- Tham gia
- 21/7/2011
- Bài viết
- 4.659
Ngày 24/8/1998, một đám tang vô cùng đặc biệt được tổ chức tại huyện Gia Tường, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Người chết là một cô gái mới 16 tuổi trên là Thẩm Xuân Linh.
Nhưng cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang.
Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có.
Tôi là con ruột của gia đình này
Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu.
Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện.
Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ.
Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh.
Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình.
Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi:
- Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này.
Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt gi.ường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình.
Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt gi.ường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.
Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào.
Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường.
Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình.
Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói:
- Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi
Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái.
Mẹ Xuân Linh bỏ đi, nguồn kinh tế của gia đình lại mất hẳn chút hỗ trợ cuối cùng. Ông bà nội đều thở dài, bố dượng gạt nước mắt, các anh trai Xuân Linh cũng lo âu, cả nhà rơi vào tình trạng thấp thỏm bất an, buồn thảm. Những người làng an ủi cô bé:
- Ở đây cháu không có người thân, hay là cháu quay về nhà ông bà ở bên Phạm Trạch đi!
- Không, cháu không đi được, mẹ cháu bỏ đi rồi cháu không thể cũng bỏ đi nốt!
Xuân Linh nói với bố dượng:
- Bố ạ, mẹ con bỏ đi rồi, là mẹ con nhẫn tâm; nhưng con hứa con không bao giờ bỏ nhà đi, con sẽ ở lại đây cùng vượt qua hoạn nạn với mọi người, từ hôm nay con xin được là con đẻ của bố!
Năm đó, Xuân Linh mới 12 tuổi, đổi từ họ Thái sang họ Thẩm.
Làm đồng, việc nhà, chăm sóc người lớn, tất cả mọi việc Xuân Linh đều gánh vác, cô bé làm việc như một phụ nữ thực thụ trong một gia đình nông dân, thức dậy lúc mặt trời mọc, trời tối hẳn mới nghỉ ngơi, cẩn trọng tính toán từng món một trong gia đình để lo liệu qua ngày.
Xuân Linh biết, để gia cảnh đỡ khó, thì sức khỏe của bố phải tốt lên, cho nên vào những lúc nông nhàn, cô bé không quên chăm sóc chu đáo cho bố. Mùa hè năm 1996, thời tiết nóng bức, bệnh tình bố dượng cô nặng lên, Xuân Linh quyết định đưa bố lên nằm viện trên thành phố Tề Ninh.
Thu xếp xong việc nhà, cô kéo bố lên thành phố chữa bệnh. Đường đất 80 km, cô kéo xe hết đúng hai ngày một đêm. Khi đến nơi, chân cô đã lở ra, vai kéo sưng u lên một cục lớn.
Để tiết kiệm tiền, Xuân Linh đã ngủ trong nhà để xe đạp của bệnh viện, người trông xe tưởng cô là ăn mày, đã mấy lần xua cô ra ngoài. Xuân Linh đành kể hết sự tình, ông già trông xe cảm động quá, không chỉ cho cô mang chiếc xe kéo đặt vào tận bên trong nhà xe, còn kiếm cho cô một cái màn chống muỗi.
Dưới sự chăm sóc của con gái nhỏ, bệnh của bố dượng cô dần ổn định hơn, cô lại kéo bố về quê trên chiếc xe ấy.
Vừa về đến quê, là vào vụ thu hoạch lúa mạch, các anh đều đang ở trường, ông bà nội chỉ có thể giúp cô nấu cơm và bó những túm lúa, thế là hơn bảy mẫu đất lúa mạch đang chín, lại một mình Xuân Linh cắt. Để kịp thu hoạch, suốt mấy ngày liên tục cô bé ngủ lại ngoài ruộng lúa, mệt tới mức không chống đỡ nổi nữa thì nằm ngủ luôn trên lúa mạch, ngủ dậy lại cắt tiếp.
