Bố Mẹ, tôi vẫn lén lút cho nó ngủ cùng. Nhợn hâm lại còn có bệnh sợ ma, đang yên đang lành mà thấy tôi đứng lên là nó phải lập cập chạy trước cho bằng được!
Một hôm, trong bữa ăn, Mẹ bảo:
- Nhợn nhớn rồi, phải thiến nó đi thôi!
Tôi trợn mắt, rơi cả đũa.
Mẹ tiếp tục:
- Nó là mèo đực, lớn rồi nó sẽ đi hoang. Nó mà lớ rớ sang bên hàng rào là chó cắn chết! Hôm qua mèo nhà bác Năng bị cắn chết rồi đấy. Ba con chó xông vào, nghe “ngoeo” một tiếng đã thấy chết rồi.
Gần nhà tôi có một xí nghiệp, họ nuôi chó để canh phòng. Bọn đấy có tiền sử giết mèo, tôi biết.
Bố lên tiếng:
- Như thế thì dã man quá. Thiến nó đi thì nó còn gì là người nữa!
Tôi nhìn Bố đầy cảm kích. Mặc dù Bố có thù oán với Nhợn vì vụ ngựa gỗ, vậy mà Bố vẫn thương xót nó thế!
- Thế không thì để chó cắn chết nó à. – Mẹ rơm rớm.
- Sống chết có số! (Bố luôn có cái giọng điệu đấy!)
- Thế thì bị thiến cũng là do số! – Mẹ cãi cùn.
- Em thật là vớ vẩn. Kia là tự dưng nó bị như thế, đằng này đang yên đang lành vật nó ra…
“Nó cũng sẽ không nghịch như quỷ nữa, cậu khỏi lo nó ra ngoài bị chó cắn chết. Nó cũng đần nữa, nên sớm muộn sẽ béo ịch đúng như một con nhợn, mùa đông cậu tha hồ ôm!”
Bố Mẹ hấm hứ cự nự nhau. Tèo quay ra hỏi tôi:
- Thiến là gì hả chị?
- À ờ ờ… là “xử lý sinh học”.
Tèo một chữ đã không hiểu, tôi còn bồi thêm bốn chữ cao siêu nữa, nó càng ngác ngơ. Nhợn thì có biết gì đâu, rau ráu nhai xương.
- Đồ phá đám! – Tôi thở dài. – Tao lại phải giải quyết vụ này cho mày!
Tôi nói thế thôi chứ cái người giải quyết những sự vụ khó khăn như thế này, đương nhiên, là Kính.
Chúng tôi tạt vào nhà tôi sau cua học thêm, ngồi uống ca cao nóng trong bếp và xuýt xoa vì lạnh. Kính cầm cái cốc trong tay cho ấm, nghe tôi kể lể đầu đuôi. Tôi thấy Bố không sai mà Mẹ thì cũng không phải là không có lý. Con Nhợn vô duyên chả biết gì, trèo vào nằm gừ gừ trong lòng tôi và ư ử nhai bánh quy.
- “Xử lý” nó đi! – Kính đáp gọn lỏn.
- Tại sao? – Tôi giật thót.
- Vì “xử lý” xong rồi nó sẽ không đi hoang nữa, cậu khỏi lo mất. Nó cũng sẽ không nghịch như quỷ nữa, cậu khỏi lo nó ra ngoài bị chó cắn chết. Nó cũng đần nữa, nên sớm muộn sẽ béo ịch đúng như một con nhợn, mùa đông cậu tha hồ ôm!
- Nhưng mà, như thế có phải với con mèo không?
- Cậu sợ nó xuống Âm Phủ thì sẽ méc với Diêm Vương là cậu “xử lý” nó chứ gì!
- Khồng, tớ sẽ nói tất cả là do cậu xúi!
- Tớ sẽ nói với Diêm Vương là, tớ làm thế vì cậu.
- Hả?
- Nói dại chứ, Nhợn mà có mệnh hệ gì cậu lại chả khóc cho lụt cả thành phố!
- Thế thì liên quan gì?
Kính nhìn tôi một cái, rồi cầm cốc ca cao của nó lên uống và ngó ra cửa sổ. Nhợn bỏ tôi sang nghịch cái khăn quàng cổ có tua rua của Kính, thế là hai đứa vờn vờn gừ gừ nhau bằng tiếng mèo. Nhợn quả là ngu hết sảy, vẫn chả biết chuyện hệ trọng cả đời nó đang xảy ra!
- Cậu là bạn tớ, tớ không muốn cậu buồn đâu. – Kính nói rất nhanh.
Tôi nhìn Kính và Nhợn, mắt không chớp.
Rốt cục Nhợn có bị “xử lý” hay không, tôi vẫn chưa biết. Nhưng biết rằng, cho dù Nhợn có phá đám đến đâu và số phận của nó rốt cục là thế nào, thì Kính vẫn luôn ở bên cạnh và lo lắng tôi. Đấy là điều không có gì phải bàn cãi nữa.
Nghĩ đến đó, ồ, tay tôi vẫn chưa hết lạnh mà tự dưng mặt tôi nóng bừng.
Theo hoahoctro