Vì quá lo lắng, lại vì lao lực, miệng Xuân Linh nở những mụn nước nhỏ, tay chân xước máu. Thật sự cô bé đã kiệt sức, còn lại hai mẫu lúa mạch nữa.
Đều là lương thực gia đình trông vào đó!
Cô bé bất lực đứng giữa ruộng lúa mạch khóc nức nở không thành tiếng, khóc tới mức hàng xóm chung quanh thấy thương hại quá, bèn tới năm tay mười tay giúp cô gặt nốt mảnh ruộng.
Đợt thu hoạch khó nhọc đó đổi lại được lương thực đủ ăn cho cả gia đình.
Anh thứ hai đã đỗ kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhờ kết quả đó, anh được tuyển vào trường đại học Đồng Tề ở tận Thượng Hải.
Cầm giấy báo nhập học của anh thứ hai, Xuân Linh chạy như bay về nhà quên hết mệt nhọc, nhảy lên vui sướng. Nhìn đứa em gái vừa bé vừa đen, người anh thứ ba là Thẩm Kiến Văn rớt nước mắt tủi thân vì thi trượt đại học.
Thẩm Kiến Văn buồn rầu nói:
- Anh xin lỗi, em đã vất vả vì cả gia đình, mà anh lại thi trượt!
Vừa nói anh ba vừa khóc. Xuân Linh hốt hoảng nắm lấy tay anh:
- Năm nay thi trượt thì năm sau thi tiếp, anh đừng nản chí như thế!
Thẩm Kiến Văn quyết định không thi đại học nữa, ở nhà kiếm sống giúp em gái. Xuân Linh không đồng tình:
- Em chịu vất vả cũng chỉ vì muốn các anh học lên đại học mà thôi! Anh thất bại là em cũng thất bại!
Ba nghìn Nhân dân tệ học phí là gánh nặng quá lớn với cả gia đình. Vào lúc bất lực ấy, Thẩm Xuân Linh nghĩ đến chuyện đi bán máu.
Lần thứ nhất đến nơi bán máu, vì quá nhỏ tuổi, bác sĩ không đồng ý!
Lần thứ hai, cô nói dối tuổi mình, cuối cùng được bán 200 ml máu. Cầm được 400 tệ tiền bán máu, nỗi buồn bã của cô vẫn không bớt đi. Vì 400 tệ so với 3.000 tệ thì còn quá ít ỏi. Như cốc nước hắt vào đống lửa, chả thấm vào đâu.
Ba ngày sau, cô quay trở lại trạm y tế. Lần này, nói kiểu gì bác sĩ cũng quyết không lấy máu của Xuân Linh. Quá lo lắng, cô đành quỳ xuống cầu xin bác sĩ, và kể cho ông biết lý do.
Bác sĩ trầm ngâm rất lâu, cuối cùng ông thở dài bảo:
- Thôi được, chỉ một lần này thôi nhé! Lần sau cháu đừng đến đây nữa, cháu còn quá nhỏ, cơ thể còn đang phải lớn nữa!
Ông bác sĩ chỉ rút một lượng máu rất nhỏ tượng trưng, rồi móc túi ra đưa cho cô 700 tệ, làm Xuân Linh vô cùng cảm động.
Về nhà, Xuân Linh đưa tiền cho bố dượng, bố vội hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế này, cô nói dối là đi vay người ta.
Bố cô cầm tay con xem xét, lại móc từ túi cô ra hai tờ giấy bán máu.
Cả nhà cô đều kinh hãi.
Nhưng số tiền đó còn lâu mới đủ được, dù chỉ một nửa học phí cho người anh.
Bố dượng cô quyết định bán đi một phần mảnh đất từ ngôi nhà cũ của họ, ông bà nội cũng bán ba cây dương vốn định dành gỗ để đóng quan tài cho ông bà sau này. Khi bố dượng không đồng ý bán ba cây dương, ông bà nói:
- Máu của Xuân Linh còn không tiếc, chúng tôi còn cần quan tài để làm gì nữa!
Dưới sự nỗ lực của toàn gia đình, tiền học cho anh hai, anh ba cuối cùng đã thu xếp xong. Để anh Thẩm Tiến Quân có thứ để lên trường, suốt mấy tối liền Xuân Linh thức khuya khâu vỏ chăn mới và giầy vải cho anh.
Vào lúc lên đường, Xuân Linh ra bến xe tiễn anh, cô nói:
- Anh ạ, nhà mình tuy nghèo, nhưng khảng khái, anh phải học cho ra học, anh đừng lo lắng chuyện ở nhà, cũng đừng tự khắc nghiệt với bản thân mình quá, anh cần tiền tiêu cứ viết thư về cho nhà nhé, em sẽ lo cho anh!
Thẩm Tiến Quân không nén được, ôm lấy đứa em nhỏ vào lòng, cảm động trào nước mắt.
Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em
Những người anh lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông.
Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay.
Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc.
Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi.
Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt gi.ường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản tiền như cô mong muốn.
Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhàn, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hòe, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thủy ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo.
Hàng ngày, sau bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn.
Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩa vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em.
Xuân Linh khuyên anh thế này:
- Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được.
Ngày anh tư lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai:
- Đây là 80 tệ, tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng.
Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng.
Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ tư đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm.
Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên gi.ường:
- Các con phải báo đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh.
Tình thân vĩnh viễn
Công việc nhà nông bận rộn, nhưng Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ để học tiếp Thạc sĩ.
Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ cao đẳng, được Học viện Đông y Sơn Đông nhận vào học.
Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, bà cụ nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: "Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!" Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: "Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!". Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy.
Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: "Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời".
Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.
Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô!
Bố dượng biết con gái khó xử, khuyên cô:
- Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào!
Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước gi.ường bệnh của bố:
- Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi!
Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ.
Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn th.ân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu.
Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh.
Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đổ bệnh liệt gi.ường, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em.
Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông.
Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: "Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em."
Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê.
Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng.
Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa.
Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé:
"Em, là một đóa hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi.
Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như họa, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả.
Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái Sơn...".
Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất.
Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là "Câu chuyện của chúng tôi" để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.
Nhưng cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang.
Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có.
Tôi là con ruột của gia đình này
Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu.
Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện.
Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ.
Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh.
Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình.
Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi:
- Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này.
Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt gi.ường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình.
Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt gi.ường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.
Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào.
Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường.
Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình.
Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói:
- Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi
Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái.
Mẹ Xuân Linh bỏ đi, nguồn kinh tế của gia đình lại mất hẳn chút hỗ trợ cuối cùng. Ông bà nội đều thở dài, bố dượng gạt nước mắt, các anh trai Xuân Linh cũng lo âu, cả nhà rơi vào tình trạng thấp thỏm bất an, buồn thảm. Những người làng an ủi cô bé:
- Ở đây cháu không có người thân, hay là cháu quay về nhà ông bà ở bên Phạm Trạch đi!
- Không, cháu không đi được, mẹ cháu bỏ đi rồi cháu không thể cũng bỏ đi nốt!
Xuân Linh nói với bố dượng:
- Bố ạ, mẹ con bỏ đi rồi, là mẹ con nhẫn tâm; nhưng con hứa con không bao giờ bỏ nhà đi, con sẽ ở lại đây cùng vượt qua hoạn nạn với mọi người, từ hôm nay con xin được là con đẻ của bố!
Năm đó, Xuân Linh mới 12 tuổi, đổi từ họ Thái sang họ Thẩm.
Làm đồng, việc nhà, chăm sóc người lớn, tất cả mọi việc Xuân Linh đều gánh vác, cô bé làm việc như một phụ nữ thực thụ trong một gia đình nông dân, thức dậy lúc mặt trời mọc, trời tối hẳn mới nghỉ ngơi, cẩn trọng tính toán từng món một trong gia đình để lo liệu qua ngày.
Xuân Linh biết, để gia cảnh đỡ khó, thì sức khỏe của bố phải tốt lên, cho nên vào những lúc nông nhàn, cô bé không quên chăm sóc chu đáo cho bố. Mùa hè năm 1996, thời tiết nóng bức, bệnh tình bố dượng cô nặng lên, Xuân Linh quyết định đưa bố lên nằm viện trên thành phố Tề Ninh.
Thu xếp xong việc nhà, cô kéo bố lên thành phố chữa bệnh. Đường đất 80 km, cô kéo xe hết đúng hai ngày một đêm. Khi đến nơi, chân cô đã lở ra, vai kéo sưng u lên một cục lớn.
Để tiết kiệm tiền, Xuân Linh đã ngủ trong nhà để xe đạp của bệnh viện, người trông xe tưởng cô là ăn mày, đã mấy lần xua cô ra ngoài. Xuân Linh đành kể hết sự tình, ông già trông xe cảm động quá, không chỉ cho cô mang chiếc xe kéo đặt vào tận bên trong nhà xe, còn kiếm cho cô một cái màn chống muỗi.
Dưới sự chăm sóc của con gái nhỏ, bệnh của bố dượng cô dần ổn định hơn, cô lại kéo bố về quê trên chiếc xe ấy.
Vừa về đến quê, là vào vụ thu hoạch lúa mạch, các anh đều đang ở trường, ông bà nội chỉ có thể giúp cô nấu cơm và bó những túm lúa, thế là hơn bảy mẫu đất lúa mạch đang chín, lại một mình Xuân Linh cắt. Để kịp thu hoạch, suốt mấy ngày liên tục cô bé ngủ lại ngoài ruộng lúa, mệt tới mức không chống đỡ nổi nữa thì nằm ngủ luôn trên lúa mạch, ngủ dậy lại cắt tiếp.
Vì quá lo lắng, lại vì lao lực, miệng Xuân Linh nở những mụn nước nhỏ, tay chân xước máu. Thật sự cô bé đã kiệt sức, còn lại hai mẫu lúa mạch nữa.
Đều là lương thực gia đình trông vào đó!
Cô bé bất lực đứng giữa ruộng lúa mạch khóc nức nở không thành tiếng, khóc tới mức hàng xóm chung quanh thấy thương hại quá, bèn tới năm tay mười tay giúp cô gặt nốt mảnh ruộng.
Đợt thu hoạch khó nhọc đó đổi lại được lương thực đủ ăn cho cả gia đình.
Anh thứ hai đã đỗ kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhờ kết quả đó, anh được tuyển vào trường đại học Đồng Tề ở tận Thượng Hải.
Cầm giấy báo nhập học của anh thứ hai, Xuân Linh chạy như bay về nhà quên hết mệt nhọc, nhảy lên vui sướng. Nhìn đứa em gái vừa bé vừa đen, người anh thứ ba là Thẩm Kiến Văn rớt nước mắt tủi thân vì thi trượt đại học.
Thẩm Kiến Văn buồn rầu nói:
- Anh xin lỗi, em đã vất vả vì cả gia đình, mà anh lại thi trượt!
Vừa nói anh ba vừa khóc. Xuân Linh hốt hoảng nắm lấy tay anh:
- Năm nay thi trượt thì năm sau thi tiếp, anh đừng nản chí như thế!
Thẩm Kiến Văn quyết định không thi đại học nữa, ở nhà kiếm sống giúp em gái. Xuân Linh không đồng tình:
- Em chịu vất vả cũng chỉ vì muốn các anh học lên đại học mà thôi! Anh thất bại là em cũng thất bại!
Ba nghìn Nhân dân tệ học phí là gánh nặng quá lớn với cả gia đình. Vào lúc bất lực ấy, Thẩm Xuân Linh nghĩ đến chuyện đi bán máu.
Lần thứ nhất đến nơi bán máu, vì quá nhỏ tuổi, bác sĩ không đồng ý!
Lần thứ hai, cô nói dối tuổi mình, cuối cùng được bán 200 ml máu. Cầm được 400 tệ tiền bán máu, nỗi buồn bã của cô vẫn không bớt đi. Vì 400 tệ so với 3.000 tệ thì còn quá ít ỏi. Như cốc nước hắt vào đống lửa, chả thấm vào đâu.
Ba ngày sau, cô quay trở lại trạm y tế. Lần này, nói kiểu gì bác sĩ cũng quyết không lấy máu của Xuân Linh. Quá lo lắng, cô đành quỳ xuống cầu xin bác sĩ, và kể cho ông biết lý do.
Bác sĩ trầm ngâm rất lâu, cuối cùng ông thở dài bảo:
- Thôi được, chỉ một lần này thôi nhé! Lần sau cháu đừng đến đây nữa, cháu còn quá nhỏ, cơ thể còn đang phải lớn nữa!
Ông bác sĩ chỉ rút một lượng máu rất nhỏ tượng trưng, rồi móc túi ra đưa cho cô 700 tệ, làm Xuân Linh vô cùng cảm động.
Về nhà, Xuân Linh đưa tiền cho bố dượng, bố vội hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế này, cô nói dối là đi vay người ta.
Bố cô cầm tay con xem xét, lại móc từ túi cô ra hai tờ giấy bán máu.
Cả nhà cô đều kinh hãi.
Nhưng số tiền đó còn lâu mới đủ được, dù chỉ một nửa học phí cho người anh.
Bố dượng cô quyết định bán đi một phần mảnh đất từ ngôi nhà cũ của họ, ông bà nội cũng bán ba cây dương vốn định dành gỗ để đóng quan tài cho ông bà sau này. Khi bố dượng không đồng ý bán ba cây dương, ông bà nói:
- Máu của Xuân Linh còn không tiếc, chúng tôi còn cần quan tài để làm gì nữa!
Dưới sự nỗ lực của toàn gia đình, tiền học cho anh hai, anh ba cuối cùng đã thu xếp xong. Để anh Thẩm Tiến Quân có thứ để lên trường, suốt mấy tối liền Xuân Linh thức khuya khâu vỏ chăn mới và giầy vải cho anh.
Vào lúc lên đường, Xuân Linh ra bến xe tiễn anh, cô nói:
- Anh ạ, nhà mình tuy nghèo, nhưng khảng khái, anh phải học cho ra học, anh đừng lo lắng chuyện ở nhà, cũng đừng tự khắc nghiệt với bản thân mình quá, anh cần tiền tiêu cứ viết thư về cho nhà nhé, em sẽ lo cho anh!
Thẩm Tiến Quân không nén được, ôm lấy đứa em nhỏ vào lòng, cảm động trào nước mắt.
Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em
Những người anh lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông.
Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay.
Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc.
Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi.
Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt gi.ường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản tiền như cô mong muốn.
Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhàn, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hòe, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thủy ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo.
Hàng ngày, sau bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn.
Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩa vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em.
Xuân Linh khuyên anh thế này:
- Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được.
Ngày anh tư lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai:
- Đây là 80 tệ, tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng.
Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng.
Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ tư đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm.
Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên gi.ường:
- Các con phải báo đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh.
Tình thân vĩnh viễn
Công việc nhà nông bận rộn, nhưng Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ để học tiếp Thạc sĩ.
Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ cao đẳng, được Học viện Đông y Sơn Đông nhận vào học.
Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, bà cụ nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: "Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!" Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: "Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!". Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy.
Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: "Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời".
Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.
Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô!
Bố dượng biết con gái khó xử, khuyên cô:
- Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào!
Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước gi.ường bệnh của bố:
- Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi!
Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ.
Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn th.ân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu.
Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh.
Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đổ bệnh liệt gi.ường, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em.
Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông.
Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: "Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em."
Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê.
Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng.
Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa.
Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé:
"Em, là một đóa hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi.
Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như họa, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả.
Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái Sơn...".
Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất.
Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là "Câu chuyện của chúng tôi" để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.